Phu đường

Phu đường

築路夫
餐風浴雨未曾休,
慘淡經營築路夫。
車馬行人來往者,
幾人感謝你功勞。


Trúc lộ phu
Xan phong dục vũ vị tằng hưu,
“Thảm đạm kinh doanh[1]” trúc lộ phu;
Xa mã hành nhân lai vãng giả,
Kỷ nhân cảm tạ nhĩ công lao?
Dịch nghĩa
Dãi gió dầm mưa chưa từng lúc nghỉ,
Người phu làm đường tận tuỵ với công việc;
Ngựa xe và khách bộ hành qua lại,
Mấy ai biết cảm tạ công lao của anh?
Chú thích:
[1]
Một thành ngữ Trung Quốc, ý nói dốc sức, mưu toan, tận tuỵ với công việc.
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Một đời dãi gió với dầm sương.
Tận tụy tận tâm kiếp phu đường.
Ngựa xe, hành khách, người qua lại
Biết có ai người chút cảm thương?

Xem tiếp...

Mid-page advertisement

Gửi người tinh...

  •   15/07/2025 12:08
  •   1
  •   0
GỬI NGƯỜI TÌNH BÊN KIA ĐẠI DƯƠNG

Tiểu thuyêt của Đỗ Hoàng

Nhả xuất nả Phụ nữ năm 2009

( Trích)

CHƯƠNG I

Phần I

Tôi biết chị Thương rục rịch chuẩn bị định cư ở Mĩ từ hai mươi năm trước. Con cái chị vượt biên từ những năm 80, qua Mĩ làm ăn được nên muốn đón cả nhà cùng sang. Ở Việt Nam chị chẳng còn người thân nào mà vướng bận nữa. Bố chị thì đã mất từ lâu, mẹ chị cũng qua đười sau giải phóng 1975 sau vài năm. Đà thành không phải quê hương bổn quán, chỉ là quê chồng, nhưng anh em, chú bác, con cháu họ cũng đã đi Mĩ từ trước giải phóng miền Nam. Ngoài quê cha, đất tổ chẳng còn ai nội thân, mấy người bà con, xa lắc, xa lơ gặp nhau vài lần rồi cơm ai nấy ăn, việc ai nấy mần, tàu xe cách trở nên tình cảm ứ nhạt dần, nhạt dần.

Tôi chỉ đồng hương nhưng người dâng nước lã. Chị chần chừ như thế vì một chút tình quê mà thôi. Chị đi nữa coi như cõi Việt này chẳng những con chị không bao giờ trở lại mà chị cũng chẳng bao có cơ may hồi hương! Nhưng chị không thể không đi. Đà Thành là quê hương thứ hai của chị, nơi chị đổ mồ hôi, sôi nước mắt tạo dựng nên cơ nghiệp nhưng đã thành xa lạ khi tất cả người thân người thân tìm đến những phương trời xa lạ. Chị ở lại đất Việt như thế cũng đã lâu rồi.

Đứa con sinh sau giải phóng năm 1975 cũng đã gần 30 tuổi. Mấy đứa kia thì con đàn, cháu lũ

Biết chị sẽ có ngày ra đi, thế mà hôm nay chị đi thật! Sự thật vậy, mà tôi vẫn bất ngờ, vẫn choáng vàng. Một nỗi hoang trống lạ lẫm xâm chiếm lòng tôi.

Buồn, thật buồn!

Người làng tôi cứ bỏ xứ ra đi lần lượt. Mỗi người đi khuât như gọt máu rơi ra khỏi cơ thể đất mẹ! hức nhối và cảm buồn.Cái buồn đến trống trơ, hoang lạnh mà tôi là người đồng cảm với người bỏ sứ ra đi!
Thời trước bà con đi Thái, đi Lào… khuyết mất nửa làng. Người làng tôi ra đi đầu tiên ở Đà thành là chuẩn tướng Phạm Duy Tật. Tật đi lính khố đỏ thời Pháp lên tướng thơi Ngụy . Những ngày vỹ tuyến 17 ngăn đôi đất nước, Tật có bay ra kêu gọi dân làng hảy hướng về Quốc gia và hứa sẽ làm cho dân làng sung sướng. Những anh nông dân ngây thơ muôn đời tin tưởng thánh thần quên cả cày ruộng vòng vọng ngóng vào lời hảo huyền của Tật. Cái nhà rường năm lồng, năm gian, tường gạch tát vôi, mái ngói chạm trổ công phu đã chia đã chia cho cố nông trong thời cải cách ruộng đất, chỉ chừa một gian bếp cho bà con của Tật thờ cúng tổ tiên. Làng tôi rất lạ, người đi theo cách mạng, hay theo ngụy mà nên tướng cũng tự hào. Làm nên tướng bên cách mạng thì quá kiêu hãnh, nhưng làm tướng bên ngụy cũng coi là kẻ giỏi. Các cụ bô lão vuốt râu: “Không tài sao làm tướng người ta được”. Phe chính có kẻ ta, phe tà có kẻ chinh!

(còn nữa)

Nguj trung nhật ký (trích)

  •   15/07/2025 12:02
  •   1
  •   0
睡不著
一更二更又三更,
輾轉徘徊睡不成。
四五更時才合眼,
夢魂環繞五尖星。
Thuỵ bất trước
Nhất canh, nhị canh, hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
Dịch nghĩa
Canh một, canh hai, lại canh ba,
Trằn trọc băn khoăn không ngủ được
Canh tư, canh năm vừa chợp mắt,
Hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh.
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Canh một, canh hai lại canh ba.
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng tà.
Canh bốn, canh năm vừa chớp mắt.
Sao vàng năm cánh hiện hình hoa!

Phu đường

  •   15/07/2025 16:37
  •   0
  •   0
築路夫
餐風浴雨未曾休,
慘淡經營築路夫。
車馬行人來往者,
幾人感謝你功勞。


Trúc lộ phu
Xan phong dục vũ vị tằng hưu,
“Thảm đạm kinh doanh[1]” trúc lộ phu;
Xa mã hành nhân lai vãng giả,
Kỷ nhân cảm tạ nhĩ công lao?
Dịch nghĩa
Dãi gió dầm mưa chưa từng lúc nghỉ,
Người phu làm đường tận tuỵ với công việc;
Ngựa xe và khách bộ hành qua lại,
Mấy ai biết cảm tạ công lao của anh?
Chú thích:
[1]
Một thành ngữ Trung Quốc, ý nói dốc sức, mưu toan, tận tuỵ với công việc.
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Một đời dãi gió với dầm sương.
Tận tụy tận tâm kiếp phu đường.
Ngựa xe, hành khách, người qua lại
Biết có ai người chút cảm thương?

Vịnh Đỗ Chu

  •   11/07/2025 21:38
  •   3
  •   0
Vịnh Đỗ Chu
Vịnh Đỗ Chu
Thứ năm - 31/12/2015 12:31
Ltg: Văn xuôi Đỗ Chu uyển chuyển, chữ nghĩa thanh thoát, nhẹ nhàng rất đặc trưng văn xuôi Bắc Hà nhưng rất nhạt với sự hời hợt, phớt Ăng lê trước nỗi đau tột cùng của nhân quần trong chiến tranh dai dẳng huynh đệ tương tàn xương chất thành núi, máu chảy thành sông! Và tiếc tác phẩm của ông không có tư tưởng gì, chỉ là một thứ tụng ca không mới! Ví như phim Bác Hồ năm 1946, Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Biệt động Sải Gòn, Ván bài lật ngửa, Dòng sông phẳng lặng…
Vậy có thơ rằng:


Đỗ Hoàng


VỊNH ĐỖ CHU

Nhàn nhạt văn xuôi có Đỗ Chu.
Thuộc dòng xưng tụng loại ba xu!
Tum toe mấy chữ kênh bà,Đốp
Chóp chép vài lời đỡ Bố Cu!
Cứ tưởng đây là quầng điện sáng,
Nào ngờ đấy chính chóp đèn lu.
Văn chương Nam Việt mà như thế.
Không thẹn những thời rạng Đại Ngu!
Hà Nội, 2014
Đ - H

Người đăng: do hoang vào lúc 21:43 Không có nhận xét nào:
Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,509
  • Tháng hiện tại30,680
  • Tổng lượt truy cập133,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi