Thiều - Phấn - 2 Thi tặc

  •   24/06/2025 20:29:00
  •   Đã xem: 5
  •   Phản hồi: 0
Tay Thiều cũng như tay Phấn hay khoe Mỹ, Columbia tặng giải thưởng Thơ! Những nước ấy biết gì thơ Việt, người đọc Việt. Ngay Hội Nhà văn Việt trao giải thưởng cho Nguyễn Quang Thiều năm 1993 tập sự mất ngủ của lửa - Một tập sách như Quỷ Sa tăng, ba đầu sáu tay! Tởm lợm!
Ảnh:
(1) Thi tặc số 1 - Thiều
(2) Thi tặc số 2- Phấn
Nhà thơ Đỗ Hoàng
Thi tặc số 1 Nguyễn Quang Thiều không biết làm thơ tiếng Việt , tư tưởng văn nô, tay nghề non nớt, việt lách thần kinh, thừa ý, thiếu lời, dốt đặc cán mai, loăng quăng chu nghĩa, dâm loạn bẩn thỉu hơn nhà chó đẻ...Thế mà hắn làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam(!) Có thời nào như thời này?
Nguyễn Quang Thiều
Nguyên bản(1)
Trong quán rượu rắn
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ
Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du
Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.
(1) Bài rút trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Trong quán rượu – mắm rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!
Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!
Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Ta uống rượu và uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!
Đêm dài rộng chôn vùi trong quán vắng.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!
Hà Nội ngày 13 - 1 - 2008
Bài Vô lối
- Những người đàn bà gánh nước sông
Nguyễn Quang Thiều.
Nguyên bản:
Những ngón chân xương xẩu móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.
Đã năm năm mười lăm năm ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết rồi
Những người đàn ông giận dữ buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm mười lăm năm ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi
1992
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt :
Những người đàn bà gánh nước sông
Bàn chân toẽ như chân gà mái
Quá nửa đời non dại tôi trông.
Đàn bà xuống gánh nước sông
Bối tóc vỡ xối bềnh bồng trên lưng
Tay giữ chặt giữa chừng đòn gánh
Tay vịn vào mây trắng như tơ
Sông trôi úp mặt vào bờ
Trai mang mơ biển lặng tờ ra đi.
Cá thiêng khóc rầu rì quạnh quẻ
Chiếc phao ngô cô lẻ chết rồi!
Đàn ông giận dữ ôi thôi.
Nuốt sầu ngao ngán chán đời đi luôn.
Nửa đời trải thấm buồn tôi thấy
Lũ trẻ con níu váy u già
Lớn lên giữa chốn bùn sa.
Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền
Con trai mộng triền miên mơ biển
Vác cần câu lặng biến tha hương
Cá thiêng quay mặt lệ tuôn
Để trơ cái lưỡi câu lươn lộ mồi!
Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2010
Đ - H

Vô lối Nguyên Quang Thiều...

  •   24/06/2025 14:55:00
  •   Đã xem: 5
  •   Phản hồi: 0
VÔ LỐI NGUYỄN QUANG THIỀU
(Bài do tác giả gửi CBTT)
Đỗ Hoàng
Vô lối là một loại viết có từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay. Nó càng bùng phát hơn nữa khi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 trào giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều và vừa rồi (năm 2011 - 2012), Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho cả 4 tập của các tác giả Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Định Thị Như Thúy, kiểu viết như Nguyễn Quang Thiều nối dài.
Điển hình của Vô lối là triệt tiêu một trăm phần vần điệu, xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm của ông cha và thơ ca truyền thống dân tộc và thế giới, tắc tỵ, rắc rối, tù mù, dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống, nhạt nhẽo, đánh đố mình, đánh đố người đọc, dung tục, tình dục bệnh hoạn, sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, tuỳ hứng…
Vô lối có một đặc điểm nữa là không thể đọc nổi vài ba dòng.
Nguyễn Quang Thiều cũng là một trong những đại biểu của Vô lối ấy vừa được các báo chí chính thống, các vụ viện chính thống, các học giả, nhà phê bình, giáo sư đại học, cánh hẩu viết bài lắng xê, ca ngợi hết lời. Họ coi đó là sự là “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân”, Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc” (Tạp chí Nhà văn số 6 - 2012); “Hộp đen” Nguyễn Quang Thiều – Báo Văn nghệ số 17 + 18 tháng 4 – 2012...
Cách tân tức là làm mới không chỉ ở thơ ca mà trong cuộc sống muôn loài cũng phải luôn luôn đổi mới để phát triển tồn tại. Thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước thì muôn loài, muôn vật, xã hội mới phát triển, không thì chỉ dừng lại và đi đến triệt tiêu!
Nhưng làm mới như thế nào? Tôi đã nhiều lần nói về việc làm mới. Làm mới – cách tân chứ không phải cách mạng. Đến như cách mạng lật đổ hoàn toàn quá khứ mà người vẫn còn giữ gìn và tiếp thu những ưu tú của đời trước để lại, huống hồ cách tân - làm mới, phải có kế thừa và phát huy cái hay, cái đẹp của dân tộc, của nhân loại. Nhà bác học Lê Quý Đôn nói: “Người tài giỏi hơn hết một thời, cũng không được phá bỏ đời trước”
Những người tìm tòi đổi mới thơ ca là đáng trân trọng. Nhưng lấy cớ tìm tòi đối mới để phá bỏ, đạp đổ những chuẩn mực, những tinh hoa của cha ông từ muôn đời để lại là một ý nghĩ, hành động điên rồ.
Hàn Mặc Tử có nói: “Vẫn biết thơ ca phải tân kỳ (mới và lạ), song thơ ta là thơ quốc âm, người phương Đông chuộng nỗi đau thâm trầm, nỗi buồn kín đáo. Ta phải thể hiện cái tinh thần phương Đông ấy.”
Nhưng những người viết hôm nay và nhất Nguyễn Quang Thiều không theo tiêu chí ấy mà đi tìm một cách viết rất chi là Vô lối.
Nguyễn Quang Thiều cố tìm một cách nói, cách lập ngôn như việc đặt tên tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” – (Hỏa đích bất thụy sự), đã thể hiện cách ấy. Đọc thấy lạ tai, không theo cách nói cách viết thuần Việt, nó như là cách viết của Tây, nhưng Tây người ta không viết thế. Câu thơ, câu văn của Tây dài nhưng phải chính xác, không thừa chữ, không thừa ý và phải thuần chủng ngôn ngữ. Đằng này Nguyễn Quang Thiều cố tạo ra cách viết lạ nhưng lại vừa dùng chữ nước ngoài, vừa không theo cách cảm cách nghĩ của dân tộc. Cách này cũng đã có người trước Nguyễn Quang Thiều viết như “Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai” (Liên khúc những bài thơ tình thời cách xa – Thanh Tâm Tuyền)
Chữ sự nguyên là chữ Hán đã tương đối Việt hóa. Nó có ba nghĩa : 1- việc, 2 - làm việc, 3 - thờ. Không hiểu sự mất ngủ của lửa ở đây là việc, làm việc hay là thờ? Suy đoán trong bài hiểu theo nghĩa Hán “Hỏa đích bất thụy sự” thì có thể là việc. Dịch ra là “Việc mất ngủ của lửa” chắc là đúng ý tác giả!
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Hồ Chí Minh)
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Xuân Thủy dịch)
Thời Nguyễn Đình Chiểu, cũng là thời Hán học đang thịnh hành, cụ Đồ Chiểu còn đi thi tú tài Hán học, thế nhưng thơ Cụ, văn tế, phú của Cụ thì rất Việt hóa.
Việc cấy, việc cày việc bừa tay vốn làm quen
Tập khiên, tập súng, tập cớ mắt chưa từng ngó
(Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc )
Nếu viết như Nguyễn Quang Thiều và Thanh Tâm Tuyền là phải:
Sự cấy, sự cày, sự bừa tay vốn làm quen
Tập khiên, tập súng, tập cờ mắt chưa từng ngó
Lại bàn về mất ngủ. Mất ngủ chỉ một trạng thái tâm lý của con người do lao lực, do nghĩ ngợi đau khổ nhiều, thần kinh yếu, do chấn động thân kinh, do chấn thương sọ não …nên dẫn đến mất ngủ. Nói chung nó là một trạng thái bệnh lý nhiều hơn. Còn người khỏe mạnh, thần kinh vững vàng thì khó có thể mất ngủ.
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh, cứng rắn, người ta chưa ngủ hoặc người ta không ngủ để lo quốc gia đại sự, chứ họ không bị chứng bệnh mất ngủ!
Vì vậy việc đặt tên tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” vừa không Việt hóa, vừa thừa chữ, thừa lời, vừa không ổn trong nhận thức. Có thể đặt theo cách thuần Việt “Lửa mất ngủ” hoặc “Lửa thức”…
Cách đặt tựa đề, đặt câu này Nguyễn Quang Thiều lặp đi lặp lại ở nhiều bài khác như: “Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi” (Tiếng vọng) – In trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập một, tháng 1 năm 2011.
Ảnh Thiều
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Cách viết của Nguyễn Quang Thiều đa phần dài dòng văn tự. Viết ngắn viết dài tùy theo cảm xúc, suy nghĩ, tùy theo mức độ tình cảm của tác giả. Cái đáng viết dài thì viết dài, cái đáng viết ngắn thì viết ngắn. Có cái không đáng ba dòng tác giả lại kéo ra tràng giang đại hải
“Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi”
(Những người đàn bà gánh nước sông)
Hay:
“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông. “ (Sông Đáy)
Nên nhớ rằng “ Đoản thi tối hảo phá” (Thơ ngắn có sức mạnh vô biên). Ngay phương Tây cũng có nói phải cô níc (viết ngắn).
Bác Hồ cũng đã từng nói: “Bác ít có thi giờ xem văn nghệ, nhưng khi xem thì thấy nó dài dòng, dây cà ra dây muống, hình như người viết cố viết dài ra để lấy nhuận bút. Rồi lại sính dùng chữ nước ngoài. Chữ ta có thì nên dùng chữ ta, chữ ta không có mới mượn chữ nước ngoài – theo “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt – Sửa đổi lề lối làm việc)
Có nhiều bài viết vừa dài, vừa lập luận thừa thải. Điển hình là bài “Những người đàn bà gánh nước sông” (đã trích dẫn ở trên). Ví dụ câu:
"Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy”. Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy, thì cần gì phải kể đến từng chặng một thời gian như vậy. Kể thế sao cho hết. Nếu kể thế thì phải viết cho đủ: Đã một năm, đã hai năm, đã ba năm… đã và đã, thì đến bao giờ mới kể xong. Viết chỉ ngắn gọn là “nửa đời tôi thấy” thì vừa đầy đủ, vừa chính xác. Còn có những người, họ chỉ sống 50 tuổi , 40 tuổi, 30 tuổi thì sao?
Mỉa mai thay bài này đã được chọn in trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX(!)
Cách nghĩ và cách viết không chính xác, viết lấy được của Nguyễn Quang Thiều còn nhiều nhiều. Như bài “Trong quán rượu rắn”. Người ngồi trong quán rượu rắn, chắc là không uống rượu nên tỉnh bơ, như uống nước chai lave “Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ/ Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng”. Người đọc tưởng tác giả đang đi dạo rừng thu bạch dương ở bên Nga!
“Những con rắn bị thủy táng trong rượu". “Thủy táng” là chôn nước. Táng - nguyên chữ Hán là chôn, vùi đã tương đối Việt hóa. Khi người chết, nhất là người thân, người ta dùng chữ táng cho nhẹ đi, đỡ đau hơn nếu dùng chữ Việt là chôn hoặc vùi. Từ cổ đến nay có nhiều cách táng: thổ táng, hỏa táng, thủy táng, mộc táng, điểu táng, thạch táng, cẩu táng, điện táng… “Những con rắn bị thủy táng trong rượu” – Tức là những con rắn chôn nước trong rượu. Thật ra rượu là nước có nồng độ men cao, cũng như nước biển có nồng độ muối cao mà thồi. Những người đi biển khi chết được đem bỏ xuống biền và nói như cách nói của Nguyễn Quang Thiều: “Những con người bị thủy táng trong biển”. Nó vô lý và buồn cười, đau xót biết bao cho cách lập câu, cách viết như thế này.
Cha ông ta đã có cách nói rất hay khi đem bỏ thảo quả và động vật quý làm thuốc vào rượu và gọi là “ngâm rượu”: táo ngâm rượu, cam ngâm rượu, lê, mận ngâm rượu, bìm bịp ngâm rượu, rắn độc ngâm rượu… Nếu nói cho có hình ảnh mượn chữ Hán thì có thể nói “những con rắn bị đem tửu táng”!
Cách viết của Nguyễn Quang Thiều rất kém thi pháp (nghệ thuật thơ), lạm dụng nhiều chữ nhiều từ như : khóc, vỹ đại, lạm dụng từ Hán Việt chưa được Việt hóa…
Những con cá thiêng quay mặt khóc
………
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
(Những người đàn bà gánh nước sông – đã dẫn).
Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi
Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt
Tôi khóc.
(Sông Đáy)
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo gọi Nguyễn Quang Thiều là “nhà khóc học” thật không sai!
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
(Trong quán rượu rắn)
Cha ông ta có những phép tu từ rất diệu nghệ, người ta không hề nói đến một chữ khóc mà đời nào nghe cũng rưng rưng:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn
Hay:
Chiều chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả mẹ chín chìu ruột đau!
(Ca dao)
Bạn về chẳng có chi đưa
Có hai lọn nếp mà chưa lặt lòn!…
(Ca dao)
Rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết mô mà tìm
(Ca dao)
Ở đây Nguyễn Quang Thiều và nhiều người viết khác dùng vô thiên lũng chữ “ khóc”, người ta gọi là các “nhà khóc học” mà chẳng làm một ai mủi lòng! Thật là tại hại!
Nguyễn Quang Thiều hay viết về quê hương mình, vùng làng Chùa, sông Đáy là xứ Đoài xưa nhưng không hề thầy bóng dáng “Xứa Đoài mây trắng” ở đâu, không thấy áo lụa Hà Đông ở đâu, không thấy Hà Tây quê lụa ở đâu? Một miền cội nguồn dân ca Bắc Bộ, một miền hát xoan, ghẹobiến mất trong cách viết của Nguyễn Quang Thiều!
Mà Xứ Đoài không chỉ người con của xứ sở ấy máu thịt mà cả dân tộc, thậm chí cả châu Á, châu Âu cũng có trong hồn của họ.
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Lên núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuy khoắt thổi đêm trăng
(Quang Dũng)
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt nhớ
Bởi vì em mặc áo lụa Đông
( Nguyên Sa)
Bóng chiếc thoi đưa, ánh mắt long lanh, trời đất Hà Tây quê em dệt lụa
Mây trắng Ba Vì…hồn thơ Nguyễn Trãi
(Hà Tây quê lụa – Nhật Lai)
Một lần trò chuyện với nhà văn Trung Quốc Trịnh Bá Nông nguyên Tổng biên tập báo Văn Nghệ Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông nói: “Ở việt Nam tôi yêu thích nhất là Ca dao và Quan họ Bắc Ninh”. Trong khi đó các nhà thơ, nhạc sỹ nước mình đi tìm con cáo lông đen (ý của Gam zatop) ở đâu đâu.
Viết ngắn, viết giản dị mới khó. Đông Tây, kim cố gì cha ông cũng đã dạy
Rien n’est plus dificille que d’ecrire ficille - Không có gì khó bằng viết dễ hiểu – Châm ngôn Pháp. "Công phu thâm xứ thi bình dị" - Thơ hay nhất là thơ dễ hiểu – Lục Dụ đời Tống, Trung Quốc.
Điển hình cho sự dài dòng văn tự, tắc tỵ lố bịch, quái dị của Nguyễn Quang Thiều là bài “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ”.
(Trích)
"Người hướng dẫn : Được dệt thủ công bởi một người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ
"Người mua : Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
"Chủ nhân : Qùa tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm
Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãy
Những con nai cái mùa động đực
Chủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực ngùn ngụt
Ngôi nhà như không bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu lần thứ 5 nói : "Mẹ đau lắm"…
Kịch không ra kịch, đối thoại không ra đối thoại, tế không phải tế, cáo không phải cáo, điếu văn cũng không ra điều văn, kể chuyện học sinh cũng không ra kể chuyện học sinh, nhật ký cũng không phải nhật ký, hát ru bà, hát ru ông cũng không phải… Nó là một thứ ba đầu sáu tay, quái thai văn chương. Thế rồi nó lại còn dung tục: “Một bà già đi tiểu 5 lần nói: “Mẹ đau lắm!”. Trong bệnh viện khoa dưỡng lão, các bác sỹ ghi bệnh án còn sạch sẽ hơn nhiều cái gọi là thơ này!
Thơ hậu hiện đại có thể lược bỏ vần điệu, coi nhẹ vần điệu nhưng ý tứ phải sâu sắc, hình ảnh phải mới lạ, độc đáo, tình cảm phải dạt dào rung động người đọc mới chấp nhận:
Thời gian ơi, xin hãy đừng trôi nữa
Đó là lời khẩn cầu
Của những kẻ đang yêu
Tại sao các vị lại không khẩn cầu ngược lại
Tình yêu hãy ở bên các người mãi mãi
Còn thời gian thì:
Cứ kệ nó trôi đi…
(Thời gian và tình yêu – Ion Milos – Nhà thơ Thụy Điển – Thơ hậu hiện đại – Phạm Viết Đào dịch)
Hay:
Người đẹp
Ai viết tên em bằng ánh sáng
Ai vẽ hình em bằng ánh trăng
(Dân ca Dáy)
Người đẹp trông như tuyết
Chạm vào thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào thấy mát
Người không khát - nhìn người đẹp cũng khát
Người không đói - nhìn người đẹp cũng đói
Người muốn chết- nhìn người đẹp lại không muốn chết nữa
Ơ! Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người!
(Lò Ngân Sủn)
hay:
Hôm qua sáu giờ năm mươi phút
Đồng chí Lê nin từ trần
Năm này chứng kiến một lần
Điều bất hạnh trăm năm không thấy nửa
Ngày ngày muôn thuở
Sẽ là truyền thuyết đau thương
Tin kinh hoàng
Sắt thép bất tiếng kêu than
Sóng nức nở trên những người cộng sản
Sức nặng đè ghê gớm
Không lê nổi chân đi
Biết thế nào đây và làm gì nữa!
Nhà hát lớn trôi trên đường phố
Nỗi buồn như một cỗ xe tang
Nỗi vui bò như ốc như sên
Nỗi buồn chạy như điên như dại
Không ánh mặt trời
Không ánh băng sang dọi
Tất cả đã rắc một lớp tuyết đen
Sàng qua báo chí
Tin ập tới
Người công nhân trước máy
Như một chén lệ đổ xuống bàn dụng cụ
Trẻ nhỏ bỗng nghiêm trang như các cụ già
Các cụ già khóc như trẻ nhỏ!...
(Trường ca Vladimia Ilích Lê nin – Maiacop xki – Trần Dần dịch)
Hay:
Sầm phu tử
Đan Khâu sinh
Tương tiến tửu
Bôi mạc đình
Thỉnh quân ca nhất khúc
Vị ngã khuynh nhĩ thinh
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý
Đã nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tỉnh mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
Sầm Phu tử
Đan Khâu sinh
Sắp mời rượu
Đừng có sai
Mời anh ca một khúc
Vì tôi nghe mầy bài
Rượu tiệc ngon giữa trống chiêng nào có đáng quý
Không muốn tình cứ say sưa mãi hoài
Xưa nay thánh hiền có ai tên tuổi
Chỉ kẻ uống rượu là lưu danh muôn đời
(Sắp mời rượu – Đỗ Hoàng dịch)
Nói vậy, chứ tiếng Việt lược bỏ hoàn toàn vần điệu rất dễ chuốc lấy thất bại thảm hại. Vì tiếng Việt hoặc tiểng phương Đông là xỉ âm – phát ra từ răng, phần nhiều một âm tiết, không như tiếng các Âu – Mỹ - đa âm tiết, một từ nói đã có tính nhạc trong đó ví dụ như bữa ăn sáng (phiên âm): bờ rét phát, đẹp - bui ti phul (Anh ), đẹp - kờrát xvưi (Nga)…
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ, người làm thơ khác cũng có công cố gắng tìm tòi, đấy là điều đáng trân trọng. Nhưng theo quan điểm và cách thưởng thức, thẩm định của tôi thi những gì họ viết ra không phải thi ca, văn chương. Họ hoàn toàn thật bại một trăm phần trăm.
Người viết ra loại Vô lối thật đáng trách, người tung hô, in ấn lăng xê càng đáng trách hơn, tố chức nào đó trao tặng giải thưởng, khuyến khích cổ vũ thì đáng trách vô cùng. Những người này nếu được đề bạt quản lý cầm cương nảy mực nền văn nghệ nước nhà thì văn chương Việt đi đến đâu? Nhãn tiền ấy mọi người đã rõ!
Hà nội ngày 1 – 6 -2012
Đ.H.

Viết buồn nôn!

  •   21/06/2025 22:35:00
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0
VIẾT BUỒN NÔN NHƯ GIẪM PHẢI CỨT NGƯỜI!
Vi Thùy linh
Nguyên bản (1)
Mùa thụ mầm
Đêm song song phố ướt – cặp đùi dài
Nàng đếm ngày người yêu về lại
Đếm bằng ngón tay như những phím cầm nâu của anh
Đôi chân chưa nhìn thấy
Chỉ những dấu chân vân nhấn trời mang bầu vĩnh cửu
Từ kiếp trước
Chúng mình đã yêu cẫn mẫn . Và im lặng
Đời người thì ngắn
Giấc mơ lại dài
Anh giấu đôi tay trước sự chờ đợi của em
Ngoài kia
Tất cả thành phố cây xanh bỗng rạc vàng cành khô. Lá vàng ngân nga như những át – cơ hồi hộp
Căn phong say mềm tay
ánh vàng toát từ những lọ gốm như mồ hôi mặt trời chiều
Níu anh, em sóng.
Không thể đu lên giữ chiếc kim giờ hiện thực
Vì khuôn mặt chúng ta là chiếc đồng hồ
Gửi cho anh hai mươi búp ngọc lan ủ bên ngực em từ đêm anh choáng ngợp
Vốc tay đầy hương linh
Mạch mạch nước nấc lên vì nhớ
Bừng từng đêm lưỡi như ngọn lửa
Liếm vào thân sóng nóng
Nguyên một mùa đắm đuối
Tình yêu sinh ra Con người
Khi em lúng túng không cất tiếng, là lúc nỗi sợ hãi xa cách quất lên
Ngôn ngữ không quyền uy cho diễn đạt yếu đuối
Đôi mắt ôi mùi nồng nàn ơi
Tạo hóa cho chúng ta ánh sáng mới tinh sau một đêm mê man còn váng sữa
Mảnh trăng như miếng dưa hấu đỏ
Bỏ lạc giữa trời
Váng vất cơn cơn mưa mê sảng
Những giọt mưa tuột ra từ những đám mây bụng mang dạ chửa
Khiến cái túi ni - lon tứ tung bỗng vỡ nước ối từ một số mái nhà
Vỡ không gian rối tung bê tông cọc sắt
Mưa tới tấp vừa rơi, vừa yêu
Không phải Phật nghìn mắt, nghìn tay
Anh ủ em trong im lặng đầy hơi ấm bằng đôi tay xuất thần
Con đường khểnh theo chiếc răng bên trái
Cầu vồng mọc từ hai ngón tay cái
Em ngập vào ngân gió
Ngân anh
Giữa nỗi lạc lõng
Trong ánh sáng đỏ của mặt trăng dưa hấu đang hồi lại màu thu non vì được bú dịu dàng
Những chiếc máy bay như bầy chuồn chuồn ớt
Cắn rồn Ngày và Đêm
Thế mà Đêm chẳng biết bơi băng qua những ngăn cách, khủng hoảng của loài người
Đêm một mình và đêm yêu nhau. Lúc nào cũng tóc
Tóc ướt trong phòng tắm tóc khô héo gối
Dòng sông đầy tóc rụng đang ngân gió
Gọi xanh
Kìa búp sen xanh mắt quyền uy khép đêm giao linh
Ôm cơn khát để anh tung vó
Chỉ hơi thở và tiếng hân hoan tưới đầy mặt đất
Hằng hà mầm cây như những núm vú bật lên từ hoang hóa đất đai
Tiếng lục lạc tràn hoang mạc
Ngày sinh của chúng : sự nhân – chia đôi tiền định hai người tháng Tư
Em nấp vào vết tay anh để lại trên bàn vàng căn phòng quen lạ ấy
Nơi lỡi nến phập phồng vươn cả khi sắp tắt trong cái nhìn hình phễu của chiếc lới chụp bên nụ hồng vàng khô nép cánh giống đôi môi em
Ngày anh về, chưa biết rõ
Phố đầy cây phượng gọi anh từ mùa hoa này
Nơi bay lên bầy vú thiếu nữ
Con đường đêm héo như quả phượng già
Tháng 9 nhớ về chín nhịp phồn sinh trong tiếng gọi đóa hoa kèn tháng Tư nở vào mùa thu tinh khiết.
Con đường trổi cặp chân dài
(1) Theo Đặc Trưng – Thơ
Đỗ Hoàng Dịch ra thơ Việt:
Mùa sinh sôi
Đêm đôi ngã trải dài phố ướt
Nàng tính ngày người yêu trở về.
Bấm đốt tay như bấm phím cầm mơ ước,
Chưa thấy người trong khoảng trời quê!
Từ kiếp trước tình đôi ta im lặng
Với lời yêu gửi chốn địa đàng.
Đời thì ngắn, ước mơ thì dài rộng,
Anh có bồi hồi trước nỗi em mong?
Ngoài kia là nhiệt nồng phố xá,
Hàng cây xanh bỗng rực rỡ thắm vàng
Những chiếc là hoe ngân nga trong gió
Như lá bài hồi hộp âm vang!
Nhớ căn phòng mềm say tay ấm,
ánh vàng như nước giọt trời chiều
Dập dìu níu anh em như sóng
Giữa thì giờ hiện thực phiêu diêu.
Gương mặt ta, chiếc đồng hồ báo thức
Giữ cho anh những búp ngọc lan
ủ ngực em làm anh choáng ngợp
Vốc tay đầy lan hương linh thơm!
Ngầm mạch đời cuộn sôi nỗi nhớ
Lưỡi mềm như ngọn lửa rực hồng
Đi đến tận ngọn nguồn sóng vỗ
Tình yêu sinh nhân loại kiêu hùng!
Lúc bối rối, em làm sao nói hết.
Em sợ nhiều hoang vắng cách xa.
Chút yếu mềm làm em mỏi mệt
Đôi mắt đầy nồng thắm thiết tha.
Đêm thăm thẳm giữ giùm ta ánh sáng
Mảnh trăng thanh tựa mảnh dưa hồng,
Ai bỏ lạc giữa trời cao rộng
Từng cơn mưa váng vất rót thinh không.
Mưa rơi xuống trên mây mờ sủng nước,
Nước tứ tung gõ những mái nhà,
Làm vỡ cả bê tông, cốt thép.
Mưa nồng nàn tình cảm đôi ta!
Không phải Phật nghìn tay, nghìn mắt.
Anh ủ em bằng cả tâm hồn
Đường đời ấy còn biết bao trở trắc
Ngón tay anh như ánh cầu vồng!
Em ngụp lặn trong anh ngàn gió,
Giữa cô đơn lạc lõng lứa đôi.
Trong ánh sáng mặt trời dưa đỏ
Dòng sữa thơm bú mớm tuyệt vời.
Đêm ồn tiếng máy bay chuồn ớt,
Cố băng qua khoảng cách loài người
Đêm nồng nàn yêu mùi hương tóc,
Ngân gió ngàn, xanh gọi sông trôi.
Đêm giao linh, mắt quyền uy khép mở
Em phi thân trên cơn khát đời anh,
Tươi mặt đất phút hân hoan ngẹt thở
Mầm cây lên cho bằng địa êm lành!
Trên hoang mạc rung vang lục lạc,
Ngày tháng Tư của ta sinh sôi.
Em ngập vào tay anh thân thuộc
Ngọn nến mềm dịu ấm làn môi.
Ngày trở về, em chưa tường tỏ
Phượng hồng ơi! Anh của mùa này
Sẽ bay lên như bầy thiếu nữ
Nở mùa thu tinh khiết đắm say!
Hà Nội ngày 10 – 9 - 2007
Đ - H

Tinh thàn hòa hợp dân tôc

  •   20/06/2025 16:57:00
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0
TẦM VÓC HÒA HỢP DÂN TỘC TRONG CHÂN DUNG 810 VỊ VĂN SĨ VIỆT của Đỗ Hoàng - NXB Hội Nhà văn năm 2018
Nếu hai miền nam bắc Việt Nam hòa hợp được như nước Mỹ thì " Chân dung 810 vị Văn sĩ Việt đương đại của Đỗ Hoàng xứng giải Nobel Hòa bình!
Gần 400 văn sĩ thuộc nước Việt Nam Cộng Hòa 1954 - 1975 có.mặt.
(tiếp theo)
Phần Văn:
1- Doãn Quốc Sĩ nổi địa cầu
Ba sinh hương lửa thần sầu An nam.
2 - Văn phong Võ Phiến nhẹ nhàng
Nỗi đau nhân thế , danh càng thơm hơn!
3 - Xuân Vũ xương trắng Trường Sơn
Đường đi không đến, nỗi hờn máu tuôn!
4 -Vũ Bằng tình báo văn chương
Miếng ngon Hà Nội khó lường hiểm nguy!
5 - Đêm xa Hà Nội một thời
Mai Thảo văn bút rụng rời đến nay!
(còn nữa)

Thi tăc số 21 - Hoàng Hưng

  •   18/06/2025 02:02:00
  •   Đã xem: 8
  •   Phản hồi: 0
THI TAC số 21 - "Bạn giờ giao hợp nơi đâu/hay về gacs cũ sắc mù đung đưa!
"Con gà quay
Con gà quay
Cởi quần chửi thề"
Hoàng Hưng
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Nguyên bản: GIẤC MƠ ANH NGẬP BIỂN
Tặng Mười
Rồi một ngày anh gặp em
Vàng rực bờ biển nắng
Em mới hiểu rằng em là biển
Bao nhiêu năm sóng thầm réo trong mình
Anh mới hiểu chính em là biển
Bao nhiêu năm anh tìm
Những bắp thịt săn của sóng
Đánh vào ta nồng nàn,
Muối mặn ngấm vào rực máu
Trái tim bắt đầu hoang mang
Rồi giấc mơ anh ngập biển
Vụt kinh hoàng bóng em tan biến,
Và giấc mơ em ngập biển
Ngượng ngùng để anh nắm tay.
Nắm tay nhau nhảy tung ngọn sóng,
Nắm tay nhau ngụp lặn thủy triều,
Em sặc nước rồi anh sặc nước.
Tỉnh dậy một mình đầm nước mắt
Thôi chúng mình đã yêu!
Đỗ Hoàng
Dịch ra THƠ VIỆT –VÔ LỐI HOÀNG HƯNG
GIẤC MƠ BIỂN
Rồi một ngày anh được gặp em
Trời rực vàng rực trên bờ biển thắm
Anh mới hiểu em là biển nắng
Bao nhiêu năm reo sóng trong mình
Anh thêm hiểu chính em biển thắm
Bao nhiêu năm anh đã đi tìm!
Những bắp thịt săn chắc của sóng
Đánh vào ta mãnh liệt vô vàn,
Biết muối mặn ngấm vào người rực máu
Trái tim trẻ trai hồi hộp hoang mang
Rồi giấc mơ anh tràn ngập biển
Bóng em tan vụt biến bàng hoàng!,
Và giấc mơ em đầy ngập biển
Tay trong tay thương yêu nồng nàn!
Ngượng ngùng biển để anh tay nắm.
Tay trong tay tấy tung ngọn sóng,
Tay trong tay ngụp cơn triều cường,
Em và anh tất thảy đều sặc nước.
Tỉnh dậy một mình anh nước mắt đầy tràn
Thôi chúng mình đã thật yêu nồng nàn!
Hà Nội ngày 18 – 11 -2022
Đ - H
Không có thông tin chi tiết để hiển thị
Tác giả
Do Hoang

Thi tặc sô 8 - Phú Trạm Ỉnasara

  •   17/06/2025 15:50:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
nStrosopdei0
2

07gu
0
2
7

2
,
t518
6
3
6ca
g
86
á
l708l2
t
105
1
86m
h
3
2

n
uf1i
·
Đã chia sẻ với Công khai
THI TẶC 8 - VÔ LỐI PHÚ TRẠM IN RA SA RA VIẾT CHO AI ĐỌC -Hời còn 1000 người, 1tiểu đoàn linh về làng Hời ngủ 1đêm tiêu mà dân Hời - Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Thi tặc khoá X do trùm cu lít Thiều chọn!(đã từ chức)
Thứ tư - 10/11/2021 14:12
Trong các chuyên luận trước tôi đã viết có nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số, họ là những nhà thơ song ngữ tài danh như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn…thế hệ kế tiếp Lương Định, Dương Thuấn, Mai Liễu…đã góp phần làm rạng rỡ văn học nước nhà. Trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam lấy tiếng nói, chữ viết, chữ ,,quốc ngữ,, của người Việt, tộc người đa số làm chính. Các nước trên thế giới, như Trung Quốc, Nga, Anh, Mĩ…cũng vậy. Trung Quốc quốc ngữ là tiếng Hán, Nga thì tiếng Nga, Anh thì tiếng Anh…Các nhà thơ dân tộc thiểu số như Lão Xá ,Trung Quốc, Raxun Gamzatop ,Nga, đều thông thạo quốc ngữ của mình và họ có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng.
VÔ LỐI PHÚ TRẠM IN RA SA RA VIẾT CHO AI ĐỌC
VÔ LỐI PHÚ TRẠM IN RA SA RA VIẾT CHO AI ĐỌC
Đỗ Hoàng
Trong các chuyên luận trước tôi đã viết có nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số, họ là những nhà thơ song ngữ tài danh như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn…thế hệ kế tiếp Lương Định, Dương Thuấn, Mai Liễu…đã góp phần làm rạng rỡ văn học nước nhà. Trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam lấy tiếng nói, chữ viết, chữ ,,quốc ngữ,, của người Việt, tộc người đa số làm chính. Các nước trên thế giới, như Trung Quốc, Nga, Anh, Mĩ…cũng vậy. Trung Quốc quốc ngữ là tiếng Hán, Nga thì tiếng Nga, Anh thì tiếng Anh…Các nhà thơ dân tộc thiểu số như Lão Xá ,Trung Quốc, Raxun Gamzatop ,Nga, đều thông thạo quốc ngữ của mình và họ có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng.
Phú Trạm Inrasara dân tộc thiểu số Chăm. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc Đông Nam Á.
Người Chăm hay người Champa (Chăm Pa) (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời... hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Đến thời vua Minh Mạng, vương quốc Chăm pa đã bị xóa sổ; thời Pháp thuộc còn lưu lại Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng. Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, tương đương dân số một phường trung bình ở thành phố.
Hàng nghìn, hàng trăm năm qua, cộng đồng dân tộc thiểu sống trong cõi Việt họ nắm vững tiếng phổ thông ,, tiếng Việt,, như tiếng mẹ đẻ. Riêng Phú Trạm Inrasara tiếng Việt làm thơ rất kém. Tôi có lần khảo sát tiếng Việt của Inrasara thì thấy ông ta trình độ chỉ lớp 1, lớp 2 trường làng. Ông ta làm thơ tiếng Việt rất nhăng cuội, lộn xà lộn xộn, rồi đưa lẫn tiếng Hán, tiếng Anh, các dấu toán học vào trong bài thơ như một mớ bòng bong. Phú Trạm Inrasara là loại đại biểu số I thơ vô lối.
Báo Văn nghệ bộ mới do những người thơ vô lối cầm chịch nên số 19 Phú Trạm Inrasara được in một chùm 2 bài. Bài thứ nhất là ,,Tam khúc Orchid Island Taiwan,, ; bài thứ 2 ,, 3 Đoản thi trái đất,,.
Phú Trạm Inrasara đã dốt chữ Việt lại sính dùng mấy chữ tiếng Hán và mấy chữ tiếng Anh học thời phổ thông pha trộn vào trong bài thơ vô lối để ,,khoe ,, mình có văn hóa cao. Bài thơ nào cũng thế, tập thơ nào cũng thế.
CON ĐƯỜNG VỠ
Người cư ngụ dưới căn nhà tồi tàn
trước ngọn đèn tồi tàn, người suy tưởng
về sự thống khổ bần hàn trong thế gới bần cùng
giàu sang là nẻo đường rừng người đi buổi sớm
Con đường khép lại và mở ra dưới sức nặng bàn chân
Xát mòn vẹt đau để vui mở ngọn
cưu mang gót giày nhục nhằn cho mầm nắng trồi lên
Con đường rừng nhạt và chìm vào ẩn mật
kiên nhẫn chờ đợi bước chân thế hệ chưa hình thành
bất chợt chiều nay tôi thấy con đường vỡ
đang nhìn tôi trong tiếng nói không lời
In trong tạp chí Thơ số 1&2 – 2012)
Một bài ngắn 11 dòng, In ra sa ra đã dùng đến 20 chữ Hán chưa Việt hóa ! Rất kém.
居 cư ở, cư trú; 寓 ngụ 1. nhờ cậy 2. nói bóng gió; 摧殘 tồi tàn : tồi tàn, hư hỏng, đổ nát; 推想 suy tưởng , như suy tư 推思. 推思 suy tư : nghĩ ngợi. 推奬 suy tưởng :đề cao mà khen thưởng;丩cưu : bò lan, quấn quýt ( nói về loại dây leo ). 忙 mang : bận rộn, bề bộn; 辱 nhục :1. nhục, xấu hổ 2. làm nhục 3. chịu khuất; 隱密 ẩn mật 1. Dấu kín.Che dấu kín đáo. 堅忍 kiên nhẫn - Vững lòng nhẫn nại, Bền vững chiu đựng; 世繫 thế hệ 1. Liên hệ dòng dõi của một gia tộc trải qua các đời. 2. Liên hệ dòng dõi giữa các tông phái kế thừa nhau.
形成 hình thành hình thành, lập nên, tạo thành
Chùm thơ của Phú Trạm Inrasara in tên báo Văn nghệ bộ mới cũng dở dơi, dở chuột. Một tí chữ Hán, một tí chữ Anh, một nhóm chữ Việt không ra làm sao, có ý khoe mẽ. Bài đầu là
Tam khúc Orchid Island Taiwan, Tam khúc là chữ Hán =三 曲=
Nghĩa là ba đoạn.
Con cháu nhắc lời cụ Hồ vạn lần là ,, chữ ta có thì dùng chữ ta, khi nào chữ ta không có, ta mới mượn chữ chữ nước ngoài,,. Ta có chữ ,, ba đoạn thơ,, đàng hoàng nhưng Phú Trạm Insarara không dùng mà dùng ,,tam khúc,, cho ra vẻ ta đây cũng chú ,,khách,, Tàu Ô.
,,3 Đoản thi trái đất,,. Đoản thi là chữ Hán = 短詩 =
Chữ Việt nghĩa là ba đoạn thơ ngắn. Sao lại không dùng tiếng Việt. Phú Trạm Inrasara đang làm thơ tiếng Việt mà.
Tiếp đến ông ta dùng chữ Anh lởm cởm. Làm thơ tiếng Việt mà dùng tiếng Anh để viết thì ông nội Phú Trạm Insarara cũng đếch biết mô tê răng rứa nói chi đến người đọc bình thường. Chắc đám vô lối cho in bài này đọc được. Đây cũng là sự lòe bạn đọc một cÁch ngu dốt, quê kệch. Tiếng Việt có sao không viết thẳng ra ,, Ba đọan thơ về đảo hoa lan Đài Loan,, mà viết chuột không ra chuột, dơi không ra dơi thế này ,,Tam khúc Orchid Island Taiwan,,.
Khúc một là một thông báo lịch sử, địa lý sơ sài không có một tỉ ti nào gọi là có chất thơ, dù là chất thơ vô lối, mà nói đến quốc gia nào cũng được
[1] Sông núi dời đổi
triều đại chuyển đổi
quốc gia biến đổi
lòng người bấp bênh thay đổi không lường ,
duy rác hạt nhân là vĩnh cửu
Khúc này nói cho nước Lào, Căm pu chia, Cu ba, Nga, Mĩ, Anh, Pháp …được tất.. Một khổ vô lối như thông báo sử, địa mà tác giả lạm dùng đến 11 chữ Hán.
朝代 triều đại = Đời vua — Khoảng thời gian của một dòng vua trị vì ; chuyển = quay vòng, chuyển, đổi ; 国家 quốc gia= nhà nước, quốc gia, đất nước ; 变 biến 1. thay đổi, biến đổi 2. trờ thành, biến thành 3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn ; 量lường 1. đong, đo 2. bao dung 3. khả năng, dung lượng ; 唯 duy chỉ có ; 害 hạt = hại, hại vô cùng ; 因 nhân 1. nguyên nhân 2. nhân tiện 3. tuỳ theo 4. phép toán nhân ; 永久 vĩnh cửu = vĩnh cửu, vĩnh viễn, lâu dài, mãi mãi
[2] Và họ hiện đại hóa chúng tôi
và họ tạo thêm nhiều, nhiều hơn nữa
nhu cầu mới lạ cho ngày thường của chúng tôi
[nhu cầu chưa bao giờ cần]
và họ mang cố gái của chúng tôi đi mất
và họ chở thứ rác lạ về
cùng với rác lạ
bệnh lạ về
nỗi lo lắng lạ về
và ở lại…
Khổ này như thông báo tổ chở rác của chị em công nhân môi trường làm vệ sinh đường phố mỗi ngày, Nó không dính dáng gì đến hòn quốc đảo hoa lan Đài Loan cả.
[3]
Và chúng tôi trôi giạt về hoang đảo xa hơn
và chúng tôi chạy lên dốc núi cao, cao hơn nữa
và tôi thấy một mình giữa đường phố xa lạ
và tôi thấy đời tổ tiên tôi đang ở góc bảo tàng
và tôi thầy
đời tôi
sắp bảo tàng…,,
Ngắm nhìn hòn đảo hoa lan Đài Loan, anh liên tưởng đến thân phận dân tộc Chăm của anh, bản thân anh, hẩm hiu mạt hạng, nhưng kể lể lạnh lùng một cách vô cảm, không một chút rung động, không để lại một dòng đồng cảm xót thương những tộc người man di mọi rợ bị xóa sổ trong lịch sử, bị nhồi trấu nằm trong nhà bảo tàng như chuồng bò.
Bài thứ hai trong chùm thơ của Phú Trạm Inrasara là ,,3 Đoản thi trái đất,, viết về tai nạn Tchernobyl ,,Checnoo bin,, bên Ucraian ; tỉnh bị đại hồng thủy Fukushima Nhật bản và đảo Haiti. Như ,,Ba khúc về đảo hoa lan Đài Loan,,, ,,3 Đoản thi trái đất,, viết cho ba địa danh nào trên trái đất cũng đươc.
Ngôi nà trống trong thành phố trống
thành phố vừa bị bỏ lại
cái bàn trống trog ngôi nhà trống
tờ giấy và cây bút bỏ trước chiếc ghế trống
ký ức một gia đình bị đánh mất, chắc thế
cũng có thể là những câu thơ
bỏ quên
[1] Tchernobyl
Những câu tổ dân phố thông báo hàng ngày ở các nơi bị dịch covis 19 . Câu thông báo của người ta còn đầy chất thông tin, thiết thực, giúp cho công an, phường đội, tự vệ biết giải quyết kịp thời sự cố xảy ra ở địa phương hơn các câu gọi là thơ của Phú Trạm Inrasara.
Những chiếc ô tô
những ngôi nhà và những biệt thự
một khu cư xá đầy nhóc người ;; rồi
một thị trấn.
trôi
như đồ chơi của bọn trẻ con
trong bàn tay bà mẹ thiên nhiên giận dữ,,
[2] Fukushima
Đây không phải là những câu thơ mà những câu nói bộ khi xem ti vi chiều cảnh đại lụt ở tỉnh Fukushima, Nhật bản.
Số phận một dân tộc
số phận một nền văn minh
số phận một vùng đất
sắp bị trôi vào cuộc chơi
ngu ngốc,,
[3] Haiti
Haiti (phát âm /ˈheɪtiː/; tiếng Pháp Haïti, phát âm: [a.iti]; tiếng Haiti: Ayiti), tên chính thức Cộng hòa Haiti (Tiếng Pháp: République d'Haïti)); (Tiếng Haiti: Repiblik Ayiti) (Tiếng Việt: Cộng hòa Ha-i-ti[6]), là một quốc gia ở vùng biển Ca-ri-bê nói tiếng Creole Haiti- và tiếng Pháp. Cùng với Cộng hòa Dominicana, quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola, trong quần đảo Đại Antilles. Ayiti (vùng đất núi cao) đã là tên Taíno hay Amerindian bản địa của phía tây núi non của hòn đảo. Điểm cao nhất quốc gia này là Pic la Selle, với độ cao 2.680 mét (8.793 ft). Tổng diện tích là 27.750 km² và thủ đô là Port-au-Prince.
Vị trí dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của Haiti độc đáo vì nhiều lý do. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ Latin, quốc gia do người da đen độc lập phi thực dân hóa đầu tiên trên thế giới, là quốc gia duy nhất mà sự độc lập một phần là nhờ cuộc nổi loạn nô lệ. Dù có mối liên hệ văn hóa với các láng giềng Hispano-Caribbe, Haiti là quốc gia độc lập chủ yếu sử dụng Pháp ngữ ở châu Mỹ, và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) với tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
Quốc gia Haiti (Pháp: État d'Haïti, Haiti: Leta an Ayiti) là tên gọi của quốc gia ở miền bắc Haiti. Quốc gia này được tạo ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1806 sau khi lật đổ Đế quốc Haiti từ sau vụ ám sát Hoàng đế Jacques I. Quốc gia Haiti miền bắc nằm dưới sự cai trị của Henri Christophe lúc đầu là Trưởng quan Chính phủ Lâm thời Haiti từ ngày 17 tháng 10 năm 1806 cho đến ngày 17 tháng 2 năm 1807 khi ông trở thành Tổng thống Quốc gia Haiti. Hiến pháp năm 1807 dành cho Quốc gia Haiti đã biến chức vụ tổng thống thành vị trí suốt đời với quyền được bổ nhiệm người kế nhiệm mình. Ngày 28 tháng 3 năm 1811, Tổng thống Henri đã tự xưng là Vua Henry I, do đó giải thể Quốc gia Haiti và lập nên Vương quốc Haiti.,,
Quốc gia Haiti như thế mà tác giả viết quá sơ sài thua một cái tin trênbáo và đặt cho một vùng đất nào cũng được.
Phú Trạm Inraara tỏ ra ngông nghênh, chơi trội, ta phải viết cho ngang tầm trái đất, nhưng gã như con châu chấu lên cầm xà ich lái xe ngựa. Chưa đi bước nào xe ngựa đã chổng bánh lên trời. Rốt cuộc ,, Tam khúc Orchid Island Taiwan,, ; 3 Đoản thi trái đất,, hiện nguyên hình con ngáo ộp vô lối chết tươm xác thối như cứt chó.
Đã ngu độn, dốt nát tiếng Việt không khiêm tốn làm ra vẻ ta đây viết như thằng hề bôi son phấn đầy mặt quỷ.
Bài 1 thì ghi Tam khúc, bài 2 thì đề số 3 Đoản thi, câu thì xuống dòng tùy tiện,
đặt dấu ngoặc ,, ;;,, ngớ ngẩn.
,, một khu cư xá đầy nhóc người ;; rồi
một thị trấn.
trôi,,…
o
Không chỉ Phú Trạm Inrasara mà cả đám vô lối Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phú Trạm Inrasara,Nguyễn Khoa Điềm, Mai Văn Phấn, Phan Hoàng, Phạm Đương, Trần Hùng, Dư Thị Hoàn, Mã Giang Lân, Mai Quỳnh Nam, Từ Quốc Hoài, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy,Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trúc Thông, Thi Hoàng, Thanh Tùng…rất ngu độn tiếng Việt, ba que xỏ lá, ném lựu đạn, trí trá, gian manh…đã tàn phá thơ dân tộc một cách nguy hại trầm trọng.
Chùm gọi là thơ của Phú Trạm Inrasara chỉ có bọn vô lối thưởng ngoạn với nhau, dân tộc Việt không ai chấp nhận loại này.
Hà Nội , ngày 1O/11/221
Đ H

Thi tăj 21 - Hoàng Hưngc

  •   17/06/2025 15:47:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
THI TAC số 21 -
Hoàng Hưng
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Nguyên bản: GIẤC MƠ ANH NGẬP BIỂN
Tặng Mười
Rồi một ngày anh gặp em
Vàng rực bờ biển nắng
Em mới hiểu rằng em là biển
Bao nhiêu năm sóng thầm réo trong mình
Anh mới hiểu chính em là biển
Bao nhiêu năm anh tìm
Những bắp thịt săn của sóng
Đánh vào ta nồng nàn,
Muối mặn ngấm vào rực máu
Trái tim bắt đầu hoang mang
Rồi giấc mơ anh ngập biển
Vụt kinh hoàng bóng em tan biến,
Và giấc mơ em ngập biển
Ngượng ngùng để anh nắm tay.
Nắm tay nhau nhảy tung ngọn sóng,
Nắm tay nhau ngụp lặn thủy triều,
Em sặc nước rồi anh sặc nước.
Tỉnh dậy một mình đầm nước mắt
Thôi chúng mình đã yêu!
Đỗ Hoàng
Dịch ra THƠ VIỆT –VÔ LỐI HOÀNG HƯNG
GIẤC MƠ BIỂN
Rồi một ngày anh được gặp em
Trời rực vàng rực trên bờ biển thắm
Anh mới hiểu em là biển nắng
Bao nhiêu năm reo sóng trong mình
Anh thêm hiểu chính em biển thắm
Bao nhiêu năm anh đã đi tìm!
Những bắp thịt săn chắc của sóng
Đánh vào ta mãnh liệt vô vàn,
Biết muối mặn ngấm vào người rực máu
Trái tim trẻ trai hồi hộp hoang mang
Rồi giấc mơ anh tràn ngập biển
Bóng em tan vụt biến bàng hoàng!,
Và giấc mơ em đầy ngập biển
Tay trong tay thương yêu nồng nàn!
Ngượng ngùng biển để anh tay nắm.
Tay trong tay tấy tung ngọn sóng,
Tay trong tay ngụp cơn triều cường,
Em và anh tất thảy đều sặc nước.
Tỉnh dậy một mình anh nước mắt đầy tràn
Thôi chúng mình đã thật yêu nồng nàn!
Hà Nội ngày 18 – 11 -2022
Đ - H
Không có thông tin chi tiết để hiển thị

Tác giả
Do Hoang
Ok Trinh Oanh Lan chia sẻ!

Dich thơ Việt ra thơ Việt

  •   17/06/2025 11:22:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG - NGƯỜI DỊCH THƠ VIỆT RA... THƠ VIỆT!
Trần Quang Đạo
Wednesday, 02:52 Day 02/10/2019
Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ. Nhưng một năm trở lại đây, có một người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Người làm cái việc “động trời” đó là nhà thơ Đỗ Hoàng. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có một chủ đích hẳn hoi. Hồi trước, khi chưa có Blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có Blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình. Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên Blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối. Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi Blog một thời gian.
Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1982. Anh viết văn, làm thơ và dịch cả thơ chữ Hán. Tập thơ Tuý thì ca xuất bản năm 2001, anh dịch thơ Đường có những câu rất hay, ví dụ: “Rửa gươm trong sóng bể dâu/ Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn” (Nguyên văn: Tẩy binh điều chi thượng hải ba/ Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo - Bài Chiến thành Nam của Lý Bạch). Vào một buổi chiều cách đây hơn năm, tôi với Đỗ Hoàng ngồi nhâm nhi mấy cốc bia bên gốc sấu cổ, khi đã ngà ngà, anh liền đọc thơ. Lúc đầu tôi tưởng anh đọc thơ của anh sáng tác, nhưng không phải, mà đó là thơ người khác được anh dịch ra lục bát. Tôi cứ tưởng anh làm cho vui. Bẵng đi một thời gian, khi làng Bloger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch thơ Việt ra thơ Việt tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài. Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm”. Tôi nghĩ, chắc Đỗ Hoàng còn sợ những tin nhắn trên Blog, nên lo xa như vậy. Tôi hứa chỉ dùng một vài dẫn chứng để viết bài, sau đó trả anh ngay, anh mới yên tâm bắt tay tôi phóng xe máy đi nhà in.
Đọc cả tập thơ dịch Đỗ Hoàng đưa, tôi thấy những nhà thơ được anh dịch nhiều nhất là Hoàng Vũ Thuật, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng… Một lần, hỏi chuyện Đỗ Hoàng, tôi được biết anh dịch thơ Việt ra thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác thơ cách tân, làm thơ bí hiểm, người đọc không hiểu nổi. Anh và nhà thơ Vương Trọng - hai nhà thơ xuất thân từ thầy dạy Toán là hai đại biểu bảo vệ cách làm thơ truyền thống, bởi “thơ trọng ở tình cảm, đổi mới nội dung mới đáng quý, còn hình thức thơ như chúng ta từng có đã đủ để sáng tác được nhiều bài thơ hay”. Không những thế, Đỗ Hoàng còn viện dẫn cả Lục Du bên Tàu: “Công phu thâm xứ phi bình dị”. Thơ ca làm khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, anh không thể nào chịu nổi. Cơn “dị ứng” nổi lên, anh lôi ngay bài thơ Mãi viên trà của người bạn thân thiết nhất là Hoàng Vũ Thuật ra dịch. Sáng tạo lại trong cơn xúc động bởi sự ức chế, nên Đỗ Hoàng dịch rất nhanh. Dịch xong, đọc lại thấy hay, bài thơ như được “nâng cấp”, Đỗ Hoàng liền mang sang nhà nhà thơ Lê Đình Cánh - môt người thơ sành lục bát - đọc cho ông nghe. Lê Đình Cánh “tiếp sức” cho Đỗ Hoàng bởi những lời khen ngất trời. Đặc biệt ông thích hai câu cuối: “Kết vào nhau tựa thêu thùa/ Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây” (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá). Không những thế, ông còn khuyến khích Đỗ Hoàng dịch tiếp và gửi in báo.
Được đà, trong một tháng, anh dịch được hơn chục bài. Dịch được bài nào anh xuất bản mồm cho các bạn thơ, bạn rượu của mình nghe. Nhiều người khen ngợi. Thế là anh tung lên mạng. Nhà thơ Tùng Bách ở tận Vũng Tàu khen trực tiếp trên Blog bằng mấy câu lục bát: “Hoan hô bác Đỗ thật cừ/ Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà/ Nguyên bản em đọc không ra/ Xem qua bản dịch thế mà lại hay”.
Tôi đã đọc hết những bài thơ của Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng, Trịnh Thanh Sơn… do Đỗ Hoàng dịch. Phải công nhận anh dịch lục bát rất khá. Không có một câu thơ nào lỗi vần. Ý tứ lại chuẩn. Bài thơ Giấc mơ đi qua của Vi Thùy Linh được anh dịch thành lục bát, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là “hay một cách bất ngờ”. Tôi xin trích một khổ thứ hai trong bài thơ đó, nguyên bản: Đêm qua rơi dải khăn mâyGió đợi chờ nhau thơ thácNày đọt yêu thươngLớn trên tay những mầm khao khát Bản dịch:Mây đêm buông xuống bất ngờThơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhauTình yêu có phép nhiệm màuDồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.
Không giống như dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt, Đỗ Hoàng dịch rất sát nghĩa, song dịch thơ Việt ra thơ Việt, có những chỗ anh “phải thêm lời, ý tứ vào bài thơ mới rõ nghĩa, vì bản chính tắc tị”. Vì vậy anh bảo nhiều khi phải “nghĩ nát óc” để đọc thơ, luận nghĩa. Đọc để hiểu được thơ của các nhà thơ “đổi mới” đã khó, dịch nó lại càng khó hơn. Khó bởi phải dịch làm sao thật sát, thật hay để người có bài thơ được dịch phải chịu, người đọc, người nghe phải khen. Thành công cũng có, song thất bại cũng không ít. Nguyên nhân thất bại là do không hiểu nổi bài thơ của tác giả đó nói gì, hoặc phải thêm ý của mình vào quá liều lượng. Đỗ Hoàng đơn cử một ví dụ nhỏ về tiêu đề một bài thơ của Hoàng Vũ Thuật, có tên Mãi viên trà. Khi mới đọc, Đỗ Hoàng không thể hiểu nổi. Sau này, có dịp vào Đồng Hới, Quảng Bình, anh mới thấy có cái quán tên Mãi Viên Trà mới vỡ lẽ. Thế mà khi dịch, chữ “Mãi Viên Trà” anh không thể nào dịch được, đành để nguyên.
Một lần gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở Đồng Hới, tôi cho anh xem bài thơ Mãi Viên Trà do Đỗ Hoàng dịch. Hoàng Vũ Thuật đọc rất chăm chú. Đọc xong, ngẩng lên anh bảo: “Hoàng dịch rất chuẩn, lục bát có thần”. Nhưng sau đó mặt anh lặng buồn, nhìn ra cửa biển nói tiếp: “Đỗ Hoàng cũ lắm rồi. Bài thơ nào cũng dịch ra lục bát theo âm điệu của thế kỷ 18 thì còn gọi gì là thơ đời nay nữa…”. Tôi kể lại chuyện Hoàng Vũ Thuật đã nói cho Đỗ Hoàng nghe. Đỗ Hoàng “xù lông” nói cái câu đã từng nói rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi về thơ lục bát: “Thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời. Hoàng Vũ Thuật ngông cuồng!”.
Tôi không dám bình luận gì thêm bởi Đỗ Hoàng đang trong cơn “cuồng nộ”. Chuyện người dịch thơ Việt ra thơ Việt đến nay chưa có hồi kết. Bởi càng ngày càng có nhiều người làm thơ theo lối mới, nghĩa là “không làm thơ theo lối tranh cảnh” như Phạm Quỳnh đã nói, mà thơ của họ đa chiều, lấy sự ám ảnh và nhịp tâm hồn làm trọng. Do đó, người dịch thơ còn phải “lao động” dài dài, và cần phải lao động có năng suất mới đạt được hiệu quả mong muốn. Rất may, hiện nay Đỗ Hoàng đang làm biên tập ở Tạp chí Nhà Văn, nên có điều kiện thuận lợi hơn. Và tôi nghĩ, không chừng, theo gót anh, có nhiều nhà thơ khác cũng đi dịch thơ Việt ra thơ Việt trong tương lai. Chuyện này dễ gây nên một “cú sốc” trong làng thơ Việt. Biết đâu, từ đó nảy sinh ra một cuộc tranh luận mang độ nóng cao, tạo đà cho cuộc cách mạng thơ trong giai đoạn mới? Khi đó, tên tuổi Đỗ Hoàng sẽ đi vào lịch sử văn học!
Tôi không muốn bình luận gì về chuyện dịch thơ này, vì người dịch là bạn tôi và người được/ bị dịch cũng là bạn/ đồng nghiệp của tôi. Tôi rất muốn đứng về một phía. Song Mùa Xuân đã đến, nhớ câu nói xưa “dĩ hoà vi quý”, nên chỉ xin phép được chép ra một bài thơ mà Đỗ Hoàng đã dịch để bạn đọc cùng xem xét, suy ngẫm.
KINH NGHIỆM XANH
Tôi nằm dưới bóng râm thời trang
Kinh nghiệm xanh rì rào thành phố
Đất nước tôi
Những vòng môi mặn đỏ phù sa
Ngọn tầm vông chuyển giao đất trời
Tư duy tâm Đổi mới
Giấc chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường
Và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười
Văn hiến
Đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Mà mất biết bao chùm điện tử
Không hoá giải
Hình quê hương trong khói hát mồ hôi…
Văn Cầm Hải
Bản dịch:
KINH NGHIỆM XANH
Tôi nằm dưới bóng thời trang
Ôi, kinh nghiệm xanh râm ran phố phường
Đất nước tôi mấy đoạn trường
Phù sa mặn đỏ thêm hường vòng môi!
Ngọn tầm vông chuyển đất trời
Tư duy đổi mới hồn người tâm can!
Chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường sôi động mở mang xứ nghèo
Nôi đầy cười khóc, lời yêu
Nền văn hiến để dệt thêu bóng cờ
Tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Bao chùm điện tử bất ngờ mất đi!
Muốn hoá giải, phỏng được gì
Mồ hôi khói hát cũng vì hình quê!
Đỗ Hoàng
Trần Quang Đạo
Nguồn: Sinh viên Việt Nam xuân Mậu Tý

Trần Đăng Khoa nói:...

  •   17/06/2025 11:19:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói :
“Vô Lối Nguyễn Quang Thiều nốc ao!”
Mấy năm trước công tác ơ tạp chí Nhà văn, tôi có nhiệm vụ làm tiêu binh cho các cuộc quy tiên của các nhà văn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Hôm ấy có đám tang của nhà văn Kim Lân ở nhà tang lễ Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Tôi vừa gửi xe đi bách bộ vào chỗ tang lễ thì gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trần Đăng Khoa nổi tiếng từ bé, nên tôi hay gọi Thần Đồng để xưng hô, vì tôi lớn hơn Khoa 10 tuổi mà chẳng danh giá gì!
Trần Đăng Khoa là người kỳ tài trong việc thẩm thơ.
Hồi tôi đang làm biên tập ở tờ Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, một lần đến nhà riêng anh xin bài thơ “Lính trẻ” để in trên Tạp chí.
Nhà Thần Đồng lúc ấy đang là căn hộ tập thể được quân đội phân cho trên đường Lý Nam Đế.
Vào nhà thấy tập thơ “ Sóng Reo” hay “Suối Reo:” gì đó của Nguyễn Đình Thi tặng Trần Đăng Khoa.
Tôi chưa nói gì thì Khoa đã mỉa:
- Bác thấy đó, tập này dở hết chỗ nói.
Tôi trăm phần trăm khâm phục:
- Thần Đồng thật là có con mắt xanh hơn người!
Tôi càng phục Khoa từ đó.
Nhưng Khoa không bao giờ làm mất lòng ai. Chắc Khoa đã học cách ứng xử của các nhà thơ tài danh lớp trước như Xuân Diệu, Huy Cận. Không thích thì cười cho qua.
Rồi Khoa làm được mấy cai chức còi nên Khoa càng im lặng. Kiểu mặc mẹ chùng mày, ông phải lo cơm ăn áo mặc, việc gì chen vào bình phẩm ba cái Vô lối của chúng mày!
Đi lên gần Khoa, tôi nói: - Thần Đổng cũng đi đưa tang nhà văn Kim Lân à?
Khoa cũng cười nhưng không vào chủ đề mà lại nói:
- Bác đả Nguyễn Quang Thiều hay đấy!
- Thần Đồng cũng đọc mạng sao? – Tôi hơi ngạc nhiên.
Khoa cười: - Bác tưởng bọn chúng tôi không đọc mạng đấy chắc? Tôi là một cư dân mạng!
Hóa ra vừa rồi, nhân Nguyễn Quang Thiều đưa lên cái bài “Tấm Thảm Thổ Nhĩ Kỳ” bị la ó, tôi đọc nó tôi thấy đúng là một thứ bà dằn vô tích sự, thơ không ra thơ, văn không ra văn, một loại quái thai của văn chương mà lại được đám ba đầu sáu tay tung hô hết cỡ, tôi liền chuyển nó ra thể thơ song thất lục bát và lục bát để cho mọi người còn biết nó là cái gì. Tôi không ngờ Khoa lại đọc nó.
Tôi nói: - Tôi định viết một bài phê phán hoàn chình nhưng chưa làm xong!
Khoa nói ngay: - Bác đả thế là Nguyễn Quang Thiều nốc ao rồi, không cần nhiều lời nữa!
Hà Nội ngày 15 - 5 -2012
Đỗ Hoàng
Trích bài tham khảo
Dịch vô lôi - Nguyễn Quang Thiều
CÓ THẬT " THƠ KHÔNG ĐỂ HIỂU..." ?
Trần Mạnh Hảo
Báo Văn Nghệ tết Canh Dần ( số 6+7+8 -2010) trang 54 có in bài "Thơ không để hiểu..." của tác giả Nguyễn Chí Hoan, ghi chú dưới "tít" bài : "Đọc "cây ánh sáng", tập thơ của Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội Nhà Văn 2008". Cũng cần phải nói thêm, cuối "tít" bài thấy xuất hiện ba chấm chấm (...) dụng ý tác giả muốn đưa ra một khái niệm đầy đủ nối với ba chấm chấm đầu bài viết ...rằng : " THƠ KHÔNG ĐỂ HIỂU MÀ ĐỂ TƯỞNG TƯỢNG". Khái niệm quá mới mẻ của Nguyễn Chí Hoan : " Thơ không để hiểu mà để tưởng tượng" dùng làm công cụ giải mã tập thơ "Cây ánh sáng" của Nguyễn Quang Thiều; người đọc, tất nhiên phải hiểu đấy là một sự khái quát bàn về thơ nói chung. Nếu tác giả muốn dùng thước đo quá riêng biệt của mình là : "Thơ không để hiểu mà để tưởng tượng" để lý giải riêng trường hợp thơ Nguyễn Quang Thiều, thì cái "tít" phải là : " Thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra không để hiểu mà để tưởng tượng"...
Trong bài viết này, chúng tôi không bàn về tập thơ "Cây ánh sáng" của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mà chỉ xin phép bàn về quan niệm thơ rất khác thường của Nguyễn Chí Hoan : " Thơ không để hiểu..." và vế thứ hai của mệnh đề : "...Mà để tưởng tượng" của ông mà thôi.
Văn học nói chung và thơ nói riêng vốn là nghệ thuật ngôn từ, sinh ra để truyền cảm, làm xúc động trái tim con người, đi từ TÌNH CẢM tới NHẬN THỨC. Hay nói một cách khác : văn học được nhận thức bằng tình cảm. Một tác phẩm văn học không hướng tới chân thiện mỹ, không có tính thẩm mỹ, dù tư tưởng của nó cao siêu đến đâu cũng quyết không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Khác với toán học, vật lý học, hóa học...dùng công cụ duy nhất là hiểu biết để khám phá quy luật khách quan của thế giới vật chất, một tác phẩm thi ca đề cao sự sáng tạo chủ quan của người nghệ sĩ không đặt vấn đề cốt lõi "hiểu" hay "không hiểu" ra làm tiêu chí tối hậu, mà đặt ra lý do tồn tại của nó rằng thẩm mỹ hay không thẩm mỹ ? Một tác phẩm văn học nói chung, một tác phẩm thi ca nói riêng nếu đã đặt được cái "mỹ" ( Cái Đẹp), tức nhiên nó đã bao hàm cả cái "chân" ( hiện thực) và cái "thiện" ( cái tốt).
Dùng thước đo "hiểu" hay "không hiểu" để tìm bản chất của nghệ thuật thi ca, chúng tôi ngờ tác giả Nguyễn Chí Hoan đã đi lạc vào lĩnh vực khoa học tự nhiên, hay chí ít cũng lạc vào khu rừng triết học nơi các đệ tử của Socrate dùng sự hiểu biết để khám phá ra quy luật của các quy luật sinh tồn...chăng ?
Tiêu chí HAY hay dở, truyền cảm hay không truyền cảm mới là thước đo định giá trị của thi ca chứ không phải "không hiểu" hay "dễ hiểu" là phương pháp tiếp cận thơ lầm lạc của Nguyễn Chí Hoan. Do sự hiểu sai bản chất của thi ca như thế, nên khi Nguyễn Chí Hoan áp dụng vào trường hợp cụ thể là bài "thơ" dưới đây, dùng làm dẫn chứng của bài viết, rằng thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra để chống lại sự hiểu, chống lại nhận thức, cốt chỉ để tưởng tượng mà thôi, xin trích lại sự trích dẫn của tác giả bài viết :
"...Một thí dụ tiêu biểu về câu chuyện trong thơ ở tập này là bài thơ "Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ", toàn văn như sau :
Bài " thơ " Nguyễn Quang Thiều
Lịch sử Tấm thảm Thổ Nhỹ Kỳ
" Người hướng dẫn : Được dệt thủ công bởi một người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ
"Người mua : Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
"Chủ nhân : Qùa tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm
Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãy
Những con nai cái mùa động đực
Chủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực ngùn ngụt
Ngôi nhà như không bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu lần thứ 5 nói : "Mẹ đau lắm"
21 năm tấm thảm không thay đổi chỗ treo
Người đàn ông 50 tuổi thường trở về và đứng
Trong ngôi nhà nửa bóng tối
Tràn ngập tấm thảm tiếng hô hoán
Và phía sau tấm thảm
Một lưỡi dao lạnh lùng đợi
Và một cái chảo sùng sục sôi
Người hướng dẫn : Những ngón tay người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ giờ bị liệt
Người mua : ông già da đen Cuba đã tự vẫn
Chủ nhân : Tôi chỉ nhớ gương mặt con trai tôi khi nó mở bức thảm ra
Có một người lúc nào cũng rét
Đứng nhìn tấm thảm
Hai bàn chân bị đông cứng trong vũng máu
Ở chân tường
Người hướng dẫn : ( đã bỏ nghề)
Người mua : hình như không phải tấm thảm tôi đã mua
Chủ nhân : Tôi nhìn thấy những người thân đã chết cháy nấp sau những gốc cây trong tấm thảm
Bây giờ là năm thứ hai
Hết bài thơ Nguyễn Quang Thiều
Sau đó là gần một nửa bài nhà Nguyễn Quang Thiều học Nguyễn Chí Hoan dùng "lí luận" để giải thích bài thơ trên, mong giúp độc giả HIỂU ĐƯỢC sự KHÔNG HIỂU kia ! Thật là một trò trốn tìm thú vị. Bài thơ trên của Nguyễn Quang Thiều sinh ra, theo lí luận của Nguyễn Chí Hoan là cốt để "không hiểu", cốt để "tưởng tượng " mà thôi ! Sau đó thì nhà lí luận thi ca theo trường phái " kỳ đà là cha cắc ké, cắc ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là ông kỳ đà" kia giúp độc giả phiên dịch cái sự "KHÔNG HIỂU" kia thành sự HIỂU ...Vậy thì các ông đặt vấn đề KHÔNG HIỂU là mục đích của thơ ca ra làm gì ? Để rồi các ông lại phải dùng SỰ HIỂU giải mã bài thơ "không thể hiểu" trên? Nguyễn Chí Hoan càng giải mã bài thơ trên của Nguyễn Quang Thiều chúng tôi càng tắc tị, tuyệt nhiên không hiểu gì, hiểu được chết liền !
Cái gọi là bài thơ :"Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ" trích trên của Nguyễn Quang Thiều sinh ra trong sự mất trí của thi ca ( thơ không để hiểu) nên nó chỉ phục vụ cho mục đích hũ nút mà thôi ;nên nó tuyệt nhiên không có chút truyền cảm nào. Mà không có dấu vết của sự truyền cảm, của rung động thì theo chúng tôi, có dùng lí luận "con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đấy, con cóc nhảy đi" theo kiểu phương pháp tiếp cận thi ca lầm lẫn của Nguyễn Chí Hoan cũng không thể biến con con gà bới bếp thành con công thi ca được...
Không có sự truyền cảm, sự rung động, không có cái hay cái đẹp đi kèm theo những con chữ thì không thể gọi chúng là thi ca. Dù mỗi bài thơ theo kiểu "tấm thảm" của ông già Khốt ta bít trên bao giờ cũng có nhà giải mã Nguyễn Chí Hoan kè kè bên cạnh dẫn giải, cũng không thể làm rung động lòng người. Vì cái rung động lòng người do thi ca mang lại thường là trực giác, tức thì, không cần lời giải thích vòng vo tam quốc. Ví như Truyễn Kiều của Nguyễn Du đã làm hàng vạn người dù không biết chữ rung động, đâu có cần các nhà hàn lâm dông dài dẫn giải ? Trước một cô gái đẹp, trước một vầng trăng đẹp, trước một câu thơ hay, một bài thơ hay con người bị truyền cảm một cách tức thời, một cách trực giác...
Đưa thi ca vào cõi mất trí, cõi không hiểu, để rồi đi vòng vo lí giải giúp người ta hiểu được cái sự không hiểu của nhà thơ chính là phương pháp giết thơ nhanh nhất do nhà lí luận "phản nhận thức" Nguyễn Chí Hoan vừa khám phá ra, để làm món quà tặng ngày thơ Việt Nam trên báo Văn Nghệ số tết Canh Dần. Không có sự hiểu biết, không có chính đời sống con người, chứ chưa nói đến những sản phẩm của con người như tôn giáo, khoa học, nghệ thuật...
Lầm lẫn phương pháp tiếp nhận thi ca bằng cách đuổi sự hiểu, đuổi lí trí, đuổi nhận thức ra khỏi thi ca, Nguyễn Chí Hoan còn không hiểu nổi ngữ nghĩa của từ "hiểu" và từ "tưởng tượng". Xin ông Nguyễn Chí Hoan hãy xem lại từ điển Tiếng Việt để thấy rằng, khi ông tách tưởng tượng ra khỏi sự hiểu ( thơ không để hiểu mà để tưởng tượng) chính là ông đang tách cá ra khỏi nước đấy...Không có một sự tưởng tượng nào của con người nằm ngoài sự hiểu biết, nằm ngoài lí trí, nằm ngoài nhận thức...Tưởng tượng có thể ví như hoa trái của sự hiểu biết, của lí trí, của nhận thức. Hay nói cách khác, sự hiểu biết và sự tưởng tượng là một quá trình đồng thời, không phải là bước thứ nhất rồi mới đến bước thứ hai. Tưởng tượng chính là ký ức về quá khứ hay những hình dung về một thế giới chưa có thật, không có thật xuất hiện trong sự kiểm soát của lí trí, của sự hiểu biết nơi con người...Bảo thơ sinh ra không để hiểu mà để tưởng tượng như Nguyễn Chí Hoan, vừa hết sức sai và hết sức buồn cười vậy .,.
Sài Gòn ngày 26-02-2010
T.M.H.
Đỗ Hoàng dịch Vô lối "Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ" ra thơ Việt
Người viết cứ viết ra theo sự suy nghĩ chủ quan của mình. Sau đó người ta phân và chia ra làm nhiều thể loại như: Văn, thơ, phú, tế, hịch, ca dao, tục ngữ, vè, nói lối, hát vui chơi, nói vui chơi...
Thời hiện đại các tác giả cũng có nhiều cách viết, cách nói, cách lập ngôn nhưng chưa thấy các nhà phê bình phần loại thể. Tôi đã có nhiều lần đề nghị với tư cách cá nhân khi thấy nhiều người viết ra nhiều kiểu lạ mắt lạ tai, thấy thơ cũng không phải thơ, văn cũng không phải văn, dịch cũng không phải dịch, truyền thống cũng không phải truyền thống; người trẻ cũng có, người già cũng có; tộc người đa số cũng có, tộc người thiểu số cũng có; các kiểu viết ấy nên gọi với cái tên phân thể loại là "Vô lối". Từ "Vô lối" cũng đủ giải nghĩa các kiểu viết trên. Đại biểu cho kiểu "Vô lôi" này là Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Quỳnh Nam, Phan Hoàng, Trần Hùng, Phạm Đương, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Tuyết Nga, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Vũ Thuật...
Xin dịch bài "Vô lối"
Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Tác giả Nguyễn Quang Thiều
"Tấm thảm Thổ thăng trầm thiên biến,
Hướng dẫn viên dẫn chuyện rõ ràng:
- Thảm này dệt sợi dọc ngang,
Một bà Thổ có tay vàng làm ra.
Người mua lại một ông già,
Da đen quốc tịch Cu Ba rạch ròi.
Ở Ha va na hẳn hoi.
Vào năm tám sáu cũng thời mới đây.
Chủ nhân nói: - Tấm thảm này,
Quà con trai tặng cho thầy u thương!
Hai mốt năm treo trên tường.
Cỏ cây muông thú lạ thường hiển linh (1)
Sớm khuya vang vọng quanh mình,
Tiếng cây, tiếng suối thập thình đâu đây.
Tiếng nai gọi bạn hao gầy,
Mùa sinh sôi giục đàn bầy đến nhanh.
Chủ nhân tám bảy xuân xanh.
Sáng xơi trà nguội đã thành thói quen.
Những con nai đực khát thèm,
Nhưng nhà đóng cửa cài then chặt rồi.
Bà già năm lượt đi ngoài,
Lưng còng chân yếu kêu lời xót đau.
Thảm không dịch chuyển đi đâu,
Hai mốt năm vẫn gắn đầu chỗ treo.
Ông năm mươi tuổi dáng nghèo,
Trở về thường đứng vai đeo túi hờ.
Ngôi nhà tối sáng mập mờ,
Tràn lên tấm thảm tiếng hô hoán đầy.
Phía sau tấm thảm ai hay?
Lưỡi dao sắc lạnh đợi ngày bén xơi.
Một cái chảo sùng sục sôi,
Hướng dẫn viên: - Bà Thổ quả thiệt thòi tấm thân.
Mù loà liệt cả tay chân.
Người mua lại kể ngọn ngành xảy ra.
Ông già da đen Cu Ba,
Khốn cùng tự vẫn thế là đi tong.
Chủ nhân bày tỏ thật lòng:
- Nhớ con trai gương mặt hồng như hoa.
Chính lúc tấm thảm mở ra,
Một người lạnh cóng như là chết khô
Đứng nhìn tấm thảm trống trơ,
Hai chân đông cứng lặng tờ máu tươi.
Hướng dẫn viên bỏ nghề rồi.
Người mua quên bẵng một thời mình mua.
Chủ nhân: Tôi bạn khiếp chưa?
Người thân chết cháy chẳng lưa thứ gì,
Gốc cây trong thảm thâm sì.
Bây giờ là năm hai nhì ai ơi!
(1) Người dệt tài tình đến mức cây cỏ, muông thú trog tấm thảm trở thành sinh linh có sức sống ngoài đời chạy nhảy.
Hà Nội, ngày 7 - 3 - 2010
Đỗ Hoàng

Hai mặt Trịnh Công Sơn

  •   14/06/2025 09:36:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
TRỊNH CÔNG SƠN và CHIẾC MẶT NẠ CỦA KẺ TẬT NGUYỀN
https://youtu.be/vC-7W4LSj6M
Không đứng thẳng mà nghiêng ngả theo thời cuộc, trở thành nạn nhân của chính mình
Matthew Chương
7 tháng 4, 2022
1
Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản! Đi hai hàng kết cục chẳng tốt đẹp gì!
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.
Trong khi đó ở miền Nam,
vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình,
vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954,
vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt…
– với những tên tuổi rực rỡ như
Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh,
Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh,
Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho người dân miền Nam có nhiều lựa chọn.
Và Trịnh Công Sơn được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử;
gắn liền những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị được cho là mơ hồ (trước 1975),
xu thời (sau 1975).
(…) Cuối đời, Trịnh Công Sơn có một nhạc phẩm mà không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông:
“Tiến thoái lưỡng nan”.
Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này.
Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ,
Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan.
Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở hai con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính,
lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.
2
Trong đời, ông mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội.
Trước 1975, ông thân thiết với Đại tá Lưu Kim Cương, một sĩ quan Không quân tài hoa có tâm hồn nghệ sĩ. Cũng chính vì đam mê âm nhạc,
Lưu Kim Cương mới mời Trịnh Công Sơn- Khánh Ly vào hát ở câu lạc bộ sĩ quan Không quân, còn gọi là câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, và Trịnh Công Sơn đã kết thân với Đại tá Lưu Kim Cương từ dạo đó.
Khi Đại tá tử trận, Trịnh Công Sơn đã có bài hát nổi tiếng
“Hát cho một người nằm xuống”
để bày tỏ nỗi tiếc thương.
Mặt khác, ông lại thân thiết với Ngô Kha, một sinh viên theo Cách mạng và sau 1975 là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân,
những người khá có “uy thế” với văn nghệ miền Nam nói chung và xứ Huế nói riêng sau ngày thống nhất.
•Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn mâu thuẫn với chính ông.
Ở đề tài nhạc phản chiến,
Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn này.
Ông không theo Cộng Hòa,
dù sống trong chính thể Cộng Hòa. Ông sợ cảnh đại bác đêm đêm dội về thành phố, ông thương những kiếp người lầm than điêu linh trong bom đạn nhưng không đặt ra câu hỏi:
“Ai đêm đêm nã đại bác vào thành phố?”
Đại bác hồi đó thường dội vào những khu gia binh, bởi lính VNCH hay mang theo gia đình, có vợ và con nhỏ, dội đại bác vào đó để gây bấn loạn tinh thần của binh sĩ.
… Ông viết những ca khúc phản chiến, và tự đặt mình đứng ra ngoài, đứng lên trên, cao hơn cuộc chiến, cho dù ông đau nỗi đau của thân phận người dân trong một đất nước đầy bom đạn.
Phản chiến, nhưng không nhận thức một cách rõ ràng vì sao có chiến tranh và cần làm gì để kết thúc nó.
Nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam.
Tôi cho rằng, so sánh như vậy là khập khiễng.
Bob Dylan không chỉ phản đối chiến tranh, ông còn viết những ca khúc đòi nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc, và hơn thế, tâm thế mà người Mỹ tham chiến trên chiến trường Việt Nam,
Triều Tiên khi đó hoàn toàn khác cuộc chiến trong lòng đất nước Việt Nam.

Có câu chuyện thế này.
Thầy Bửu Ý trước khi vào Sài Gòn dự đám tang Trịnh Công Sơn có hỏi anh Đ.N.P.H., một guitarist có tiếng,
dạy Học viện Âm nhạc Huế:
“Thầy vào dự đám tang, em có gửi gì không?”
thì anh Đ.N.P.H. đã trả lời,
“Âm nhạc của anh ta đã giết chết một thế hệ thanh niên mới lớn như tụi em. Những ca khúc trong tuyển tập Da Vàng đã sinh ra một thế hệ thanh niên yếu đuối và hèn nhát”.
Có thể, đó chỉ là suy nghĩ của một cá nhân, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng không phải là không có lý.
3
Trịnh Công Sơn, cũng như hàng triệu người Việt lúc bấy giờ ước mơ,
hi vọng về một đất nước thống nhất hòa bình;
từ tâm lý đó, có thể hiểu được tại sao ông đọc lời kêu gọi Văn nghệ sĩ trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975
(có người đã viết rằng: “vào 11g30 ngày 30/4: có một nhạc sĩ thiên tài qua đời và một nhạc sĩ ba phải ra đời”).
Rồi, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn âm thầm đau xót trong nỗi cô đơn,
thất vọng không dễ gì bày tỏ của một người luôn chọn tránh đạn bằng cách cúi mình giữa hai làn đạn,
và cả hai phía đều nhìn ông bằng con mắt hoặc thù địch, hoặc nghi ngờ. Dường như Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chọn cho mình một tâm thế đứng thẳng, rạch ròi, mà thường nghiêng ngả theo thời cuộc, theo những nhân vật của thời cuộc và trở thành nạn nhân của chính mình.
•Có những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng:
Tại sao một người từng viết
“Ca dao Mẹ”, “Gia tài của Mẹ”,
“Bà mẹ Ô Lý”…
lại có thể viết “Huyền thoại Mẹ”?
Hồi Tết Mậu Thân 1968,
Trịnh Công Sơn phải trốn chui trốn nhủi, suýt chết dưới tay những người tấn công thành phố Huế,
mà sau 1975, ông lại viết rất ngọt, mượt về một bà mẹ đứng dưới mưa “ngăn từng bước chân thù”.
Thù nào?
Lẽ nào lại là những người bạn từng che chở, cưu mang khi ông trốn chui trốn nhủi?
Lẽ nào ông không nhìn thấy những người mẹ, người vợ mỏi mòn chờ con chờ chồng đi cải tạo mãi mãi không về?
Lẽ nào ông không nhớ những lời mình từng viết
“Xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…”?
Xác người từ đâu ra,
chắc Trịnh Công Sơn hiểu hơn ai hết.
Tại sao nhạc Trịnh viết về thân phận con người thấm thía như thế,
nhưng khi đồng bào miền Nam trên các vùng kinh tế mới, thiếu ăn thiếu mặc, chết đói chết rét, phải chấp nhận đánh cược tính mạng làm mồi cho cá để vượt biên…
thì ông lại không viết được một bài nào về những phận người mong manh đó?
Ông vẫn thong dong hát:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười”.
Tệ hơn, ông còn hồn nhiên hát:
“Em ra đi nơi này vẫn thế”.
4
Sau rất nhiều hứng khởi của
“Hoa xuân ca”,
“Em ở nông trường em ra biên giới”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Huyền thoại mẹ”, “20 mùa nắng lạ”…,
có lẽ ông bắt đầu thấm mệt với trò chơi đu bám thời cuộc.
Hoặc giả, khi đó xã hội bắt đầu có sự cởi mở hơn với những đề tài sáng tác, thì Trịnh Công Sơn bộc lộ sự chán chường không thể che đậy.
Hàng loạt ca khúc sau này chính là nỗi lòng ông.
Có lẽ, đó là những bản nhạc thật lòng nhất.
Hãy nghe “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Đâu phải chỉ tuyệt vọng vì người con gái ông yêu bỏ đi lấy chồng.
Nó còn là sự an ủi chính mình khi tuyệt vọng về một con đường ước mơ, một xã hội đẹp đẽ trong trí tưởng nay đã thành tuyệt lộ.
Hãy nghe
“Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm”, đâu chỉ là người mẹ thương yêu ông hết lòng, đó còn là Mẹ Việt Nam đã bỏ đi, bỏ những đứa con lai căng và bội tình.
“Tiến thoái lưỡng nan” có thể nói là bài hát cuối cùng mà Trịnh Công Sơn trút tất cả nỗi niềm.
Một sự bơ vơ, bế tắc, biết sai lầm nhưng không thể còn thời gian để kịp sửa chữa.
Dù đi về cuối ngõ nơi quê nhà hay đi về nơi cuối trời vĩnh hằng,
thì sống hay chết, cũng không thể lựa chọn lại.
Nên mới bơ vơ, hoang mang,
không đi đâu nữa,
chỉ ngồi để tôi tìm lại tôi.
Có thể nào tìm lại?
Có tìm được không?

Chân đung 810 văn sĩ Việt đương đại - không chọn ...

  •   05/06/2025 07:16:00
  •   Đã xem: 14
  •   Phản hồi: 0
“CHÂN DUNG 810 SI VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI - KHÔNG CHON GẦN 700 NGƯƠI – HỌI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (mốc 2010)
Đỗ Hoàng
1, Khuất Bình Nguyên thơ à uôn
Chạy giải thưởng như con buôn chạy tù
2, Mai Quynhf Nam thúi mắm lu
Giả cay, học giả hai cu Nhật Hoàng.
3, Thơ tình dở nhats thế gian
Là ông giáo Mai Văn Hoan dưới vè.
4, Nhìn mônị mông g hoa hậu vôi ve
Dương Kỳ Anh bị đè chết tươi !
5, Tràn Gia Thái viết dở hơi
Đãi đằng nhuc bút hót lời líu la
6, Lanh chanh Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thơ vè đậm đặc ta bà văn chương.
7, Thôi dừng nhắc gã Trần Trương
Kẻo mà xấu hổ văn chương nước mình.
8, Nguyễn Bình Phương đứa phong tình
Vô lối ngu độn hắc tinh thi đàn
9,Buồn cho anh Vũ Từ Trang
Buôn gỗ sung sương lại quàng qua thơ
10, Đặng Huy Giang viết ất ơ
Con lai vô lối vật vờ kiếm ăn.
11, Nguyễn Thanh Kim thật nhăn răng
Bụng to, thơ lép kết bằng số không
12, Vi Thùy Linh lúc lên dồng
Ở lổ chăn lạnh thèm chông, thèm anh
(còn nữa)

Nhà thơ Vũ Hiển

  •   19/05/2025 11:32:00
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0
Chuyên mục: Nhà văn & Tác phẩm

VŨ HIỂN (VŨ ANH VŨ) SAY & TỈNH
Đỗ Hoàng
Tôi xin đi học khóa I trường Viết văn Nguyễn Du, nhưng mãi đến khóa III mới dứt được công việc cơ quan lều chõng ra Kinh kỳ thi đỗ và vào học khóa III, nhưng chưa tốt nghiệp. Đến khóa IV, tôi lại lều chõng ra Kinh thi lần nữa, được đỗ và học tiếp mớí thi tốt nghiệp.
Khóa này tôi gặp nhà thơ Vũ Anh Vũ tên thật là Vũ Hiển. Tôi không gọi bút danh mà thích gọi tên thật Vũ Hiển. Tôi thấy tên Vũ Hiển gây ấn tượng hơn. Vũ Hiển quê Hải Phòng, ăn sóng nói gió lại trải qua đời quân ngũ khá dài nên chất "hảo hán" trong anh rất đậm. Vũ Hiển dáng cân đối, cao vừa phải và rất cao đàm khoát luận! Tuy có thành tích trong chống Mỹ, anh có bằng chứng nhận" Dũng sĩ diệt Mỹ" nhưng khi đi học thì không có chế độ gì cả, phải tự lực cánh sinh. Nhờ bố làm thuốc Bắc nuôi ăn học. Anh bị thương sọ não nên bố anh phải chu cấp cho anh suốt đời! (Nghe nói bị thương sọ não nhưng chẳng có giấy tờ thương binh nào cả).Anh em bạn học giễu anh:" Bố 70 nuôi con 40, bố 80 nuôi con 50, bố 90 nuôi con 60...".Vũ Hiển đi học tự túc nên rất "bô nhếc". Anh nhảy tường qua Đại học Mỹ thuật và nhà hàng phố vặt là me, bầu bí về nấu canh ăn là chuyện thường. Anh thích rượu, nên việc cắm quán như cơm bữa. Ông bà Duẫn bán quán ngoài cổng trường thay nhau chân cao, chân thấp vào tận phòng ở của Vũ Hiển đòi nợ tửu! Mười lần xuống đòi nợ thì hết mười một lần về không. Bị vết thương sọ não đã hâm hấp rồi:lại mê rượu nên có khi anh"thẳng ruột ngựa"chẳng kiêng dè ai cả.
Một lần có nhà thơ đến nói chuyện rồi khoe đã in 5 tập thơ. Tất cả học viên mừng xã giao cho nhà thơ thì Vũ Hiển vỗ bụng bèm bẹp:
- Cung cấp giấy chùi đít làm gì, chỉ cần một bài thơ, một câu thơ là đủ!
Không ai bịt miệng được Vũ Hiển. May là Nhà thơ cười bỏ qua, không thì lớp bẻ mặt.
Sau khi anh hạ hỏa, không say tôi mớí trao đổi - Ai cũng muốn đời nhớ thơ mình, dù một câu hoặc một chữ cũng quý hóa lắm rồi. Khương Hữu Dụng "một tiếng chim kêu sáng cả rừng", người ta chỉ nhớ đúng có chứ "Sáng"! Nhưng muốn có một chữ, một câu đời nhớ, nhà thơ phải lao lực một đời viết ra hàng vạn bài may ra có còn lại một đôi chữ!
Vũ Hiển nghe xuôi tai im lặng.
Hôm cimine một bạn trong lớp, Vũ Hiển đứng lên phát biểu: "Bài thơ "Khóc Nguyên Hồng" này thay tên " Khóc Nguyên Ngọc" hay "Khóc Nguyễn Tuân" gì mà chả được. Thính giả cười ồ, Nguyên Ngọc ngồi dưới dự nghe mặt đỏ như gấc chín!
"Lợi danh ai chẳng hám
Riêng ta trời là vung
Ếch quen ngồi đáy giếng
Ngôn luận bàn lung tung"
(Chân dung tự họa - Giọt rơi đáy giếng)
Anh em trong trường Văn thông cảm không thể chấp! Nhưng có một lần mọi người không chịu được, cả lớp họp bàn đuổi học Vũ Hiển. Họ làm căng lắm, tôi phải đứng lên bênh vực bạn. Tôi nói: "Tôi thân anh Vũ Hiển, tôi biết anh vô cùng trung thực với bạn bè, với đất nước! Không nên đuổi một người mười năm ở chiến trường đánh giặc, có danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ", bị thương sọ não ra khỏi trường Đại học Viết Văn Nguyễn Du! Mọi người im lặng, sau đó cũng êm chuyện! Vũ Hiển một lần hú hồn!
Khi tỉnh, anh hào hiệp như dân Nam bộ, hay mời bạn bè nhậu. Tôi và anh là đôi bạn nhậu rất "ăn rơ".
"Ta mới nhấp một chén
Người đã ba chén tàng
Nốc vào say ngất ngưởng
Tiên còn kém cô hàng.

Ta với người vui đó
Ơi! Người thơ dềnh dàng
Hết tiền ra cắm quán
Cạn ly, đừng từ nan."...
((Rượu cùng bạn - Giọt rơi đáy giếng)

Nhậu có gì đâu, vài bìa đậu, khô mực (loại cá biển rẻ tiền rất tanh), cút rượu ba xu, chuột uống phải, chuột "chết". Rượu vào thì lời ra, ai cũng nhất quả đất.Vũ Hiển nhất quả đất, Đỗ Hoàng nhất quả đất. Trên đời chỉ có một thằng nhất. Nên phải so găng! Tôi chẳng dũng sĩ, dũng siếc gì hết, dân trinh sát đặc công có cách hạ đối thủ "gia truyền", lấy " đoàn binh chế trường trận". Lúc ấy tôi mặc bộ pirama, áo rộng dễ múa,quần rộng dễ đá, tôi chơi chiêu "quyền cước liên hoàn" đá Vũ Hiển đang ngồi xếp bằng trên bàn phòng học văng ra ngoài cứa sổ!
Cư dân trong trường Văn mè nheo:" Trường Viết Văn Nguyễn Du học
võ chứ đâu phải học Văn" (!).
Từ đó ngôi thứ đã định đoạt, Vũ Hiển chuyên tâm học văn, không võ vai gì nữa!
Ở Hà Nội Vũ Hiển có nhiều bà con và người quen, tôi dân biên trấn ra học chẳng ai bà con, quen thân. Tuy tôi là cán bộ đi học có lương cao nhưng những lúc hết gạo, hết tiền cũng chớí với lại bám cậy nhờ "Gã Khờ" Vũ Hiển. Vũ Hiển dẫn đi ăn chực (ăn ké) khắp Hà Nội. Khi thì ăn ớ bà chị họ đường Trần Quý Cáp gần ga Hà Nội, khi thì bãi Phúc Xá, Phúc Tân...
Bà chị họ của Vũ Hiển buôn bán vặt ở ga Hà Nội, có nhà trong khu tập thể đường Sắt tiếp hai học viên Văn rất tận tình chu đáo.Bữa ăn có đủ món ăn nổi tiếng Hải Phòng: bùn cá cay, bún đa nem nâu, nem rán, thịt lợn luộc, rượu, bia...Món nào bọn tôi cũng thích.
Bà chị Vũ Hiển tâm tình:
-Họ em làm kỹ sư, bác sĩ đã có, bộ đội úy, tá đã có; bên chính trị nhiều người làm cán bộ cấp thành phố, nhưng chưa có ai nhà thơ. Cậu Hiển đi học Nhà thơ cả họ mừng. Nhiều người nói đi học nghề ăn mày, song tôi bảo chú tôi, cho cậu Hiển đi học,lên Hà Nội cháu nuôi ăn học!
Tôi vô cùng cảm kích lời tâm tình của bà chị họ Vũ Hiển.
Tôi nhớ buồn thương nhất lần Vũ Hiển dẫn tôi đi xin tiền một người thân ở phố Lò Đúc. Tôi nghĩ người này chắc lại đại gia "Tàu Viễn dương", "Địa ốc" hoặc "Chủ Sáu Kho" nổi tiếng của Hải Phòng...Ai ngờ leo lên đến tầng 5 vào phòng trọ của một sinh viên Nhạc viện Hà Nội. Anh sinh viên cao mà rất gầy, da trắng nhợt gần như bạch tạng suốt ngày ngồi bên cái máy đan len kiếm thêm tiền để học.. Thấy tôi và Vũ Hiển vào nhà, anh rời máy đứng lên pha nước tiếp khách, rồi ba anh em đàm đạo văn chương, âm nhạc. Anh hiểu âm nhạc đã đành, anh còn hiểu sâu văn chương. Anh thích văn chương bình dị, không kiểu cách. Anh rất yêu thơ Vũ Hiển. Anh thuộc nhiều bài và đọc cho chúng tôi nghe bài 'Thơ và em"
Thơ hay là đau khổ
Mà cuộc đời ngả nghiêng
Em hay là bão tố
Mà biển trời đảo điên

Mà thơ là đau khổ
Nên càng yêu cuộc đời
Và em là chân trời
Nên càng say bão tố

Hay đừng làm thơ nữa?
Để trong ta bình yên
Hay đừng yêu em nữa?
Cho biển trời dịu êm.

Thơ ơi! Dù đau khổ
Càng si mê không rời
Em ơi! Dù bão tố
Càng đắm say chân trời.

Thật là tri âm, trị kỷ!
Sau đó anh đưa tiền cho Vũ Hiển về tiêu pha. Tiễn hai anh em ra cửa, anh nhỏ lời: "Tôi khi chưa mua được máy đan len cũng vất lắm. Có nó tôi đỡ bấn, có thể bám học tốt nghiệp Nhạc viện. Anh Hiển và anh đừng ngại, khi nào túng thiếu đến tôi, tôi có thể giúp chút ít!
Vũ Hiển lúng túng cám ơn rối rít. Tôi ái ngai và xấu hổ quá. Hai thằng thân dài, vai rộng sức như trâu có thể quật voi chết mà đi xin tiền một sinh viên gầy yếu, xanh nhớt đan len kiếm sống nhiều hơn học nhạc!
Tôi bảo Vũ Hiển:
- Tưởng ông xin tiền đại gia, ai lại bóp nặn cánh sinh viên nghèo khổ như mình!
- Quân tử cố cùng bất câu liêm sỉ - Tao không còn chỗ nào xin nữa mày ạ! - Vũ Hiển chắc chẳng sướng sung gì nói.
Vũ Hiển thường bị chê hâm hâm, dở dở, "viêm túi mãn tính" (không có tiền) , chính anh cúng tự nhận "Hâm hấp rồi dở dở/ Dại dại, lại điên điên (Chân dung tự họa - Giọt rơi đáy giếng), nhưng khóa IV viết văn , Nguyễn Du, Vũ Hiển có nhiêu ấn tượng tốt để lại. Vũ Hiển được in thơ dự thi báo Văn nghệ năm 1989-1990 hai bài. Bài Tương Lê Chân và một bài thơ tình. Tôi đến thăm anh Bế Kiến Quốc, tổ trưởng tổ thơ báoVăn nghệ, nhà ở căn hộ khu Trung Tự ,nghe anh báo tin tuần tới báo ra có thơ Dự thi của Vũ Hiển. Anh khen thơ Hiển hay .Tôi về trường báo tin cho Hiển. Vũ Hiển sung sướng đến mức nhảy múa hát mấy vòng ở sân trường. Sau đó kéo tôi ra cắm quán Bà Duẩn hơn lít rượu " xếc" đắng như thuốc sâu:
"Ta mớí nhấp một chén
Người đã ba chén tàng
Mặt người vừa đo đỏ
Da ta chớm vàng vàng
...
Say rồi lăn ra ngủ
Hai đầu hai quả dừa
Ta biết đời quá ngắn
Dẫu chết, rượu không chừa..."
(Rượu cùng bạn - Giọt rơi đáy giếng)
Đến việc Vũ Hiển yêu người đẹp Thúy M, đứng thứ 6 vùng chung kết thi hoa hậu năm 1989 - 1990. Thúy M học năm cuối khoa Văn hóa quần chúng, Đại học Văn hóa Hà Nội. Tôi và Vũ Hiển có nhiều lần đến ký túc xá của Thúy M chơi. Yêu được hay không được, không quan trọng, nhưng Vũ Hiển có nhiều thơ tình hay về người đẹp là quý rồi.
"...Một mình giữa bến cô liêu
Lục tìm thương nhớ những điều vu vơ
Bên tai vẳng một vần thơ
Còn mong ai nữa đứng chờ ngoài hiên
Mắt buồn dõi ánh sao đêm
Một mình tâm sự sương mềm bờ vai

Bần thần đếm khắc canh dài
Bóng mình, cứ ngỡ bóng ai đợi mình!
(Cô đơn - Giọt rơi đáy giếng)

Ấn tượng nhất là ngày thi trắc nghiệm tốt nghiệp, học viên trả lời trực tiếp các câu hỏi do giáo sư, nhà văn hỏi. Vũ Hiển đối đáp rất lưu loát rồi đọc ngay thơ mình minh họa. Các giám khảo phải phì cười cho điểm cao:
"...Trẻ chi mà già chi
Rượu say rồi nói khoác
Tiền là Bạc lắm khi
Nợ đời không cần nhắc

Thàng ngày lam lũ đấy
Rảnh rỗi nhắp vài chung
Dở hay lời phải trái
Ngôn luận bàn lung tung

Lợi danh ai chẳng hám
Riêng ta trời là vung
Ếch quen ngồi đáy giếng
Vùng vẫy lắm coi chừng

Văn cũng không bằng vẽ
Tài cũng chẳng bằng tiền
Hâm hấp rồi dở dở
Dại dại , lại điên điên

Câu thần chen câu vụng
Thơ thẫn lẫn dại khờ
Áo cơm đời rẻ rúng
Tình riêng vẫn ơ hờ

Cần tìm mau con vợ
Sửa túi cùng nâng khăn
Cho dù là cái nợ
Mặc xác, ta cóc cần.
(Chân dung tự họa - Giọt rơi đáy giếng)
Từ đó đến nay anh cứ "tình riêng vẫn ơ hờ"
"Em ơi! Chiều rồi
Đêm đã`về, nắng sót
Em ơi! Muộn rồi
Cánh hoa sầu không nhặt

Đêm qua trong mơ
Thấy em về nhắc nhở
Em ơi! Chiều rồi
Ngủ
Tìm vĩnh cửu hư vô
Chẳng bao giờ đi tới
Chiều rồi!
Muộn rồi
(Chiều rồi - Giọt rơi đáygiếng)

*
Tốt nghiệp ra trường, anh em trong lớp đều có việc làm, riêng Vũ Hiển thì vẫn ông 90 nuôi ông 70. Mỗi lần công tác xuống Hải Phòng tôi đếu ghé thăm nhà Vũ Hiển. Bố Vũ Hiển bốc thuốc Bắc. Nhà cửa ở phố đàng hoàng. Bố Vũ Hiển đã cao tuổi. Lúc đó ngoại bát tuần. Nhưng trông cụ quắc thước, cao ráo, có chữ nghĩa. Hai cô con gái, một chị, một em gì đó của Vũ Hiển đang dạy cấp 3 gần nhà.
Đi làm có tiền, tôi mời bia Vũ Hiển. Hai đứa từng đã uồng khuynh thiên, đảo địa nên cuối tuần rỗi rải tha hồ lai rai!
- Drink beer, or drink alcohol?- (Uống bia chứ?, hay uống rươu?,)
- Drink beer (Uống bia!).
Uống mỗi đứa đã 6 vại, tôi hỏi vũ Hiển:
- Uống nữa không?
- "Thất tràm sớ chứ" ( Nghĩa là phải 7 vại)
- Ok! (Tốt thôi)
Nhưng phải đến ten, eleven, twelve, thirteen...(mười, mười một, mười hai, mười ba...) mới rời quán.
Sau khi tỉnh, một việc"quan trọng" khi về Hải Phòng là ra Đồ Sơn tìm người đẹp. Một địa nổi được nới lỏng cho du khách xả hơi.
Vũ Hiển nói: - Tớ có chỗ quen, khỏi phải ngủ độn (phải đeo capot).
Hồi trẻ khoản này, tôi năm bờ oăn (I am number one), số một - 180 phút không kể thời gian chép đề.
Tôi xong việc,Vũ Hiển chờ bạc tóc. Vừa bước ra cửa, Vũ Hiển hô to:
- Xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ba mươi năm mà để thằng Huế ra khai hóa văn minh! Đúng là năm bờ oăn (số 1)
- Number one! Số 1!

*
Tôi viết chân 810 vị Văn sĩ Việt. Hải Phòng chọn nhiều nhiều người trong đó có nhà thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển). Trên mặt bằng văn chương được đăng tải, Vũ Anh Vũ không bằng một số người khác. Tên anh rất ít xuất hiện trên báo chí chính thống. Không chỉ anh, nhiều nhà thơ khác cũng chịu cảnh rủi ro trong cơn kinh tế thị trường. May cho anh, tôi người làm sách tôi biết anh, bạn học của anh, tôi đọc thơ anh nhiều nên tôi quyết định chọn anh. Nhiều vị thời thượng được công luận công kênh nhưng tôi cho là thùng sắt tây rỗng, tôi không chọn. Tôi làm cuốn sách này tránh được hai điều, nếu nhà nước làm thì họ đưa cán bộ tuyên huấn, cán bộ chính trị chay vào đứng trong danh sách nhà văn; nêu tư nhân làm vì không có tiền nên các đại gia, doanh nghiệp gia đứng trong hàng các nhà văn (!).
Không hiểu sao Vũ Anh Vũ biết tôi làm sách kẹt tiền, Vũ gửi lên Hà Nội hai lần độ trên 5 triệu đồng. Tôi vô cùng càm kích tấm lòng tốt của bạn, không biết bạn đào đâu ra tiền?
"Vũ Hiển ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Hâm hâm dở dở, tàng tàng
Chén rượu trắng tay xin bạn..."


*
Chắt lọc một đời thơ, anh xuất bán tập thơ "Giọt rơi đáy giếng" - Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2017. Tập thơ có nhiều bài hay: Tượng Lê Chân, Thu phải sang, Chân dung tự họa, Nhìn, Tìm xuân, Uống rượu một mình, Thơ và em, Chiều rồi, Rượu cùng bạn...Điều đó thật đáng mừng cho Nhà thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển). Đời không phụ lòng tốt của anh. Anh không bị lãng quên:
"Vũ Hiển không thể nào quên
Lê Chân nữ tướng dựng nên Hải thành"
Hà Nội 2020
Đ - H

Thư Phan Nhật Nam gửi...

  •   29/04/2025 09:25:00
  •   Đã xem: 44
  •   Phản hồi: 0
Đỗ Hoàng
Phóng tác thư Hữu Thính gửi Phan Nhật Nam và thư từ chối Phân Nhật Nam gửi Hữu Thỉnh
PHONG TÁC THƯ ĐIỆN TÍN HỮU THỈNH MỜI PHAN NHẬT NAM VỀ DỰ HÒA HỢP DÂN TỘC
Xin gửi tiên sinh điện tính này.
Nước nhà tổ chức nối vòng tay.
Anh Kha gặp bác bia nghiêng ngả,
Mỗ Thỉnh thấy hình tửu ngất ngây!
Đỏ lửa mùa hè tôi đọc biết, (*)
Trường ca tới biển bác xem hay! (**)
Hận thù quá khứ ta găm lại
Đại diện Đáng, Đoàn hân hạnh thay!
Hà Nội ngày 20 – 9 – 2017
Đ - H
(*) Mùa hè đỏ lửa ký Phan Nhật Nam
(**) Trường ca Biển thơ Hữu Thỉnh
Đỗ Hoàng
PHÓNG TÁC THƯ TỪ CHỐI CỦA PHAN NHẬT NAM
Trước hết là tôi từ chối bay!
Gửi về quốc nội để ông hay.
Một trăm năm cộng dân tan tác,
Hai thế kỷ ma đảng đọa đày!
Mồ mả quê nhà tàn tán tác,
Thân già hải ngoại còm còm cay!
Bao giờ cộng sản không còn nữa
Khỏi khiến chúng tôi sẽ đến ngay!
Hà Nội 20 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
BÀY CHỌI GÀ MẠT KẾ MOI TIỀN CHÙA
Chúng trói gà nhà khóa cẳng tay
Mời gà rừng tới đá lăn quay!
Phổng phao mái bự xiên bơ rán,
Núc níc trống cồ xé thịt phay!
Huyết đổ nghìn đời, sông suối nghẽn,
Xương phơi vạn thuở, núi đồi lay!
Chọi gà trò cũ moi hào mới
Cách kiếm tiền chùa mạt kiếp thay!
Hà Nội 30 – 9 – 2017
Đ - H

Nguyễn Xuân Phúc vịnh

  •   20/03/2025 19:23:00
  •   Đã xem: 65
  •   Phản hồi: 0
ách diện vịnh
Nguyễn Xuân Phúc vịnh
Vừa mới lên chức đã tác oai.
Xe về phố cổ nát môn khoai!
Tò te kèn thổi kinh miền đước,
Chí chọe kẻng kêu khiếp miệt xoài!
Công nợ quốc gia còn ngắc nhé,
Tội tình trời biển chửa nguôi ngoai!
Vênh vang chi để người ta chưởi
Tiền thuế dân thu chảy máu hoài!
Hà Nội 2015
Đỗ Hoàng

Nguyễn Xuân Phúc vịnh

  •   20/03/2025 19:23:00
  •   Đã xem: 88
  •   Phản hồi: 0
ách diện vịnh
Nguyễn Xuân Phúc vịnh
Vừa mới lên chức đã tác oai.
Xe về phố cổ nát môn khoai!
Tò te kèn thổi kinh miền đước,
Chí chọe kẻng kêu khiếp miệt xoài!
Công nợ quốc gia còn ngắc nhé,
Tội tình trời biển chửa nguôi ngoai!
Vênh vang chi để người ta chưởi
Tiền thuế dân thu chảy máu hoài!
Hà Nội 2015
Đỗ Hoàng

Nhà thơ Trần Hậu...

  •   20/03/2025 19:18:00
  •   Đã xem: 79
  •   Phản hồi: 0
Nhà thơ Trần Hậu (20 năm trước):
“Nếu tập thơ Tâm sự người lính được dịch sang tiếng Anh, được chuyển đến các thành viên giám khảo giải Nobel, chắc chắn đoạt giải. Chỉ chừng ấy thôi đã vinh dự tuyệt trần!”
Đỗ Hoàng
MỘNG KHÔNG THÀNH
Đề từ:
mình biết cái mộng khởi nghĩa kia của mình sẽ khômg thánh
mình biết được khi mình chưa hô hào cầm gươm súng
mình biết được khi mình chưa báo động
để lật đổ thế giới này đổi lại những dòng sông!
quy luật con người sớm làm cho mình nản lòng
mình chán ngán không muốn làm gì cả
bởi thực chất mình có thành công khi khởi nghĩa
liệu con người có sung sướng hơn không?
Ta nằm nghĩ mãi không ra lối
Buồn chán đời nay đến vạn đời
Cái khổ, cái giàu ghen ghét mãi
Triệu năm chưa một phút nào ngơi!
Ta nghĩ nếu ta giành chính quyền
Thì ta cũng phải có ưu tiên
Cũng ra đạo luật phòng ai phản
Cũng sống nhàn mọi kiếp phiền
Rồi bao toà án với nhà lao
Ai chống thì ta nhét chặt vào
Đến mọt gông cùm ta mới thả
Nghìn đời ai phản được ta đâu!
Nghĩ chị không chán cho trần tục
Cả phút người ta muốn vươn minh
Cũng phải ra tay làm điều ác
Cũng phải sống thành kẻ cuồng điên!
Cho nên mộng tưởng ta tan vỡ
Chỉ nghĩ mà chưa kịp khởi hành
Con người ghê lăm trên trần thế
Cứ tự chôn mình tuổi đang xanh!
Tiểu đoàn 3
Ngày 6/11/1973
Đ - H
Ảnh cuối:
Nhà thơ Trần Hậu châm thuốc (phải) cho Đỗ Hoàn

Phan Hoàng nên theo đít trâu suốt đời

  •   26/02/2025 10:20:00
  •   Đã xem: 75
  •   Phản hồi: 0
TÊN PHU YÊN - DỐT NÁT - THI TẶC - BÂ XẠO - SÁO SẾN...
PHAN HOÀNG PHẢI THEO ĐÍT TRÂU SUỐT ĐỜI
Đỗ Hoàng
Ltg: Gần thế kỷ qua, bọn thơ Vô lối hoành hành tác oai, tác quái trên cõi Việt. Chúng là loại thi tặc – giặc thơ – phá hoại thi ca tổ tiên. Từ thằng thủy tổ Thanh Tâm Tuyền , phó thủy tổ Lê Văn Ngăn, đến Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Trần Hùng, In ra sa ra, Mai Quỳnh Nam, Mã Giang Lân, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Mai Quỳnh Nam, Tuyết Nga, Nguyễn Phan Quế Mai, Văn Cầm Hải, Trúc Thông, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Phan Thị Vàng Anh, Từ Quốc Hoài, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương, Thi Hoàng, Hoàng Hưng… đến đám hậu sinh, đám chíp hôi … tác phẩm của chúng cả nội dung và hình thức không đem đến điều gì mới mẻ cho văn chương mà lại phá hoại văn chương Việt! Phan Hoàng là một tên như thế: giả dối, sáo, sến, viết về mẹ mà cũng đóng kịch, nhạt nhẽo, gượng gạo…đầy chất Tàu ô!
Nguyên bản:
Phan Hoàng
TIẾNG THỞ MẸ NHỌC NHẰN
(Văn nghệ số28 /9/7/2022)
Thẫn thờ đêm tiếng thở mẹ nhọc nhằn
tiếng cánh cò rã rời trăm năm âm thầm mưa nắng
tiếng kết tủa buồn vui đời sông chạm biển về nguồn
Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói
Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo
Ước gì ngọn gió ta như mầm non mới cựa mình trong lòng đất
và cơ thể mẹ là ngôi vườn thanh xuân ấm áp tiếng hoang sơ.
BÌNH GIẢNG:
Tôi đã nhiều lần nói: - Đọc đám thơ Vô lối – thi tặc – giặc thơ như đi hội nghị sang trọng mà dẫm phải cứt người! Khó chịu, tởm lợm! Thật ra không nên đọc nhưng vì văn chương, vì thơ nước nhà phải đọc, phải bình bởi bọn thi tặc cầm chịch văn nghệ mậu dịch tác oai, tác quái trên thi đàn nên tôi lại động bút.
Bọn thi tặc chuyên làm “vô lối – ( thơ không vần). Bọn chúng không biết là thơ không vần nhân loại và cha ông ta làm từ thuở khai thiên lập địa. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường các thầy đã nói làm thơ không vần như đi xiếc trên dây, rất dễ thất bại. Trí tuệ lớn, trái tim lớn mới có bài đứng lại, còn bọn “chấu cẩu” (chó) làm sao thành công!
Phan Hoàng là tay trong đám Vô lối – thi tặc – giặc thơ ấy viết loăng quăng, uốn éo, làm bộ, làm tịch, dùng đầy Hán tự… thế mà chúng lăng xê hết lượt này đến lượt khác trên các báo mậu dịch chính thống. Tay này có đi bệnh viện lắp phải trái tim chó hay không sao mà viết như robot?
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói”…
Đọc khổ này thấy lợm mửa của một thằng kịch hề giả dối!
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh…”
Câu cũ như trái đất, vô bổ, không có chút tình nào,giả vòe, giả vịt…
Câu tiếp lại còn cũ hơn, lại làm bộ làm tịch hơn:
“gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức”
Câu cú nặng nề, lặp đi lặp lại!
Khổ tiếp cũng viết ỏn ẻn, sáo rồng:
…”Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo…”
Toàn giọng điệu giả dối, không trái tim người!
Đây là bài vô lối làm xiếc chữ về Mẹ, chứ có tình mẫu tử gì đâu!
Thơ viết mề mẹ in chật trái đất, toàn bài hay, chứ có như bài này của Phan Hoàng.
Nông phu thì có:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn”
Hay:
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng mem cơm tấm lưỡi lừa cá xương
Người có chữ:
Du tử ngâm -遊子吟 - Mạnh Giao - 孟郊
遊子吟
慈母手中線, 遊子身上衣;
臨行密密縫, 意恐遲遲歸。
誰言寸草心, 報得三春輝?
Du tử ngâm
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa
Sợi chỉ trong tay mẹ hiền,
Nay đang ở trên áo người đi xa.
Lúc mới lên đường, mẹ khâu kỹ càng,
Có ý sợ con chậm trễ trở về.
Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ,
Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Đỗ Hoàng dịch thơ:
KHÚC NGÂM CỦA CON ĐI XA
Mẹ hiền khâu sợi chỉ
Trên áo con đi xa
Lên đường mẹ khâu kỹ
Sợ con chậm về nhà
Ai dám một tấc cỏ
Báo đáp ba xuân qua!
Phan Hoàng cũng như bọn giặc thơ đềuTàu hóa, dùng tràn lan âm Hán Việt chưa được Việt hóa! Nhiều bài trước Phan Hoàng đã dùng hàng chục âm Hán Việt, bài này dùng trên 30 chữ (36 chữ). Một thứ Tàu ô!
1, kết tủa -結瑣
2,bôn ba - 奔波
3,phiêu bạt -漂犮
4,hư danh - 虛名
5,độc thoại-獨話
6,ký ức, ký ức记忆
7, thân thuộc 親屬
8,tạ lỗi 謝誄
9, nghĩa trọng 義重
10, tình thâm 情深
11, côn trùng 昆蟲
12, mê mãi 迷買
13,sinh thành 生成
14, dự báo 預報
15,thế gian 世間
16, thanh xuân 青春
17, hoang sơ 荒初
18, đông 冬
19, xuân 春
Bài phê bình trước,tôi đã nói Phan Hoàng nên rèo bò (theo đít trâu) Bài này nhắc lại – chữ nghĩa kiều Phan Hoàng và bọn “thi tặc – giặc thơ” nên cho theo đít trâu suốt đời. Chúng không được bén mảng đến Văn chương !

Tên PHan Hoàng - Phú Yên - Thi tặc

  •   26/02/2025 10:17:00
  •   Đã xem: 82
  •   Phản hồi: 0
ĐỌC THƠ “LÒ MỔ” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
PHẦN III: TIẾP BƯỚC NGUYÊN NGỌC
Hôm nay tôi sẽ “viết nốt” về “Lò mổ” của Nguyễn Quang Thiều.
Trong Chương 9, khi Nàng, thấy cuộc sống hiện tại như “sự giam cầm. Sao chúng ta không ra đi?”, “Chúng ta không thể yêu nhau giữa những con ruồi”, “Bầy ruồi đang bu kín chúng ta”, “Bầy ruồi sẽ ăn thịt em”, “Bầy ruồi khao khát đẻ trứng vào giấc mơ của em, chúng muốn em mang thai cho chúng”, v.v… thì Chàng nói về “Một bến bờ xa xôi. Một ngôi nhà xa xôi”, “Em có nhìn thấy những cánh đồng giàn giụa xanh liền với chân trời”, “Tiếng gió vọng vang. Ngập tràn những ô cửa nắng”, v.v…
Vậy “Một bến bờ xa xôi. Một ngôi nhà xa xôi” ở đâu?
Tôi cũng không biết đó là ở đâu. Nhưng tôi biết với văn chương, Thiều đã làm gì, đã có những quan điểm “đổi mới” để mơ tưởng cái gì? Hôm nay tôi sẽ nhắc lại vài chuyện có liên quan.
***
Nhà thơ Nguyễn Chí Hiếu, nguyên TBT Báo Văn nghệ TpHCM, từng nhắn tin cho tôi:
“Đông La vào FB cậu Thiều đọc bài " Cho cuộc gặp gỡ văn chương năm 2025 tại Mỹ" đi. Mình thấy xu hướng của cậu Thiều ngày càng lệch lạc. Chẳng lẽ nền văn chương Viêt Nam không "lương tri", không "can đảm" sao & Y muốn mời mấy tên "nhà văn chống cộng" chuồn qua Mỹ từ 1975 tham dự để làm gì? Đông La nên viết bài vạch trần bộ mặt của tên Thiều này để anh chị em hội Nhà văn biết. Mình tiếc mình đã già, không còn làm gì được. Buồn quá !”
Hướng về Mỹ và Phương Tây là con đường mà Đảng viên, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều hướng tới. Đó cũng chính là con đường mà Nguyên Ngọc đã vạch ra.
Nguyên Ngọc là người đã phất cờ "lộn ngược văn chương" nhằm “rửa mặt” cho Pháp và Mỹ từng gây ra và duy trì chiến tranh tại VN. Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, v.v… đã đi theo con đường này và đã được “ăn tiền”. Nguyên Ngọc không ngờ rằng người kế tục nhiệt thành và hiệu quả nhất con đường của mình lại chính là Nguyễn Quang Thiều, trong đó có chuyện vọng ngoại, phản lại lịch sử và nền văn học cách mạng.
***
Nhớ lại lần tôi dự Hội nghị Lý luận Phê bình của Hội Nhà Văn VN ở Tam Đảo, ngày 7 -7-2016, tôi gặp Nhà văn Nguyễn Bảo, đại tá, nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Anh nói rất thích đọc tôi viết và khoe anh có viết một bài liên quan đến hai ông Nguyên Ngọc và Nguyễn Chí Trung. Anh kể hồi chiến tranh Nguyễn Chí Trung và Nguyên Ngọc ở cùng Ban văn học Cục chính trị Quân khu V. Một lần anh Nguyễn Bảo và Nguyên Ngọc vào viện 108 thăm Nhà Văn, nguyên là Trợ lý TBT Lê Khả Phiêu, Tướng Nguyễn Chí Trung nằm viện, Nguyên Ngọc nói: “Này những điều bọn mình nói (Chủ nghĩa Mác Lê Nin) với các cậu trước đây hãy quên đi nhé!”. Nguyễn Chí Trung giật áo anh Nguyễn Bảo: “Những điều bọn anh nói trước đây cơ bản đúng cả đấy”.
Hai người khác nhau từ đấy. Nguyên Ngọc phản trắc, trở cờ, còn Nguyễn Chí Trung có lần nói: “Có người bảo chậm nhất là 10 năm nữa, Chủ nghĩa xã hội sẽ không còn ở Việt Nam. Sợ tôi không sống được đến 10 năm nữa, nhưng nếu tôi chết mà lời nói kia là sự thật, xin các người cứ đái vào mộ tôi”.
***
Hồi 1979, khi Nguyên Ngọc được giao làm Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN từng có tham vọng phất cờ đổi mới văn chương, từng tuyên ngôn “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”, nhưng thực tế lại ca ngợi văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết bất hảo, bất nhân, trái luân thường đạo lý, xuyên tạc sự thật, phản lịch sử dân tộc. Nguyên Ngọc cũng từng đấu tranh để cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được giải thưởng, một cuốn sách xuyên tạc sự thật về đội quân cách mạng và cuộc kháng chiến. Nguyên Ngọc cũng ca ngợi Dương Thu Hương, con mụ ba xạo kể trong ngày giải phóng 30-4-1975 ngồi trên vỉa hè Sài Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng của mình là đội quân man rợ. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của thằng Huy Đức San “hô”, cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều thấy Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là “rất trung thực”. Cô Nhã Thuyên đã làm một cái luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm “Mở miệng” chuyên làm thơ mất dạy, bố láo, kích động lật đổ thể chế. Khi cái luận văn đã bị thu hồi, Nguyên Ngọc lại cho sự phê phán và thu hồi là “vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa»”.
***
Thời Nguyên Ngọc nắm quyền, Thiều không lọt được vào “mắt xanh” Nguyên Ngọc như Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, nhưng rồi Nguyên Ngọc không thể ngờ rằng người tiếp bước mình lại chính là Thiều, và còn cao tay hơn, khi Nguyên Ngọc bị thất sủng, thành kẻ bên lề, bất mãn, quấy phá thì Thiều lại trở thành Chủ tịch Hội Nhà Văn VN, tiếp bước Nguyên Ngọc một cách bài bản, đàng hoàng. Và với tài véo von, Thiều còn biến những chuyện sai trái độc hại trở thành “nên thơ”. Như ông Lê Cao Tâm tố cáo Thu Uyên trên truyền hình “Lợi dụng nhân đạo móc túi bá tánh” thì Thiều nói ý là cần phải giúp Thu Uyên “cứu lấy lòng nhân ái”; hai tài năng độc hại, nhân cách hôi thối là Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh thì Thiều cho Thiệp là “Nhà văn tìm đạo cho dân”, cho “Nỗi buồn chiến tranh” là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”; v.v…
***
Đời luôn có những kẻ xu nịnh bất chấp đúng sai tốt xấu. Thiều là Chủ tịch Hội Nhà Văn VN tất những kẻ như thế phải nịnh. Một bạn đọc vào thảo luận bài tôi viết cho biết thằng Phạm Lưu Vũ đã ca ngợi “Lò mổ” của Nguyễn Quang Thiều. Một thằng ngu xuẩn, lưu manh tất phải vậy, bởi nó từng tuỳ tiện tâng bốc thơ Thiều thế này: “Bài thơ tả bầy chó của Thiều hay đến kinh người. Mỗi lần sủa là một lần lóe chớp, không lần nào giống với lần nào. Sủa lần đầu là kiếp súc sinh, sủa lần sau là kiếp con người, sủa lần tiếp theo là hiền nhân quân tử, sủa tiếp nữa là triết gia, thi sĩ… cứ thế sủa cho tới bậc… thánh nhân”. Viết vậy, Phạm Lưu Vũ đúng là mất dạy hết nấc, ngu xuẩn hết nấc, trái Đạo hết nấc, bởi theo Đạo Phật, chúng sinh phải tu tập tỷ tỷ kiếp, loại hết nghiệp tham, sân, si, mới có thể đạt được quả vị thánh, chứ không phải chỉ sủa như chó tranh ăn điên cuồng là sẽ thành thánh! Đáp lại sự tâng bốc của Phạm Lưu Vũ, theo Nhà Văn Trúc Phương cho biết, Nguyễn Quang Thiều đã cướp quyền duyệt bài của TBT Báo Văn nghệ, đã cho in sớm truyện “Ba viên xá lợi” cực kỳ phản động của Phạm Lưu Vũ.
Tôi không nhớ ở đâu, Thiều từng tự cho mắt mình như “mắt trâu”, cô em thân thiết của Thiều là Dạ Thảo Phương thì tả mắt “ông anh” như “hai cái chén tống”, vậy mà cô Lương Lan Hương lại cho tôi biết thằng Nguyên Hùng ca ngợi Thiều như “người mẫu” (xem ảnh).
Thật hết sức kinh tởm bọn xu nịnh này.
26-2-2025
ĐÔNG LA / Nguyễn Văn Hùng— với Paul Nguyễn Hoàng Đức và Phạm Lưu Vũ.

Văn Chinh bôc thơm Nguyễn Quang Thiều

  •   09/02/2025 09:28:00
  •   Đã xem: 80
  •   Phản hồi: 0
Văn Chinh là một gã làm tiền trong Văn chương

Các tin khác

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay334
  • Tháng hiện tại2,786
  • Tổng lượt truy cập105,735
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi