THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIỆT NAM (tiếp theo)
Đỗ Hoàng
Nhân loai cũng không bỏ làm thơ có vần, có nhịp điệp, cũng không cầm làm thơ không vần, không nhịp điệu! Tùy bản săc dân tôc, tùy từng thời điêm và nhận thức của con người, thơ nào nhân đân nhớ thì chúng ta phát huy! Thời dại đang sống thấy loại hình nào tốt, nhân dân đều yêu chuộng. Thơ không vần mà là thơ là món quà quý cho nhân loại, nó không phải là thơ thì là con quỷ dữ!
Đã nhiều lần tôi viết trên mạng “vô lối” – thi tặc tàn phá nền văn chương Việt. Cả nước có hàng triệu người viết. Viết thì không sao, nhưng các tố công quyền , tư quyến tung hê, lăng xê điển hình như Hội Nhà văn Việt Nam hàng năm luôn trao giải cho các tác giả làm thơ “vô lối’- thi tặc. Năm 1993 tặng giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiêu; năm 2010 -2012 trao giải cho các giả: Mai Văn Phấn- Bầu trời không mái che; Từ Quôc Hoài – Sóng và khoảng lặng; Mã Giang Lân, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương. Trước đó Phú Trạm Inasara, Hoàng Vũ Thuật, con gái Hoàng Hưng… nhiều nhiều lắm! Tư nhân Văn đoàn Độc lâp: Thơ Hoàng Hưng, “Những con chuột chết” của Thái Hạo…
Thanh Tâm Tuyền (đã có chuyên luận riêng) một thi tặc ở Việt Nam Cộng Hòa được cả phe thắng, phe thua tâng bốc. Ông náy kiến thức rất ốm yếu, viết những câu vô học: “Sự em đến cần thiết như những sớm mai”. Cụ Nguyễn Đình Chiều thời Han học hưng thịnh viêt: “Việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn làm quen.” Viết như Thanh Tâm Tuyền ma nào nó ngửi! “Sự cày, sự bừa, sự cấy tay vốn lầm quen:!
“Sự em đến cần thiết như những sớm mai
Cho anh trở dậy đọc Nguyễn Du Việc em đến những sơm mai
Chuyển ra thơ Việt: “Việc em đên những sớm mai
Cho anh thức dậy đọc tài Nguyễn Du”
Đọc vừa dễ hiểu, vừa lược bỏ từ Hán Việt.
Thanh Tâm Tuyền :” Em bao giờ là thiên nhiên?”. Con người là một phần của thiên nhiên sao lại viết ngớ ngẩn vô học đến thế!
Thanh Tâm Tuyền tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13 (có nơi ghi 15) tháng 3 năm 1936, tại Vinh, Nghệ An. Trong bài Thơ mừng năm tuổi, làm năm Nhâm Tý 1972, ông đã kể chi tiết tiểu sử. Từ 1952, ông đã đi dạy học, trường Minh Tân, Hà Đông và có truyện đăng báo Thanh Niên, Hà Nội.
Sau đó, 1954 vào Nam hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội di cư, cùng với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, cùng chủ trương nguyệt san Lửa Việt.
Tại Sài Gòn, 1955, ông viết cho các tuần báo Dân Chủ, Người Việt và nổi tiếng từ những tác phẩm đầu tay, tập thơ Tôi Không còn Cô Độc, 1956, và truyện Bếp lửa, 1957. Thời điểm này, ông tích cực tham gia biên tập báo Sáng tạo (1956-1960) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào “nhóm” Sáng Tạo, có ảnh hưởng lớn trên văn học Miền Nam suốt một thập niên.
Năm1962, bị động viên vào trường Sĩ quan Thủ Đức, được giải ngũ, rồi tái ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn hoá,và làm báo quân đội, “tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch” (1972), cấp bực cuối cùng là Đại uý. Sau 1975, bị bắt đi học tập, trong 7 năm, tại trại Long Giao (Long Khánh) và nhiều trại cải tạo Miền Bắc. Cuối cùng sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1990. Ông qua đời vì ung thư phổi, tại nơi cư ngụ.
Thanh Tâm Tuyền thèm quyền lực: “Đêm nay anh là vua
Em là hoàng hậu”
“Đời người, vô cùng rồi cũng đến vậy thôi.
Vô cùng Thanh Tâm Tuyền.
Thanh. Tâm. Tuyền.
Thanh Tâm
Tuyền.”
Dịch thơ Việt ra thơ Việt:
Nguyên văn:
CỎ
Tác giả: Thanh Tâm Tuyền
Em bao giờ là thiên nhiên
anh cuối đầu xuống ngực
giòng mưa sắc lá
đau môi
Cỏ của hoa và hoa của cỏ
những ngón tay những ngón chân những nụ cười
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín
cho thơm đường hôm nay đến sớm mai
hôn từ ngày dài tội lỗi
chưa quên
Gai trắng con ngươi mở mù lòa
hơi đất nằm trong tóc
thèm muốn mỗi hàm răng
từng móng vuốt
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
sống sót
cỏ ơi cỏ kết thành lời
dàn nhạc huy hoàng
cô đơn
Giấc vụng về
tia nhọn sáng
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
những ngực thương nhau
không áo
vì cỏ dại rối bời
Chúng ta ôm thời gian trong suốt
chẳng phân vân
như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ
như lá cây thầm ngã phủ vai trần
như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng
BÌNH GIẢNG
Hồi miền Nam tạm bị chiếm có hai tác giả Vô lối là Thanh Tâm Tuyền và Lê Văn Ngăn. Thanh Tâm Tuyền cón có làm thơ Việt, Lê Văn Ngăn toàn tòng Vô lối. Hai tác giả đã chết. Tuyền chết bên Mỹ, Ngăn chết trong nước. Ngăn sau giải phong miền Nam theo phe ta vào được Đảng Cộng sản Việt Nam. Vô lối của Thanh Tâm Tuyền thì dở hơi, cụt lủn, như bị thần kinh, Vô lối của Ngăn dài dòng văn tự, dây cà ra dây muốn lòng thòng xu thời báo công với Cách mạng không có ý nghĩa gì! Thua xa hàng vạn dặm các bản dịch nghĩa thơ nước ngoài!
Nhiều người cho rằng Thanh Tâm Tuyền có học vấn cao, đọc nguyên bản tiêng Anh, tiếng Pháp, điều ấy có thể đúng với những người ở bên kia chiến tuyến (Việt Nam Cộng Hòa).. Tuyền dạy sơ học nên kiên thức có là do tự học chứ không phải được đào tạo bài bản. Học rất quan trọng, nhưng mới một phần, cái gì đáng học. Các nhà thơ tiền chiến chư Pháp giỏi đên mức thừa chữ chưởi bọn Tây nhưng các Cụ học đúng nghề. Huy Cận, Xuân Diệu đều đăng ký học thêm ngoại ngữ là tiếng Việt, học tiếng Việt phải học Hán Nôm nên chữ nghia trong thơ các Cụ trong sáng tiếng Việt đến giờ. Thanh Tâm Tuyên câu văn tràn lan Hán tự, câu văn dai lòng thong, câu này vắt qua câu khác :
« Tôi đứng nhìn mưa bên sông, mưa nửa dòng nước. Ôi nếu được ngủ dưới mái tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu mùa ấm phổi hơn một hơi thuốc lá.
Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em chân đất. Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện xe buýt ánh đèn ngã tư. Tôi can đảm như thế. Con đường vào làng men chân đê hoa cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những người sắp gặp. Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không vướng víu anh thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một…. » (Mưa – Tôi không cô đọc) hay ‘Chiều trên phi trường anh bỗng nhớ em, nhớ
chuyến đi xa ước hẹn. Đây mùa xuân không
đến, những đám cỏ hèn bên diện tích xi măng
khô, bánh thép lăn nhanh thành chấn động cuồng
điên, sự đổ vỡ của vô vàn ảo vọng, thuyền
không gian chở người đến mùa đông tuyết giá
đang già, anh ngồi lặng nhìn anh ở lại.
(Chiều trên phi trường)
Để giúp bạn đọc hiểu thêm đám Vô lối, tôi sẽ lần lượt phân tích, bình giảng các tác giả Vô lối được trích dẫn. Đầu tiên là bài Cỏ của Thanh Tâm Tuyền. Trước đây tạp chí thơ đã lăng xê Thanh Tâm Tuyền in một chùm thơ hẳn hoi. Vừa rôi tạp chí Nhầ văn & Tác phẩm cũng in thơ Tuyền và một bình luận khá dài. Tôi đã dịch ra thơ Việt của Tuyên và một bài phản biện tạp chí Nhà văn & Tác phẩm. Có là một loại bài đặt trưng cho lối viết dở hơi của Thanh Tâm Tuyền.
Mở đầu bài Cỏ là một câu rất ngớ ngẩn, vớ vẩn:
“Em bao giờ là thiên nhiên”
Em là con người, con người là một phần của thiên nhiên, sao còn nói một cách vô nghĩa, ngớ ngẩn như vậy!
Thiên nhiên đã được định nghĩa: “Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiên, thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. "Tự nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ. Nghiên cứu về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Dù cho con người hiển nhiên là một phần của tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người thường được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện tượng tự nhiên.(Theo từ điên Wikipedia)
Em đã là thiên nhiên. Em to lớn như vậy, anh cúi đầu xuống ngực, làm sao được.Phóng đại em thành kẻ khổng lồ khủng long thế thì mần ăn chi được!
Câu tiếp là câu lại vô nghĩa, ngớ ngẩn, hâm hấp:
“giòng mưa sắc lá
đau môi”
Ba câu tiếp theo cũng vô thưởng, vô phạt, thừa chữ, thừa lời:
“Cỏ của hoa và hoa của cỏ
những ngón tay những ngón chân những nụ cười
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín “
Thơ phải kiệm lời, tùy hoàn cảnh nhấn mạnh, còn ở đây có gì mà dùng đến ba chữ “những”
Tiếp theo cả một đoạn hôn hít, điên dại, tính dục bẩn thỉu, rời rạc, không có một ngữ nghĩa gì: Bon thi tặc – vô lối đứa nào ngoài đời thực đã dâm loạn mà trong thơ ca dâm dật không tưởng nổi !
“hôn từ ngày dài tội lỗi
chưa quên
Gai trắng con ngươi mở mù lòa
hơi đất nằm trong tóc
thèm muốn mỗi hàm răng
từng móng vuốt
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
sống sót “
Nối theo đoạn này cũng là một đoạn vô bổ, cũng đầy dục tính bẩn thỉu, rời rạc, tắt tỵ, đánh đố, còn thua ông nói gà, bà nói vịt. Ngỡ như Thanh Tâm Tuyên ddang từ trong trại tâm thần Trâu Quỳ đi ra! Nào “ Cỏ ơi, cỏ kết thành lời”, “thèm muốn mỗi hàm răng”, “giàn nhạc huy hoàng”, “cô đơn” đến “những ngực thương nhau/ không áo”…:
“dàn nhạc huy hoàng
cô đơn
Giấc vụng về
tia nhọn sáng
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
những ngực thương nhau
không áo
vì cỏ dại rối bời “
Đoạn kết cũng tù mù, uốn éo, vô nghĩa “ôm thời gian trong suốt chẳng phân vân” sao còn so sánh như”, sáo rỗng “ huy hoàng”, “những ngực thương nhau” “ như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ”?.
Ngoài việc triệt tiêu trăm phần trăm vần, điệu Vô lối của Thanh Tâm Tuyền có cả bài Cỏ này là một kiểu viết quái thai không chấp nhận được trong cõi Việt.
Nhiều người cho rằng Thanh Tâm Tuyền có học vấn cao, đọc nguyên bản tiêng Anh, tiếng Pháp, điều ấy có thể đúng với những người ở bên kia chiến tuyến (Việt Nam Cộng Hòa).. Tuyền dạy sơ học nên kiên thức có là do tự học chứ không phải được đào tạo bài bản. Học rất quan trọng, nhưng mới một phần, cái gì đáng học. Các nhà thơ tiền chiến chư Pháp giỏi đên mức thừa chữ chưởi bọn Tây nhưng các Cụ học đúng nghề. Huy Cận, Xuân Diệu đều đăng ký học thêm ngoại ngữ là tiếng Việt, học tiếng Việt phải học Hán Nôm nên chữ nghia trong thơ các Cụ trong sáng tiếng Việt đến giờ. Thanh Tâm Tuyên câu văn tràn lan Hán tự, câu văn dai lòng thòng, câu này vắt qua câu khác :
« Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy
bởi vì người vào trong đất đai của tôi
người hoàn toàn tự do
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục
nếu người muốn nhập lãnh thổ
người hoàn toàn tự do
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
(Ở đây tôi là vị Hoàng đế)
Tật nói chữ « dao to búa lớn », rỗng tuếc…
đại lộ bờ cây hoang lạnh
những cửa hàng kín bưng
anh không nhìn thấy chân trời
thành trì oán hờn đứng lên ngang dọc
anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương
giam hòa bình trong trại tập trung địa ngục
công trình hủy diệt kiên cố nghênh ngang
rồi đường phố rẫy đầy vách tường gạch ngói
lối cụt gài bẫy quanh mình
một chút ánh sáng một chút chân trời
cho những người tù nô đày đọa
(Mắt biêc)
Tiếng Việt viết thơ triệt tiêu vần điệu cũng được, nhiều nhà học cách này, có nhiều người có bài thành công. Nhưng triệt tiêu vần điệu đưa từ sáo rỗng, viêt ngu ngơ là phá hoại thơ tiếng Việt. Thanh Tâm Tuyên là một gã như thế. Người đương thời nói gã điềm đạm, khiêm tôn nhưng gã cung loại tráo lừa, giả dôi. Những người bên kia chiễn tuyến khi về vơi Cách mạng đều nói tôi không dính líu Mỹ nguy, tôi có cầm sung nhưng cả đơi không bắn một viên đạn nào ! Học Tây không ra Tay, học Tàu không ra Tàu, viết thơ Viêt thành quỷ ba đầu sáu tay. Tồi tệ hơn bài thơ dịch tiếng Anh :
Song of Myself - Walt Whitman
I celebrate myself, and sing myself,
And what I assume you shall assume,
For every atom belonging to me as good belongs to you.
I loafe and invite my soul,
I lean and loafe at my ease observing a spear of summer grass.
My tongue, every atom of my blood, form’d from this soil, this air,
Born here of parents born here from parents the same, and their parents the same,
I, now thirty-seven years old in perfect health begin,
Hoping to cease not till death.
Creeds and schools in abeyance,
Retiring back a while sufficed at what they are, but never forgotten,
I harbor for good or bad, I permit to speak at every hazard,
Nature without check with original energy.
Đỗ Hoàng dịch - Bài hát chính tôi - Walt Whitman
Tôi ca ngợi mình, tôi hát về tôi
Tôi nhận về các vị tự nhận về mình như tôi.
Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về các ngài..
Tôi là người tha phương, tôi gọi hồn tôi về
Tôi, không nghề nghiệp, cúi nhìn hoa cỏ mùa hè.
Lưỡi tôi, mỗi nguyên tử trong máu tôi là từ đất đai, từ không khí
Tôi cùng cha mẹ sinh ra ở đây
Năm nay tôi 37, cái tuổi đang rực lửa
Ước mong mãi mãi cho đến ngày tôi nằm xuống
Những giáo điều và những trường học sẽ trống không
Tạm quay lại một thời gian, chúng tốt đẹp ở nơi cần, chẳng sợ ai quên
Tôi ấp ủ trong thiên nhiên như vốn có, thừa nhận mọi nơi, mọi lúc
Nói hết mọi điều với sức lực năng lượng buổi đầu tiên!
(còn nữa)
Bọn thơ vô lối Việt Nam là bọn học hành ấm ớ, gian xảo, lèo lá, ba que xó lá