Chuyện máu thành sông

Chuyện máu thành sông

Thơ tự do của Đỗ Hoàng (Bài 14)
CHUYỆN SÔNG MÁU, NÚI XƯƠNG (*)
Mới vào lính,
Họ chưa biết đâu!
Con gái lớn lên buổi đầu xa mẹ.
Tôi xót xa nhìn những cô gái ngây thơ, trươi trẻ.
Ái ngại cuộc đời chinh chiến xâm lăng!
Họ ngủ êm lành đêm nay,
Họ có biết không?
Những miền rừng xa xôi đang há mồm chờ họ đến.
Những miền rừng của chúa sơn lâm và thần sốt rét.
Sẽ làm cho những thân thể kiện cường thành xanh tái, vàng rơ!
Họ có biết không?
Những vùng rừng họ đi qua.
Trăm năm hút hun đừng hòng mong ngày trở lại
Trăm năm quay cuồng chẳng nhìn đâu ra dáng mẹ!
Và anh mắt người trai từng thuở yêu đương!
Họ đã kinh hoàng chưa?
Hai chữ Trường Sơn!
Đã chôn vùi biết bao nhiêu thế hệ
Đã lấy mất biết bao nhiêu tuổi trẻ.
Những binh đoàn rủi số đi qua!
Rồi còn biết bao nhiêu điều cay đắng xót xa.
Trong bom đạn, người với người là thú dữ.
Trong bom đạn máu tim hồng thành máu quỷ.
Cái chết oán thù còn mang hận đến nghìn năm!
Kẻ nào dù có mệnh số may mắn hơn.
Được sống sót trở về sau vạn nghìn ngày chinh chiến,
Thì mẹ già quê hương không thể nào nhận diện
Con gái minh ngày xưa yêu kiều nay còm cõi ma tàn!
Tôi biết các cô gái dịu hiền, ngây thơ không suy nghĩ gì hơn
.
Khi cái bịp đã nâng lên thành chủ nghĩa.
Khi cái ác đã lên ngôi hoàng đế.
Khi cuộc đời bị ngự trị bất công!
Lần đầu tiên xa nhà
Chạm mặt với chiến tranh!
Thấy cảnh đạn bom, thấy máu đào rơi họ giật mình khủng khiếp
Thực trạng cuộc đời họ chưa hiểu hết.
Sẽ là mối hận nghìn thu!
Tôi bần thần nhìn những cô gái ngây thơ,
Con gái tuổi mộng mơ độ trăng tròn lẻ,
Con gái nhà quê buổi đầu xa mẹ.
Sẽ sống thế nào trong năm tháng chiến tranh?
Lòng riêng tôi như biển cả đau ngầm!
Khi nghĩ đến những vùng rừng đầy sọ người và xương cốt.
Những vùng rừng người ta không mong sống sót,
Để trở về nhìn sông nước quê nhà.
Họ sẽ đến những vùng rừng tử địa tha ma.
Con gái ngây thơ lỡ phải choàng áo lính,
Họ sẽ tận mắt nhìn chiến trận,
Như nhìn những cái chết hôm nay!
Hết lớp này lại lớp khác lên thay.
Chuyện máu thành sông,
Chuyện xương thành núi.
Không phải chuỵện hoang đường văn chương diệu vợi.
Mà chuyện cuộc đời, chuyện thật hôm nay!
Ôi con gái rộn ràng
Lứa tuổi đắm say.
Sẽ sống ra sao?
Người nào sống sót!
Riêng tôi
Tôi mong cho họ trở về được hết.
Để gặp lại mẹ hiền
Gặp lại quê hương.
Chứ sự thật thì
Sự thật…
Đừng nghĩ chuyện sông máu,
núi xương!
20 – 11 – 1973
Đ - H
(*) Rút trong tập thơ Tâm sự người lính - NXB Văn học 1996 - NXB Hội Nhà văn 2018 (tái bản)

Xem tiếp...

Mid-page advertisement

GỬI NGƯỜI TÌNH BÊN KIA ĐẠI DƯƠNG

  •   14/01/2025 03:36
  •   38
  •   0
Tôi biết chị Thương rục rịch chuẩn bị định cư ở Mĩ từ hai mươi năm trước. Con cái chị vượt biên từ những năm 80, qua Mĩ làm ăn được nên muốn đón cả nhà cùng sang. Ở Việt Nam chị chẳng còn người thân nào mà vướng bận nữa. Bố chị thì đã mất từ lâu, mẹ chị cũng qua đười sau giải phóng 1975 sau vài năm. Đà thành không phải quê hương bổn quán, chỉ là quê chồng, nhưng anh em, chú bác, con cháu họ cũng đã đi Mĩ từ trước giải phóng miền Nam. Ngoài quê cha, đất tổ chẳng còn ai nội thân, mấy người bà con, xa lắc, xa lơ gặp nhau vài lần rồi cơm ai nấy ăn, việc ai nấy mần, tàu xe cách trở nên tình cảm ứ nhạt dần, nhạt dần.

Chuyện máu thành sông

  •   30/04/2025 08:26
  •   2
  •   0
Thơ tự do của Đỗ Hoàng (Bài 14)
CHUYỆN SÔNG MÁU, NÚI XƯƠNG (*)
Mới vào lính,
Họ chưa biết đâu!
Con gái lớn lên buổi đầu xa mẹ.
Tôi xót xa nhìn những cô gái ngây thơ, trươi trẻ.
Ái ngại cuộc đời chinh chiến xâm lăng!
Họ ngủ êm lành đêm nay,
Họ có biết không?
Những miền rừng xa xôi đang há mồm chờ họ đến.
Những miền rừng của chúa sơn lâm và thần sốt rét.
Sẽ làm cho những thân thể kiện cường thành xanh tái, vàng rơ!
Họ có biết không?
Những vùng rừng họ đi qua.
Trăm năm hút hun đừng hòng mong ngày trở lại
Trăm năm quay cuồng chẳng nhìn đâu ra dáng mẹ!
Và anh mắt người trai từng thuở yêu đương!
Họ đã kinh hoàng chưa?
Hai chữ Trường Sơn!
Đã chôn vùi biết bao nhiêu thế hệ
Đã lấy mất biết bao nhiêu tuổi trẻ.
Những binh đoàn rủi số đi qua!
Rồi còn biết bao nhiêu điều cay đắng xót xa.
Trong bom đạn, người với người là thú dữ.
Trong bom đạn máu tim hồng thành máu quỷ.
Cái chết oán thù còn mang hận đến nghìn năm!
Kẻ nào dù có mệnh số may mắn hơn.
Được sống sót trở về sau vạn nghìn ngày chinh chiến,
Thì mẹ già quê hương không thể nào nhận diện
Con gái minh ngày xưa yêu kiều nay còm cõi ma tàn!
Tôi biết các cô gái dịu hiền, ngây thơ không suy nghĩ gì hơn
.
Khi cái bịp đã nâng lên thành chủ nghĩa.
Khi cái ác đã lên ngôi hoàng đế.
Khi cuộc đời bị ngự trị bất công!
Lần đầu tiên xa nhà
Chạm mặt với chiến tranh!
Thấy cảnh đạn bom, thấy máu đào rơi họ giật mình khủng khiếp
Thực trạng cuộc đời họ chưa hiểu hết.
Sẽ là mối hận nghìn thu!
Tôi bần thần nhìn những cô gái ngây thơ,
Con gái tuổi mộng mơ độ trăng tròn lẻ,
Con gái nhà quê buổi đầu xa mẹ.
Sẽ sống thế nào trong năm tháng chiến tranh?
Lòng riêng tôi như biển cả đau ngầm!
Khi nghĩ đến những vùng rừng đầy sọ người và xương cốt.
Những vùng rừng người ta không mong sống sót,
Để trở về nhìn sông nước quê nhà.
Họ sẽ đến những vùng rừng tử địa tha ma.
Con gái ngây thơ lỡ phải choàng áo lính,
Họ sẽ tận mắt nhìn chiến trận,
Như nhìn những cái chết hôm nay!
Hết lớp này lại lớp khác lên thay.
Chuyện máu thành sông,
Chuyện xương thành núi.
Không phải chuỵện hoang đường văn chương diệu vợi.
Mà chuyện cuộc đời, chuyện thật hôm nay!
Ôi con gái rộn ràng
Lứa tuổi đắm say.
Sẽ sống ra sao?
Người nào sống sót!
Riêng tôi
Tôi mong cho họ trở về được hết.
Để gặp lại mẹ hiền
Gặp lại quê hương.
Chứ sự thật thì
Sự thật…
Đừng nghĩ chuyện sông máu,
núi xương!
20 – 11 – 1973
Đ - H
(*) Rút trong tập thơ Tâm sự người lính - NXB Văn học 1996 - NXB Hội Nhà văn 2018 (tái bản)

27vTREEN TRÙM SÒ THI TẶC...

  •   29/04/2025 05:31
  •   3
  •   0
27 TÊN TRÙM THI TẶC - GIẶC THƠ
Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ
Thứ sáu - 17/09/2021 04:51
Dịcn sang thơ Việt:
,,Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ là nỗi đau bậc nhất của nhân loại trong sáng tạo thơ ca,,
,Nhà thơ Triệu Lam Châu,
CÕI LẶNG
Cõi lặng, anh soi thật mình
Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.
Cõi lặng, không tiếng nào rơi,
Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ
Dịcn sang thơ Việt:
,,Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ là nỗi đau bậc nhất của nhân loại trong sáng tạo thơ ca,,
,Nhà thơ Triệu Lam Châu,
CÕI LẶNG
Cõi lặng, anh soi thật mình
Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.
Cõi lặng, không tiếng nào rơi,
Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
Yêu người tha thiết, thiêng liêng,
Nguyện cùng sống chết, đảo điên vì người!
Cõi lặng, ghềnh thác vượt rồi,
Đến miền trong sạch, tuyệt vời xanh trong!
Đỗ Hoàng dịch
Hà Nội ngày 29 -1 – 2012
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản
ANH ĐỢI (*)
Đến sớm một ngày
Vượt trước thôi đường
Cao hơn thói thường
Anh đợi
Đánh đổ một đời
Cuối đất cùng trời
Anh đợi
Anh tìm em
Từ cõi hư vô
Đến phiên chợ trời
Âm dương xanh thẳm
Thương nhớ bồi hồi
Anh đợi
Vứt hết sách vở
Hai tay bụi trần
Núi cao anh trèo
Sông sâu anh lội
Anh đi tìm em
Mây chiều bạc tóc
Thương nhớ lao lung
Một thời trận mạc
Một thời cấy trồng
Anh là hạt thóc
Em là cánh đồng
Gieo bao thương nhớ
Vẫn còn mênh mông
Còn chăng điều tốt
Trong cuộc đời này?
Còn bao nông mặn
Em dành hai ta?
Ngàn năm, trăm năm
Anh mong, anh đợi
Một ngày xuôi tay
Đường xa để lại
Anh còn ngoái lại
Những lời hôm qua:
Anh đợi!
Ngày 27 – 9 -2006
Nhà thơ Vũ Quần Phương có bài Đợi
“Anh đứng một giờ
Đất lạ thành quen”
Một sự phát giác từ hiện thực, rất hay, ai cũng biết nhưng không ai nói được. Bài Anh đợi của Nguyễn Khoa Điềm vô duyên hết chỗ nói. Nó vừa quê, vừa cổ lỗ sỉ, không có phát hiện gì mới, lại dưới cả vè thì đọc giả làm sao chấp nhập được?
Đỗ Hoàng Tạm dịch qua vè truyền thống người Việt:
VÈ ANH ĐỢI
Vè vẻ, vè ve
Nghe vè anh đợi.
Đến sớm một ngày
Không thì trời tối.
Vượt trước thôi đường
Cao hơn thói thường
Anh chờ, anh đợi
Anh tìm, tìm em
Từ cõi hư vô
Đến phiên chợ trời
Âm dương sáng tối
Thương nhớ bồi hồi
Anh chờ, anh đợi.
Vở sách trôi nổi
Hai tay bụi trần
Núi cao anh lần
Sông sâu anh lội
Anh đi tìm em
Mây chiều tóc rối
Thương nhớ lao lung
Chiến trường lạc lối
Một thời cấy trồng
Anh hạt thóc thối
Em là cánh đồng
Gieo bao thương nhớ
Vẫn còn mênh mông!
Còn chăng điều tốt,
Trong cuốc đời này?
Còn bao nồng mặn
Dành ta, ai hay?
Ngàn năm, ngàn năm
Anh mong, anh đợi
Một ngày xuôi tay.
Đường xa để lại
Anh ngoái lần này,
Những lời hôm qua!
Vẫn còn chói lọi!
Hà Nội ngày 29 – 1 - 2012
Ngyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
NGỒI VỚI CÂY LONG NÃO NHÀ BẠN
Ngồi với tôi mỏi mê
Anh quay vào bếp
Xong nồi lục đục
Mỗi âm thanh dễ nhận ra
Củi – diêm - nước mắm
Và những gì gian khó
Không âm thanh
Tôi một mình
Một nình với cây long não
Cây long não già mà lá trẻ
Như ta giữa cuộc đời này
Cây long não lặng im
Cây long não trịu trần
Năm tháng bên nhau
Nhận lấy phấn bụi bặm
Trả ta hương lành
Và một chút gì sâu xa
Không rõ nữa nữa
Bây giờ cây tiếp chuyện tôi
Gác một chân lên hè phố
Chúng tôi nói về anh
Những trang chứa biết đến của một người cầm bút...
Bên cầu Phủ Cam, tháng 5 năm 1982
Đỗ Hoàng dịch:
VỚI BẠN
Ngồi với tôi mải mê
Anh lại quay vào bếp
Tiếng song nồi, nhôm thép
Âm thanh dễ nhận ra
Nước mắm, muối, diêm, cà...
Vì những gì gian khó
Chắng có một âm thanh!
Còn tôi chỉ một mình
Một mình với long não
Long não già lá trẻ
Như ta cuộc đời này.
Cây long não lặng im
Một thân hình trần trụi
Năm tháng ta bên nhau
Nhận lấy phần bậm bụi
Trả cho ta hương lành
Chút sâu xa vời vợi
Mà không còn rõ nữa.
Bây giờ cây tiếp tôi
Gác chân lên hè phố
Chúng tôi nói về anh
Trang sách còn viết dở!...
Hà Nội ngày 29- 1 – 2012
Nhà thơ Đỗ Hoàng
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
HOA QUỲ VÀNG
Thông đã mọc nghìn năm
Thành phố trăm năm
Anh đến một ngaỲ
Đà Lạt trẻ
Mà anh thì quá tuổi
Hoa quỳ vàng
Lặng im bên cửa
Hoa quỳ vàng
Ái ngại
Nở chờ anh
Đã sang thu?
Là hạ?
Vẫn là đông?
Không cao thấp
Sao chập chùng
Ẩn hiện
Hoa quỳ vàng
Nghiêng nghiêng
Cánh mỏng
Hồn cao nguyên
Nương náu đến bao dung
Em thanh xuân
Anh quá đỗi
Ngại ngùng với sương gió
Đượm buồm từng tấc cỏ
Đà Lạt
Anh có gì
Để nhớ
Sao âm thầm lưu luyến
Tôi muôn xưa
Hoa quỳ vàng
Em chợt đến
Sau mưa
Để chợt héo
Trước ngày đông
Tháng giá
Anh chợt đến
Và chợt về
Xa lạ
Chợt trăm năm
Một khoảnh khắc
Giao mùa
Hoa quỳ vàng
Hoa quỳ nở
Như mưa.
Ngày 22 .1. 1993
Nhận xét:
Một ông trên 70 tuổi mang danh nhà thơ, giữ trọng trách quốc gia mà viết như thế này thì hoạ là điên loạn.
Dịch dễ hiểu:
HOA QUỲ VÀNG
Thông đã nghìn năm
Phố thị trăm năm
Anh đến một ngày
Ơi! Đà Lạt trẻ.
Anh thì quá thể
Mà hoa quỳ vàng
Lặng im bên cửa
Là hoa quỳ vàng
Chút gì ái ngại
Nở chờ anh sang!
Là đã tới thu?
Hay là đang hạ?
Hay vẫn là đông
Mịt mùng sương giá.
Không cao, không thấp
Mà sao vẫn chập chùng!
Mờ mờ ẩn hiện
Ơi, hoa quỳ vàng
Nghiêng nghiêng cánh mỏng
Hớp hồm cao nguyên
Chút gì nương náu
Bao dung nhân duyên!
Em mãi thanh xuân
Anh thì quá đỗi
Ngại ngùng sương núi
Tấc có đượm buồm
Đà Lạt tơ vương.
Anh có gì nhớ
Mà sao âm thầm
Mà sao lưu luyến
Tới buồn muôn xưa!
Hà Nội ngày 29 – 1- 2012
Nguồn : Đỗ Hoàng's Blog

Thư Phan Nhật Nam gửi...

  •   28/04/2025 22:25
  •   3
  •   0
Đỗ Hoàng
Phóng tác thư Hữu Thính gửi Phan Nhật Nam và thư từ chối Phân Nhật Nam gửi Hữu Thỉnh
PHONG TÁC THƯ ĐIỆN TÍN HỮU THỈNH MỜI PHAN NHẬT NAM VỀ DỰ HÒA HỢP DÂN TỘC
Xin gửi tiên sinh điện tính này.
Nước nhà tổ chức nối vòng tay.
Anh Kha gặp bác bia nghiêng ngả,
Mỗ Thỉnh thấy hình tửu ngất ngây!
Đỏ lửa mùa hè tôi đọc biết, (*)
Trường ca tới biển bác xem hay! (**)
Hận thù quá khứ ta găm lại
Đại diện Đáng, Đoàn hân hạnh thay!
Hà Nội ngày 20 – 9 – 2017
Đ - H
(*) Mùa hè đỏ lửa ký Phan Nhật Nam
(**) Trường ca Biển thơ Hữu Thỉnh
Đỗ Hoàng
PHÓNG TÁC THƯ TỪ CHỐI CỦA PHAN NHẬT NAM
Trước hết là tôi từ chối bay!
Gửi về quốc nội để ông hay.
Một trăm năm cộng dân tan tác,
Hai thế kỷ ma đảng đọa đày!
Mồ mả quê nhà tàn tán tác,
Thân già hải ngoại còm còm cay!
Bao giờ cộng sản không còn nữa
Khỏi khiến chúng tôi sẽ đến ngay!
Hà Nội 20 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
BÀY CHỌI GÀ MẠT KẾ MOI TIỀN CHÙA
Chúng trói gà nhà khóa cẳng tay
Mời gà rừng tới đá lăn quay!
Phổng phao mái bự xiên bơ rán,
Núc níc trống cồ xé thịt phay!
Huyết đổ nghìn đời, sông suối nghẽn,
Xương phơi vạn thuở, núi đồi lay!
Chọi gà trò cũ moi hào mới
Cách kiếm tiền chùa mạt kiếp thay!
Hà Nội 30 – 9 – 2017
Đ - H

VănNhà thơ Triệu Lam Châu gửi nhà thơ Đỗ Hoàng (*)

Hơn một năm trước, tôi có đọc dịch thơ Việt ra thơ Việt của anh.đăng trên tạp chí Nầ văn thòi anh Nguyễn Trác làm Tổng biên tập

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay375
  • Tháng hiện tại841
  • Tổng lượt truy cập18,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi