Thơ tự do. thơ vô lôi

  •   24/06/2025 14:47:00
  •   Đã xem: 4
  •   Phản hồi: 0
THƠ TỰ DO - VÔ LÔI THI TẶC (tiêp theo 2)
Đỗ Hoàng
Lằn ranh giữa Thơ Tự Do và Vô lối Thi tặc chỉ một sợi tóc nhỏ. Người ta bảo: “Làm thơ không vần như đi xếc trên giây, rất dễ thất bại!”
Đó là mới không vần, còn đã không vần lại còn viết dung tục, dâm loạn, bẩn thỉu, kiến thức sách vở, kiến thức đời nông cạn, ngu độn nữa thì chỉ có vứt vào hố xí ! Các kiểu viết của đám Vô lối Thi tặc đều vứt vào hố xí!
Thơ Tự Do:
Bạn tôi
trên thép gai ba tầng,
tay chưa rời báng súng
chân lưng chừng nửa bước xung phong!
(Chính Hữu)
Vô Lối Thi tặc:
Tôi anh lính phong tình
nhìn sương núi vờn quang thân súng
lòng côn cào vũ điệu giao long
(Nguyễn Bình Phương)
Như đã so sánh trước, đặt hai bài cạnh nhau, một bên là người tiên ở trên trời, một bên là con quỉ dâm tà hôi hám chui rúc trong hầm tối; một bên là ánh mặt mặt trời chói lòa, một bên hang rắn đen ngòm nhà thổ! So sánh là khập khiểng, nhưng quả vậy.
Chính Hữu viết về đồng đội, sự hy sinh của đồng chí như tạc bức tường kỳ vĩ của những anh hùng vô cùng thánh thượng. Còn Nguyễn Bình Phương viết tự thú quá dung tục, bẩn thỉu. Tự xưng mình là kẻ phong tình, lính phong tình, điều ấy hiếm xảy ra. Lý Hạ, Lý Thân bên Tàu lấy nhà thổ làm nhà, trai Thái Lan ngủ với điếm “cần tăng dân số” bị ăn ruỗng, khi đi tiều đái xòe như cái xoa tưới nước mà chưa dám nói mình là kẻ phong tình!
Rồi lính ngụy, lính Đại Hàn đem lậu giang mai làm cho gái miền Nam một thuở kinh hồn bạt vía chưa nhận phong tình, trăng hoa, lẳng lơ!
“Nếu mai đụng độ ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia bớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một giờ vui »
(Nguyễn Bắc Sơn)
Kẻ phong tình chí có người đời xác nhận, và hình tượng trong sách vở. Mã Giam Sinh, Đông Joăng …
“Châng ngờ gã Mã Giám Sinh
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
Quá chơi lại gặp hồi đen
Quen mùi ăn kiếm ở miền nguyệt hoa »
Đây là lần đầu tiên cõi Việt, một anh bộ đội cụ Hồ tự thú « Tôi là anh lính phong tình » !Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm in bài này đã là sai lầm lớn. Không có quân đội nào, nước nào chấp nhận tên lính phong tình ở trong quân ngũ. Nhửng tên lính nhà thổ này phải tước quân tịch đuổi ra khỏi quân đội !
Tham khảo nhân loại làm thơ tự do - nhà Walt Whitman nước Mĩ! – Trường ca Lá cỏ - Bài hát về tôi (trích)
Xứ tự do cho thi nhân bộc bạch hết cái tôi. Cái tôi người ta vẫn trong sáng. Có đâu cai tôi như anh lính Nguyễn Bình Phương. Cái tôi thổ tả !
1 - Song of Myself
I celebrate myself, and sing myself,
And what I assume you shall assume,
For every atom belonging to me as good belongs to you.
I loafe and invite my soul,
I lean and loafe at my ease observing a spear of summer grass.
My tongue, every atom of my blood, form’d from this soil, this air,
Born here of parents born here from parents the same, and their parents the same,
I, now thirty-seven years old in perfect health begin,
Hoping to cease not till death.
Creeds and schools in abeyance,
Retiring back a while sufficed at what they are, but never forgotten,
I harbor for good or bad, I permit to speak at every hazard,
Nature without check with original energy.
Đỗ Hoàng dịch:
1 – Bài hát về tôi
Tôi tôn sùng tôi, ca hát chỉ về tôi.
Và những gì tôi làm, bạn thừa nhận
Vì mọi nguyên tử thuộc về tôi đều thuộc về bạn.
Tôi nhác nhớn, tôi gọi trái tim tôi
Tôi nghiêng người mệt mỏi nhìn ngọn cỏ mùa hè.
Lưỡi của tôi, mỗi nguyên tử trong máu của tôi, hình thành từ đất này, không khí này,
Sinh hạ từ cha mẹ ở đây, cha mẹ cũng sinh hạ ở đây, giống nhau, và cha mẹ họ cũng vậy,
Tôi, bây giờ 37 tuổi, cái tuổi dồi dào sức khỏe.
Hy vọng sẽ không dừng lại cho đến khi chết
Tín ngưỡng và trường học bị hủy bỏ,
Nghỉ hưu một thời gian là đủ, nhưng không bao giờ quên,
Tôi chấp nhận điều tốt, điều xấu, tôi cho phép nói trước mọi nguy hiểm,
Thiên nhiên không kiểm tra năng lượng ban đầu…
*
Từ nghin xưa Lý Bạch viêt tuyệt hay vê tình yêu. Tình yêu của người ta thanh sạch trên chín tầng trời, có đâu tình dục hiếp dâm, dơ nhớp như bọn vô lối thi tăc.
李白
寄遠
寄遠
美人在時花滿堂,
美人去後餘空床。
床中繡被卷不寢,
至今三載聞餘香。
香亦竟不滅,
人亦竟不來。
相思黃葉落,
白露濕青苔。
Ký viễn
Mỹ nhân tại thì hoa mãn đường,
Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng.
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,
Chí kim tam tải văn dư hương.
Hương diệc cánh bất diệt,
Nhân diệc cánh bất lai.
Tương tư hoàng diệp lạc,
Bạch lộ thấp thanh đài.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa:
GỬI NƠI XA
Người đẹp còn đây, hoa đầy nhà
Người đẹp đi rồi, trơ giường không
Trên giường chăn gấm đã cuốn lại không ai nằm
Nay đã ba năm còn nghe mùi hương thơm
Hương không bay đi mất
Người cũng không trở về
Nhớ nhung lá vàng rụng
Sương trắng rơi ướt rêu xanh
Hà Nội 2023 – 2024
Đ - H
(*) Phụ lục : Bọn (詩賊 Thi tặc ) – giặc thơ là bọn lươn lẹo, xỏ xiên, gian xảo, ném lựu đạn, sáo rỗng, tà ngụy, ngụy ngôn, đại ngôn, kém học, bất tài, lưu manh, giả dôi, bản vị, háo danh, vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỷ, thù vặt, cướp công, dâm ô, trụy lạc…phá nát thơ Việt, làm băng hoại tâm hồn dân tộc Việt.
Đám 詩賊 -Thi tặc gồm 27 tên trùm sò : 1 -Thanh Tâm Tuyền, 2– Lê Văn Ngăn, 3 – Nguyễn Quang Thiều, 4 – Nguyễn Khoa Điềm, 5 – Nguyễn Bình Phương, 6 –Trúc Thông, 7– Dư Thị Hoàn, 8 – Mai Văn Phấn, 9 – Trần Hùng, 10 – Đinh Thị Như Thúy, 11 – Hoàng Vũ Thuật, 12 – Phạm Đương, 13 – Phan Hoàng, 14 – Phan Huyền Thư, 15 – Phan Thị Vàng Anh, 16 – Văn Cầm Hải, 17 – Vi Thùy Linh, 18 – Thanh Tùng, 19 – Thi Hoàng , 20 - Nguyễn Phan Quế Mai, 21 – Hoàng Hưng, 22 – Tuyết Nga, 23 – Giáng Vân, 24 – Mã Giang Lân, 25 – Mai Quỳnh Nam, 26 – Từ Quốc Hoài, 27 – Đỗ Doãn Phương
Ảnh mạng: Chân dung Vô lối thi tặc!
Không có thông tin chi tiết để hiển thị

Tam kiệt Văn chương Viêt

  •   20/06/2025 17:00:00
  •   Đã xem: 6
  •   Phản hồi: 0
Tam kiệt Văn chương Xứ Việt
Nhà văn, nhà triết học - Paul Nguyễn Hoàng Đức
Người Việt có câu: có cứng mới đứng đầu gió, với vốn liếng văn hóa dạn dầy, dài rộng, sâu lắng, và thi ca kim cổ đông tây đồ sộ, lại mang một tầm nhìn lớn cho thơ, một tầm vóc hoành tráng cho chữ nghĩa, làm gì Đỗ Hoàng chẳng tự tin và dám tả xung hữu đột đối mặt với lực lượng làm thơ mậu dịch đông rinh ríc. Có một phát hiện mới của loài người rằng: sáng tạo là việc của cá nhân chứ không phải làm việc là sản phẩm của đám đông. Hàng nghìn, hàng vạn người làm việc cũng không thể được gọi là sáng tác mà đó chỉ là sản xuất. Chính thế văn thơ bao cấp nhiều khi chỉ là chỗ không người. tôi vừa chia sẻ sự cô lập của Đỗ Hoàng vừa buộc phải thán phục anh. Nếu không có tâm hồn chịu sóng gió cô lập trước đám đông vần vèo nhũn nhẽo thì làm sao có được một Đỗ Hoàng thơ ca hoành tráng như vậy, dám làm một cây bút hàng đầu phản tỉnh lại cuộc chiến “nồi da sáo thịt”?! Bái phục! Bái phục!
Về thơ, đặc biệt thơ phản chiến, trình độ thơ, tình yêu thơ, tài năng thơ, Đỗ Hoàng chắc chắn luôn ngồi chiếu một. Việc đó giờ đây là bất khả bác bỏ. Tôi đã bình bầu 3 người giỏi kiến thức thơ ở Việt Nam là Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc từ lâu, nhưng cho đến nay chưa ai bác được! Theo truyền thống tư duy của Tây, anh không bác được, anh không đề cử ai hơn, nghĩa là anh buộc phải chấp nhận! Tuy 3 người đó, nhưng về sáng tác thơ thì Nguyễn Hưng Quốc lại không bằng 2 vị kia.

Luận văn Đôt...

  •   19/06/2025 08:35:00
  •   Đã xem: 5
  •   Phản hồi: 0
Luận văn Doxtoiepxki - Đỗ Hoàng
PHÊĐÔR MIKHAILÔVÍCH ĐÔXTÔIEPXKI - (Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky - Федор Михайлович Достоевский ) VỚI TÁC PHẨM: "ANH EM NHÀ KARAMMAZỐP" (Братья Карамазовы)
Đỗ Hoàng
Đôxtôiepxki - Достоевский , chiếm một vị trí lỗi lạc trong văn học Nga, như một người kế tục truyền thống nhân đạo và hiện thực, như một nhà văn phê phán quyết liệt xã hội tư sản - địa chủ, cất cao tiếng nói mạnh mẽ chở che con người bình dị thường bị cuộc đời ô trọc làm nhục, giày xéo và đày đọa, luôn luôn bị coi khinh, bị xúc phạm.
Đôxtôiepxki đã tạo nên một loại tiểu thuyết mới và đã nêu lên một cách hết sức đầy đủ và sâu sắc những mâu thuẫn của đời sống hiện đại và những rung động sâu kín của tâm hồn. Đó là tiểu thuyết bi kịch, tiểu thuyết của những xung đột dữ dội, gay cấn, sâu sắc, căng thẳng... Với sự chính xác như nhà phẫu thuật, Đôxtôiepxki đã khám phá ra đời sống nội tâm sau kín của con người, chỉ ra những điều kiện xã hội hình thành nên tính cách của con người.
Sáng tác của Đôxtôiepxki có ý nghĩa quốc tế lớn lao. Cho đến ngày nay người ta mới thấy hết tầm vóc vĩ đại của nhà văn Nga này. Họ mới đánh giá được phần nào quy mô triết lý, cái nhìn sâu sắc soi thấu những miền bí ẩn trong tâm tư tình cảm vốn sống động và thật là đa dạng của con người. Các nhà văn trên thế gới thuộc tất cả các trường phái: lãng mạn, hiện thực, hiện sinh chủ nghía đều khai thác mặt này, hay mặt khác ở trong tác phẩm bất hủ của Đôxtôiepxki là để tự suy tôn mình lên. Bởi vì ở Đôxtôiepxki không một vấn đề nào, không một ý tưởng nào mà không được soi rọi, chiếu sáng, phân tích đầy đủ của các nhân vật của Đôxtôiepxki và được đẩy lên ở mức độ căng thẳng.
Thế nhưng, ngay ở quê hương, tổ quốc của Đôxtôiepxki, người ta vẫn chưa đánh giá hết tầm vóc của Đôxtôiepxki. Sách của ông in ra ít. Những người nghiên cứu về ông không nhiều.Ở nước ta (Việt Nam), nhất là miền Bắc trước đây khó có thể tìm ra thấy sách của Đôxtôiepxki. Tình hình cởi mở vài năm lại đây cho ta được đọc một vài tác phẩm của ông được chuyển qua Việt ngữ. Nhưng Đôxtôi epxki rất phức tạp. Tác phẩm của ông đọc rất hấp dẫn nhưng thật khó hiểu. Đọc vài ba lần cũng chưa có thể nói là đã hiểu hết ý tình của Đôxtôiepxki gửi gắm, kiến giải. Việc khó này không chỉ khó đối với người Việt Nam đọc, nghiên cứu về Đôxtôiepxki mà ngay tại nước Nga và phương Tây - những học giả lớn cũng có những ý kiến đánh giá khác nhau.
Bản thân tôi được đọc Đôxtôiepxki, làm luận văn về Đôxtôiep xki là một niềm vinh hạnh nhưng cũng một việc làm quá sức và trình độ của mình. Nhưng là người yêu mến Đôxtôiepxki, người sùng bái ông, tôi vẫn mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, kiến giải của mình khi làm luận văn về Đôxtôiepxki.
Đôxtôiepxki để lại cho đời ssau hàng chục kiệt tác, hàng chục nhân vật mang tầm vóc thế kỷ. Nhân vật của ông sáng tạo ra khổng lồ về mọi mặt...Những nhân vật vị tha, trong sạch, cao ngạo, điển hình cho tính cách người Nga và của nhân loại. Với những nhân vật phản diện thì ích kỷ, hẹp hòi, tàn nhẫn thực thi cái ác đến cùng. Với tài năng vĩ đại, với những vốn sống trải nghiệm phong phú, với trái tim giàu nhân hậu, Đôx tôiepxki đã ạo ra những nhân vật điển hình biệt lập, không ai giống ai. Một Raxkôlminôv tham quyền lực, thích làm cái ác, một Hoàng thân Mưskhin luôn luôn day dứt, xót thương trước cái cảnh đời, cảnh người đau khổ quằn quại, một Xmerđiakôp căm thù con người, một I van Fiôđôvits báng bổ đòi bỏ Chúa, một Đimitri Fiôđô vits cuồng loạn ;một Fiôđor Pavlôvits ham nhục dục. Và một Zôxima kính Chúa sáng danh với tấm lòng quảng đại, vị tha, trong sạch...
Tôi không thể phân tích hết các nhân vật nổi tiếng của Đôxtôiepxki mà chỉ đi sau phân tích đánh giá thấu hiểu nhân vật Zôxima - Nhân vật mà Đôxtôiepxki gửi gắm nhiều nỗi ước mong, lòng từ thiện của mình cho hậu thế. Zôxima là nhân vật trung tâm chiếm một phần quan trọng trong kiệt tác " Anh em nhà Karamazôp" của nhà văn. Để hiểu thấu nhân vật Zôxima, chúng ta không thể không tìm hiểu thêm cuộc đời riêng của Đô xtôiepxki. Bởi vì khi xây dựng nhân vật cha Zôxima, Đôxtôiepxki đã lấy một phần cuộc đời của mình lăn lộn trong bão táp đời thật, lấy khát vọng lý tưởng của mình làm nguyên mẫu cho nhân vật điển hình này. Có thể nói cha Zôxima là hiện thân cả Đôxtôiepxki cả thời trẻ trai cho đến thời cuối đời. Cha Zôxima hiện thân Đôxtôiepxki cả về hình mạo, cả về tâm tính, ước vọng sống, cả về nỗi khổ, niềm đau trong cuộc đời.
Đôxtôiepxki sinh ngày 30 - 10 - 1821 (có sách ghi là 11 -11 - 1821) tại Matscơva. Năm 17 tuổi, ông vào trường công binh tại Petecbourg. Năm 1844 giải ngũ theo nghiệp văn. Ông thành công ngay tác phẩm đầu tay: Dân nghèo năm 1846 . Năm Đôxtôiepxki 27 tuổii bị bắt giữ vì ông tham gia vào một nhóm chống lại chính quyền Sa hoàng và bị đày đi Xibiri . Sau bốn năm khổ sai, ông phục vụ với tư cách là người lính binh nhì tại Omask. Năm 1857, kết duyên với một góa phụ mắc bệnh lao Marie Isaeva. Năm 1860 trở lại Petecbourg. Năm 1862 thăm Tây Âu. Ngoài 40 tuổi kết duyên với Anna Grigorievna. Anna Grigorievna là người vợ hoàn hảo, người thơ ký tận tụy của Đôxtôiepxki. Ông mất tại Petecbourg ngày 28 - 1 - 1881.
Từ khi sinh thành cho đến khi mất, Đôxtôiepxki sống trong một thế kỷ nước Nga sôi sục với những cuộc khởi nghĩa, cuộc biểu tình. Dư âm của những cuộc đấu tranh thế kỷ trước như vẫn còn vang vọng. Chế độ Sa hoàng ngày càng tỏ rõ sức mạnh chuyên chế của mình. Ngục thất của chính quyền phong kiến, tư bản đang mở rộng để tống giam những người chống lại chế độ đương thời. Đôxtôiepxki đã tham gia vào phong trào khởi nghĩa, hoạt động trong những hội kín chống lại chính quyền đương thời. Mục kích được những cảnh sống của những kẻ bạo loạn, chính mình ông chứng kiến và sống trong môi trường của một người tử tù giảm án. Đôxtôiepxki thất vọng trước cái ác và có phần bất lực khi thấy cái ác hoành hành thế gian. Câu hỏi suốt đời trăn trở trong cõi lòng, cõi tâm linh sâu xa của Đôxtôiepxki là nỗi thống khổ của con người. Làm thế nào để cứu vớt con người? Cái thiện cứu vớt con người hay cái ác? Có Chúa không? Những kẻ tự xưng là ân nhân của nhân loại, kẻ ấy là ai? Những kẻ đao phủ, những kẻ khoác áo đấu tranh cho tự do, những kẻ ấy có phải là ân nhân của nhân loại không? Con đường đến vương quốc cái thiện là con đường như thế nào? Đó là câu hỏi vĩnh cửu suốt đời Đôxtôiepxki nung nấu, trăn trở, mong muốn bày giải. Và chính kiệt tác "Anh em nhà Karammarốp", tác phẩm vĩ đại nhất của Đôxtôiepxki tổng kết cả cuộc đời viết văn của ông. Nó tụ hội tất cả những ý tưởng mà Đôxtôiepxki ấp ủ, gửi gắm và bày giải. Nhân vật cha Zôxima chính là câu trả lời co bao nhiêu năm Đôxtôiepxki gửi gắm. Chính cái thiện hiện thực và cái thiện lý tưởng, và một đấng Chúa cứu thế sẽ là ân nhân cứu rỗi con người ra khỏi u mê, lầm lạc, ra khỏi cái ác…
(còn nữa)

Thơ không vần thê giới tiếp (5)

  •   18/06/2025 02:09:00
  •   Đã xem: 8
  •   Phản hồi: 0
THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIỆT NAM (tiếp theo) 5
Đỗ Hoàng
Thuật ngữ : Thư không vần – Viết bỏ vần điệu
Thơ vô lối: Viết bỏ vần điệu, không ý tưởng.
Tho vô lôi thi tặc: viết bỏ vần điệu, không ý tương, bệnh hoạn, dâm dật, bẩn thỉu, phá vỡ truyền thông tổ tiên và nân loại.
27 tên vô lối – thi tặc Việt Nam: 1, Thanh Tâm Tuyền, 2, Lê Văn Ngăn, 3, Nguyễn Quang Thiều,4, Nguyễn Bình Phương, 5, Nguển Khoa Diềm,6, Phan Hoàng,7, Trần Hùng,8, Phú Trạm Inra sa ra, 9, Hoàng Vũ Thuật, 10, Mai Văn Phấn, 11, Thi Hoàng, 12, Mai Quỳnh Nam , 13, Trúc Thông, 14, Nguyễn Phan Quế Ma, 15, Phan Huyền Thư,16, PhanThị Vàng Anh, 17, Tuyết Nga, 18, Dư Thị Hoàn,19, Hoàng Hưng, 20, Thanh Tùng, 21, Từ Quôc Hoài, 22, Văn Cầm Hải, 23, Giáng Vân, 24, Đỗ Doàn Phương, 25,Phạm Đương. 26, Vi Thùy Linh, 27, Mã Giang Lân.
Cuối thế kỷ XX, nhất là thời điểm năm 1993, khi Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sự mất ngủ của lửa” cho Nguyễn Quang Thiêu – một anh Công an chuyên nghiệp thi “thơ vô lối” mới bùng phát như nâm độc sau mưa! Các báo chi Trung ương đến địa phương đâu cũng in loại viết này. Người ta có hàng vạn nhà thơ, hàng vạn nhà phê bình, tiến sĩ bò cũng lắm, tiến sĩ thật cũng nhiều chả ma nào lên tiếng khen chê!! Người ta vin vào Tây, Tàu: “họ làm được thì mình cũng làm được”.
Tôi là người đọc nên thấy thơ hay thì đoc, thơ dở thì thôi! Nên không bao giờ đọc “vô lối” viết bỏ vần, bỏ điệu, tư tương thua chổi cùn!. Nhưng rôi “vô lối” được đưa vào giảng dạy, bắt cả ấu trò học! Thế thì chết cả nút! Cha ông minh phân ra các loại hình để phân biệt như: chiếu, biểu, hịch, sớ, phú, sắc,thơ, phú…Kiểu viết không ra hàng, ra lối; tư tưởng tù mù, rối rắm vô nghĩa, khiên cưỡng, tối nghĩa, lắm lời, dâm dât, băng hoại đạo đức, hoa hòe, hoa sói, lai căng, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ngụy ngôn, giả dối, giả tạo ngu đần, phá nát thuần phong , mỹ tục rất phản cảm…trên toàn cõi Việt! Tôi đặt loại viết rác rưởi này cái tên mới “ thơ vô lối”. Từ đó “ vô lối” xuất hiện thành một thuật ngữ Văn Học nước nhà! “Vô lối” ngập tràn đất nước!
Đám ‘vô lối” nói chung thấp học, ngu dốt. Cái nguy hại nhất là chúng không có trái tim! Cả “thế hệ trơ đi như thỏi sắt”! Chúng ngu dốt vì không học cha ông. Tổ tiên ta đã viết “thơ không vần” đã thành Thánh thi mà các nhà thơ Tây gốc chính hãng như Milton, Cowper , Guillaume Apollinaire, William Shakespeare, Henry Howard , Walt Whitman …phải chấp tay vái:
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo:
Bình Ngô đại cáo 平吳大告 • Cáo bình Ngô
…神武不殺,予亦體上帝孝生之心。
參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散;
總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。
彼既畏死貪生,而修好有誠;
予以全軍為上,而欲民之得息。
非惟謀計之極其深遠,
蓋亦古今之所未見聞。
社稷以之奠安,
山川以之改觀。
乾坤既否而復泰,
日月既晦而復明。
于以開萬世太平之基,
于以雪天地無窮之恥。
是由天地祖宗之靈有,
以默相陰佑而致然也!
於戲!
一戎大定,迄成無競之功;
四海永清,誕布維新之誥…
…Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu,
Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã.
Ô hô!
Nhất nhung đại định, hất thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh, đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Đỗ Hoàng dịch thơ ….
Ta chẳng giết hại, thể lòng trời, ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn xiêu, phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, đem cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy bảo toàn là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Non sông từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại sáng
Trời trăng tối rồi lại hừng
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;…
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay!
Trần Quốc Tuấn - Hịch (trích)
- Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương.
- Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần.
- Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.
- Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy.
- Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đến thờ ở nhiều trên đất nước.
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, là bài hịch của thống súy Trần Quốc Tuấn.
Nguyên bản Việt cổ (chữ Nho)
Phiên âm tiếng Việt
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, là bài hịch của thống súy Trần Quốc Tuấn.
Nguyên bản Việt cổ (chữ Nho)
Phiên âm tiếng Việt
余常聞之
Dư thường văn chi:
紀信以身代死而脫高帝
Kỷ Tín dĩ thân đại tử nhi thoát Cao Đế;
由于以背受戈而蔽昭王
Do Vu dĩ bối thụ qua nhi tế Chiêu Vương.
豫讓吞炭而復主讎
Dự Nhượng thốn thán nhi phục chủ thù;
申蒯断臂而赴國難
Thân Khoái đoạn tí nhi phó quốc nạn.
敬德一小生也 身翼太宗而得免世充之圍
Kính Đức nhất tiểu sinh dã, thân dực Thái Tông nhi đắc miễn Thế Sung chi vi;
杲卿一遠臣也 口罵禄山而不從逆賊之計
Cảo Khanh nhất viễn thần dã, khẩu mạ Lộc Sơn nhi bất tòng nghịch tặc chi kế.
自古忠臣義士 以身死國 何代無之
Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ thân tử quốc hà đại vô chi?
設使數子區區為兒女子之態
Thiết sử sổ tử khu khu vi nhi nữ tử chi thá
徒死牖下 烏能名垂竹白
Đồ tử dũ hạ, ô năng danh thùy trúc bạch,
與天地相為不朽哉
Dữ thiên địa tương vi bất hủ tai!
汝等世為將種 不曉文義
Nhữ đẳng thế vi tướng chủng, bất hiểu văn nghĩa,
其聞其說 疑信相半
Kỳ văn kỳ thuyết, nghi tín tương bán.
古先之事姑置勿論
Cổ tiên chi sự cô trí vật luận.
今余以宋韃之事言之
Kim dư dĩ Tống, Thát chi sự ngôn chi:
王公堅何人也
Vương Công Kiên hà nhân dã?
其裨將阮文立又何人也
Kỳ tỳ tướng Nguyễn Văn Lập hựu hà nhân dã?
以釣魚瑣瑣斗大之城
Dĩ Điếu Ngư tỏa tỏa đẩu đại chi thành,
當蒙哥堂堂百萬之鋒
Đương Mông Kha đường đường bách vạn chi phong,
使宋之生靈至今受賜
Sử Tống chi sinh linh chí kim thụ tứ!
骨䚟兀郎何人也
Cốt Đãi Ngột Lang hà nhân dã?
其裨將赤脩思又何人也
Kỳ tỳ tướng Xích Tu Tư hựu hà nhân dã?
冒瘴厲於萬里之途
Mạo chướng lệ ư vạn lý chi đồ,
獗南詔於數旬之頃
Quệ Nam Chiếu ư sổ tuần chi khoảnh,
使韃之君長至今留名
Sử Thát chi quân trưởng chí kim lưu danh!
況余與汝等生於擾攘之秋
Huống dư dữ nhữ đẳng, Sinh ư nhiễu nhương chi thu;
長於艱難之勢
Trưởng ư gian nan chi tế.
竊見偽使往來 道途旁午
Thiết kiến ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
掉鴞烏之寸舌而凌辱朝廷
Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
委犬羊之尺軀而倨傲宰祔
Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
托忽必列之令而索玉帛以事無已之誅求
Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng hố.
譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也哉
Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?
余常臨餐忘食 中夜撫枕
Dư thường lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm,
涕泗交痍 心腹如搗
Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo
常以未能食肉寢皮 絮肝飲血為恨也
Thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì, nhứ can ẩm huyết vi hận dã.
雖余之百身高於草野
Tuy dư chi bách thân, cao ư thảo dã;
余之千屍裹於馬革
Dư chi thiên thi, khỏa ư mã cách,
亦願為之
Diệc nguyện vi chi.
汝等久居門下 掌握兵權
Nhữ đẳng cửu cư môn hạ, Chưởng ác binh quyền.
無衣者則衣之以衣
Vô y giả tắc ý chi dĩ y;
無食者則食之以食
Vô thực giả tắc tự chi dĩ thực.
官卑者則遷其爵
Quan ti giả tắc thiên kỳ tước;
祿薄者則給其俸
Lộc bạc giả tắc cấp kỳ bổng.
水行給舟 陸行給馬
Thủy hành cấp chu; Lục hành cấp mã.
委之以兵則生死同其所為
Ủy chi dĩ binh, tắc sinh tử đồng kỳ sở vi;
進之在寢則笑語同其所樂
Tiến chi tại tẩm, tắc tiếu ngữ đồng kỳ sở lạc.
其是公堅之為偏裨 兀郎之為副貳亦未下爾
Kỳ thị Công Kiên chi vi thiên tì, Ngột Lang chi vi phó nhị, Diệc vị hạ nhĩ.
汝等坐視主辱曾不為憂
Nhữ đẳng tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu;
身當國恥曾不為愧
Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.
為邦國之將侍立夷宿而無忿心
Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
聽太常之樂宴饗偽使而無怒色
Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc.
或鬥雞以為樂或賭博以為娛
Hoặc đấu kê dĩ vi lạc; Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.
或事田園以養其家
Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;
或戀妻子以私於己
Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.
修生產之業而忘軍國之務
Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ;
恣田獵之遊而怠攻守之習
Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập.
或甘美酒或嗜淫聲
Hoặc cam mỹ tửu; Hoặc thị dâm thanh.
脱有蒙韃之寇來
Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai,
雄雞之距不足以穿虜甲
Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp;
賭博之術不足以施軍謀
Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu.
田園之富不足以贖千金之軀
Điền viên chi phú, bất túc dĩ thục thiên kim chi khu;
妻孥之累不足以充軍國之用
Thê noa chi lụy, bất túc dĩ sung quân quốc chi dụng.
生產之多不足以購虜首
Sinh sản chi đa, bất túc dĩ cấu lỗ thủ;
獵犬之力不足以驅賊眾
Liệp khuyển chi lực, bất túc dĩ khu tặc chúng.
美酒不足以沈虜軍
Mỹ tửu bất túc dĩ trấm lỗ quân;
淫聲不足以聾虜耳
Dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ.
當此之時 我家臣主就縛 甚可痛哉
Đương thử chi thời, Ngã gia thần chủ tựu phọc, Thậm khả thống tai!
不唯余之采邑被削
Bất duy dư chi thái ấp bị tước,
而汝等之俸祿亦為他人之所有
Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc vi tha nhân chi sở hữu;
不唯余之家小被驅
Bất duy dư chi gia tiểu bị khu,
而汝等之妻孥亦為他人之所虜
Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ;
不唯余之祖宗社稷為他人之所踐侵
Bất duy dư chi tổ tông xã tắc, vi tha nhân chi sở tiễn xâm,
而汝等之父母墳墓亦為他人之所發掘
Nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ, diệc vi tha nhân chi sở phát quật;
不唯余之今生受辱 雖百世之下 臭名難洗 惡謚長存
Bất duy dư chi kim sinh thụ nhục, tuy bách thế chi hạ, xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn,
而汝等之家清 亦不免名為敗將矣
Nhi nhữ đẳng chi gia thanh, diệc bất miễn danh vi bại tướng hĩ!
當此之時汝等雖欲肆其娛樂得乎
Đương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục tứ kỳ ngu lạc, đắc hồ?
今余明告汝等
Kim dư minh cáo nhữ đẳng,
當以措火積薪為危
Đương dĩ thố hỏa tích tân vi nguy;
當以懲羹吹虀為戒
Đương dĩ trừng canh xuy tê vi giới.
訓練士卒習爾弓矢
Huấn luyện sĩ tốt; Tập nhĩ cung thỉ.
使
Sử
人人逄蒙家家后羿
Nhân nhân Bàng Mông; Gia gia Hậu Nghệ.
購必烈之頭於闕下
Cưu Tất Liệt chi đầu ư khuyết hạ;
朽雲南之肉於杲街
Hủ Vân Nam chi nhục ư cảo nhai.
不唯余之采邑永為青氈
Bất duy dư chi thái ấp vĩnh vi thanh chiên,
而汝等之俸祿亦終身之受賜
Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ;
不唯余之家小安床褥
Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục,
而汝等之妻孥亦百年之佳老
Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc bách niên chi giai lão;
不唯余之宗廟萬世享祀
Bất duy dư chi tông miếu vạn thế hưởng tự,
而汝等之祖父亦春秋之血食
Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực;
不唯余之今生得志
Bất duy dư chi kim sinh đắc chí,
而汝等百世之下芳名不朽
Nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ;
不唯余之美謚永垂
Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy,
而汝等之姓名亦遺芳於青史矣
Nhi nhữ đẳng chi tính danh diệc di phương ư thanh sử hĩ.
當此之時汝等雖欲不為娛樂得乎
Đương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục bất vi ngu lạc, đắc hồ!
今余歷選諸家兵法為一書名曰兵書要略
Kim dư lịch tuyển chư gia binh pháp vi nhất thư, danh viết Binh thư yếu lược.
汝等或能專習是書 受余教誨 是夙世之臣主也
Nhữ đẳng hoặc năng chuyên tập thị thư, thụ dư giáo hối, thị túc thế chi thần chủ dã;
或暴棄是書 違余教誨 是夙世之仇讎也
Hoặc bạo khí thị thư, vi dư giáo hối, thị túc thế chi cừu thù dã.
何則
Hà tắc?
蒙韃乃不共戴天之讎
Mông Thát nãi bất cộng đái thiên chi thù,
汝等記恬然不以雪恥為念 不以除凶為心
Nhữ đẳng ký điềm nhiên, bất dĩ tuyết sỉ vi niệm, bất dĩ trừ hung vi tâm,
而又不教士卒 是倒戈迎降 空拳受敵
Nhi hựu bất giáo sĩ tốt, thị đảo qua nghênh hàng, không quyền thụ địch;
使平虜之後 萬世遺羞
Sử bình lỗ chi hậu, vạn thế di tu,
上有何面目立於天地覆載之間耶
Thượng hữu hà diện mục lập ư thiên địa phú tái chi gian da?
故欲汝等明知余心 因筆以檄云
Cố dục nhữ đẳng minh tri dư tâm, Nhân bút dĩ hịch vân.
Hịch tướng sĩ (Ngô Tất Tố (dịch – trích)
“Ta thường nghe: Kỷ Tín lấy thân chết thay, cứu thoát được vua Cao-đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở được vua Chiêu-vương; Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho thầy; Thân Khoái chặt tay để gánh nạn cho nước; Uất Trì Cung một viên tướng nhỏ, còn biết che đỡ Đường-chủ, ra khỏi vòng vây của Thế Sung; Nhan Cảo-Khanh là bầy tôi xa, còn biết mắng chửi Lộc Sơn, không nghe lời dụ của nghịch-tặc. Từ xưa, những bậc trung-thần nghĩa-sĩ, lấy thân theo nước, đời nào là không có đâu? Nếu mấy người kia, chăm chăm học thói dút-dát của con gái trẻ con, chẳng qua cũng đến chết dũ ở dưới cửa sổ, đâu được ghi tên vào trong thẻ tre lụa trắng, danh tiếng cùng trời đất cùng lâu bền?
Các người đời đời là con nhà võ, không biết chữ nghĩa, nghe những chuyện ấy, thảy đều nửa tin nửa ngờ. Thôi thì những việc cổ xưa, hãy để đó không nói đến nữa. Nay ta hãy đem chuyện nước Tống, giống Thát(là chuyện gần đây) kể cho các người cùng nghe: Vương công Kiên là người gì? Nguyễn văn Lập tỳ-tướng của y lại là người gì, chỉ có vòng thành Điếu-ngư nhỏ bằng cái đấu hai người ấy chống nổi toán quân trăm vạn của Mông-kha, khiến cho con dân nước Tống, đến nay hãy còn nhớ ơn. Đường ngột Ngại là người gì? Xích tu Tư tỳ-tướng của y lại là người gì? xông pha lam-chướng trên đuờng muôn dặm, hai người ấy đánh được quân Nam-chiếu trong vài tuần, khiến cho vua chúa giòng Thát nay còn để tiếng!
Huống chi ta với các ngươi, sinh ở buổi rối ren, lớn lên nhằm khi khó nhọc, chính mắt ngó thấy sứ ngụy đi lại, đường xá nghẽn-ngang, chúng múa cái lưỡi cú quạ làm nhục chốn triều-đình, chúng giơ cái thân chó dê, kiêu ngạo với quan tể-phụ; chúng nhờ mệnh lệnh của chúa Mông-Cổ, mà đòi nào ngọc nào lụa, sự vòi vĩnh thật vô cùng; chúng mượn danh hiệu của vua Vân-nam mà hạch nào bạc nào vàng; của kho đụn đã hồ hết Cung-đốn cho chúng giống như đem thịt mà liệng cho cọp đói, sao cho khỏi lo về sau?
Ta thường thì tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da, nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da ngựa, ta cũng vui lòng. Các ngươi lâu nay ở dưới cửa ta cầm giữ binh-quyền, thiếu áo thì mặc áo cho, thiếu ăn thì sẻ cơm đỡ, quan nhỏ thì cho lên chức, bổng ít cho thêm lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa, những khi trận mạc, sự sống thác thầy chung với trò, những lúc mừng khao, tiếng vui cười ai cũng như nấy. So với Công Kiên làm chức thiên-lý, Ngột Ngại ở ngôi phó nhị, có khác gì đâu.
Thế mà các ngươi thấy chủ bị nhục chẳng lấy làm lo, gặp nước bị dơ chẳng lấy làm thẹn, làm tướng nhà nước phải hầu mấy đứa chum mường, mà không có lòng căm hờn, nghe khúc nhạc thờ đem thết một tên ngụy sứ, mà không có vẻ tức giận; kẻ thì chọi gà cho thích, kẻ thì đánh bạc mua vui, có người chỉ chăm vườn ruộng, cốt nuôi được nhà; có người chỉ mến vợ con, lấy mình làm trọng; cũng có kẻ chỉ lo làm giàu làm có, việc quân quốc chẳng thèm đoái hoài, cũng có người chỉ ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc là đam mùi rượu ngọt, hoặc là mê tiếng hát hay.
Một khi giặc Mông đến nơi, thì cựa con gà nòi không thể đâm thủng áo-giáp của giặc; thuật ở bàn bạc không thể đem làm mưu mẹo ở trong quân; vườn ruộng tuy giàu, tấm thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vợ con tuy sẳn, trong đám ba quân khó dùng, của cải tuy nhiều, không thể mua được đầu giặc; chó săn tuy khỏe, không thể đuổi được quân thù, rượu ngon không đủ để cho giặc phải mê; hát hay không đủ làm cho giặc phải điếc; lúc đó thầy trò ta sẽ cùng bị trói, đáng đau đớn biết chừng nào! Nếu thế, chẳng những là thái-ấp của ta không còn, mà bổng-lộc của các ngươi cũng bị kẻ khác chiếm mất; chẳng những là gia- quyến của ta phải đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc của tổ tông ta sẽ bị dày xéo, mà đến mồ mả của cha mẹ ngươi cũng sẽ bị kẻ khác đào lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, và trăm kiếp khác tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu vẫn còn, mà gia thanh của các ngươi cũng chẵng khỏi mang tiếng là nhà bại tướng. Đã đến khi đó các ngươi muốn chơi bời cho thỏa, được chăng?
Nay ta bảo rõ các ngươi: cái chuyện dấm lửa đống củi phải lo, mà câu sợ canh thổi rau nên nhớ. Các ngươi hãy nên huấn luyện quân sĩ, rèn tập cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, bêu đầu Hốt TấtLiệt dưới cửa khuyết, ướp thịt Thoát Hoan trong trại rơm. Như thế chẳng những là thái ấp của ta mãi mãi là của gia truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng được suốt đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được yên giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được sum họp đến già; chẳng những là tông miếu ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các người dưới trăm đời nữa tiếng thơm vẫn lưu truyền; chẳng những tên tuổi ta không bị mai một, mà đến tên họ các người cũng để tiêng thơm trong sử xanh. Khi ấy các ngươi không muốn vui chơi, được chăng?
Nay ta lựa chọn binh pháp các nhà, làm một quyển sách, đặt tên là sách "Binh thư yếu lược". Nếu các ngươi biết chuyên tập sách ấy, nghe lời dạy-bảo của ta, ấy là duyên thầy trò kiếp xưa; Nếu các ngươi bỏ bê sách ấy, trái lời dạy-bảo của ta, ấy là mối cựu thù kiếp xưa, Sao vậy? Bởi vì như vậy tức là kẻ thù không đội chung trời, thế mà các ngươi không nghĩ tới, điềm nhiên không lo đến sự rửa thẹn, không tinh; đến việc trừ hung, không nhớ đến chuyện dạy-tập quân-sĩ. Thế là giở giáo hàng giặc, nắm tay chống giặc. Rồi đây, sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ phải thẹn muôn đời, còn mặt-mũi nào đứng giữa khoảng trời đất che chở? Ta muốn các ngươi biết rõ bụng ta, nhân viết mấy lời đó làm hịch.”
(còn nữa)

Bạn đoc về "thơ" Thiều.

  •   16/06/2025 11:35:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
Nguyễn Quang Trung
Không biết chủ tịch Nguyễn Quang thiều nghĩ gì chứ tôi thì tôi đồng ý như nhà thơ Đỗ Hoàng. Tôi cho rằng quả đất kiểu gì cũng phải tròn và thơ cũng vậy, cũng như kiếp người Sinh lão bệnh tử; kiểu giao động hình sin thôi. Thơ hay rồi đến, Thơ dở ,Thơ điên, Thơ khùng, thơ loạn, thơ tắc tỵ, thơ bất khả tri... Và cuối cùng là thơ chết bất đắc kỳ tử. Thơ mình đọc, mình hay, mình hiểu theo kiểu "ta là một là riêng là thứ nhất".
Anh à, rồi đến một ngày người làm thơ cũng không nhớ nổi câu thơ mình viết ra như thế nào nữa, bởi vì nó nhiêu khê, dài dòng, không hơn một câu văn xuôi què quặt, vô nghĩa; nó còn tệ gấp 10 lần những câu văn xuôi giàu chất thơ hay những bài thơ văn xuôi mà đôi khi ta đọc lên vẫn có cảm xúc, bởi vì những câu thơ ấy của họ hôm nay, chính là câu văn xuôi được chặt ra thành nhiều khúc dài ngắn khác nhau mà Thành. Những câu thơ ấy cũng không cần dồn nén cảm xúc, không cần lựa chọn ngôn từ, không cần cảm hứng, gặp gì nói lấy vô tội vạ... Hình như, họ viết ra cũng không nhằm mục đích "viết để làm gì, viết như thế nào, và viết cho ai"...
Tôi làm thầy giáo đã 40 năm chưa bao giờ thấy những bài thơ đọc lên, đọc trước quên sau, không biết cách nào để phân tích cho hay và không biết chuyển cái hay ấy cho học sinh như thế nào để cho đúng. Nhiều khi mình thấy buồn cho mình dốt nát, hay là mình đã lạc hậu chăng. Đọc lại những tập thơ của các nhà thơ đi trước như Tố Hữu chế Lan viên Huy cận Xuân diệu thế lữ Lưu Trọng lư... Tôi lại buồn cho cái sân chơi thơ hiện đại.
Tôi kính anh là vì anh dám nói những điều mà người ta không dám nói hoặc cúi đầu im lặng hoặc giả bộ đồng tình, hoặc cố đấm ăn xôi. Ý thức phản biện thì ít mà im lặng thì nhiều. Hay là họ cho rằng phản biện hay không phản biện cũng chẳng có tác dụng gì để làm thay đổi được tình hình thơ ca hiện nay.
Than ôi ! Buồn cho thơ hiện đại của ta... Được ông Nguyễn Quang Thiệu dẫn dắt.
Ảnh: Tác giả Nguyễn Quang Trung.

Dich thơ Việt ra thơ Việt

  •   15/06/2025 16:53:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG - NGƯỜI DỊCH THƠ VIỆT RA... THƠ VIỆT!
Trần Quang Đạo

Wednesday, 02:52 Day 02/10/2019
Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ. Nhưng một năm trở lại đây, có một người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Người làm cái việc “động trời” đó là nhà thơ Đỗ Hoàng. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có một chủ đích hẳn hoi. Hồi trước, khi chưa có Blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có Blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình. Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên Blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối. Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi Blog một thời gian.

Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1982. Anh viết văn, làm thơ và dịch cả thơ chữ Hán. Tập thơ Tuý thì ca xuất bản năm 2001, anh dịch thơ Đường có những câu rất hay, ví dụ: “Rửa gươm trong sóng bể dâu/ Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn” (Nguyên văn: Tẩy binh điều chi thượng hải ba/ Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo - Bài Chiến thành Nam của Lý Bạch). Vào một buổi chiều cách đây hơn năm, tôi với Đỗ Hoàng ngồi nhâm nhi mấy cốc bia bên gốc sấu cổ, khi đã ngà ngà, anh liền đọc thơ. Lúc đầu tôi tưởng anh đọc thơ của anh sáng tác, nhưng không phải, mà đó là thơ người khác được anh dịch ra lục bát. Tôi cứ tưởng anh làm cho vui. Bẵng đi một thời gian, khi làng Bloger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch thơ Việt ra thơ Việt tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài. Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm”. Tôi nghĩ, chắc Đỗ Hoàng còn sợ những tin nhắn trên Blog, nên lo xa như vậy. Tôi hứa chỉ dùng một vài dẫn chứng để viết bài, sau đó trả anh ngay, anh mới yên tâm bắt tay tôi phóng xe máy đi nhà in.

Đọc cả tập thơ dịch Đỗ Hoàng đưa, tôi thấy những nhà thơ được anh dịch nhiều nhất là Hoàng Vũ Thuật, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng… Một lần, hỏi chuyện Đỗ Hoàng, tôi được biết anh dịch thơ Việt ra thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác thơ cách tân, làm thơ bí hiểm, người đọc không hiểu nổi. Anh và nhà thơ Vương Trọng - hai nhà thơ xuất thân từ thầy dạy Toán là hai đại biểu bảo vệ cách làm thơ truyền thống, bởi “thơ trọng ở tình cảm, đổi mới nội dung mới đáng quý, còn hình thức thơ như chúng ta từng có đã đủ để sáng tác được nhiều bài thơ hay”. Không những thế, Đỗ Hoàng còn viện dẫn cả Lục Du bên Tàu: “Công phu thâm xứ phi bình dị”. Thơ ca làm khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, anh không thể nào chịu nổi. Cơn “dị ứng” nổi lên, anh lôi ngay bài thơ Mãi viên trà của người bạn thân thiết nhất là Hoàng Vũ Thuật ra dịch. Sáng tạo lại trong cơn xúc động bởi sự ức chế, nên Đỗ Hoàng dịch rất nhanh. Dịch xong, đọc lại thấy hay, bài thơ như được “nâng cấp”, Đỗ Hoàng liền mang sang nhà nhà thơ Lê Đình Cánh - môt người thơ sành lục bát - đọc cho ông nghe. Lê Đình Cánh “tiếp sức” cho Đỗ Hoàng bởi những lời khen ngất trời. Đặc biệt ông thích hai câu cuối: “Kết vào nhau tựa thêu thùa/ Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây” (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá). Không những thế, ông còn khuyến khích Đỗ Hoàng dịch tiếp và gửi in báo.

Được đà, trong một tháng, anh dịch được hơn chục bài. Dịch được bài nào anh xuất bản mồm cho các bạn thơ, bạn rượu của mình nghe. Nhiều người khen ngợi. Thế là anh tung lên mạng. Nhà thơ Tùng Bách ở tận Vũng Tàu khen trực tiếp trên Blog bằng mấy câu lục bát: “Hoan hô bác Đỗ thật cừ/ Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà/ Nguyên bản em đọc không ra/ Xem qua bản dịch thế mà lại hay”.

Tôi đã đọc hết những bài thơ của Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng, Trịnh Thanh Sơn… do Đỗ Hoàng dịch. Phải công nhận anh dịch lục bát rất khá. Không có một câu thơ nào lỗi vần. Ý tứ lại chuẩn. Bài thơ Giấc mơ đi qua của Vi Thùy Linh được anh dịch thành lục bát, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là “hay một cách bất ngờ”. Tôi xin trích một khổ thứ hai trong bài thơ đó, nguyên bản: Đêm qua rơi dải khăn mâyGió đợi chờ nhau thơ thácNày đọt yêu thươngLớn trên tay những mầm khao khát Bản dịch:Mây đêm buông xuống bất ngờThơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhauTình yêu có phép nhiệm màuDồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.

Không giống như dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt, Đỗ Hoàng dịch rất sát nghĩa, song dịch thơ Việt ra thơ Việt, có những chỗ anh “phải thêm lời, ý tứ vào bài thơ mới rõ nghĩa, vì bản chính tắc tị”. Vì vậy anh bảo nhiều khi phải “nghĩ nát óc” để đọc thơ, luận nghĩa. Đọc để hiểu được thơ của các nhà thơ “đổi mới” đã khó, dịch nó lại càng khó hơn. Khó bởi phải dịch làm sao thật sát, thật hay để người có bài thơ được dịch phải chịu, người đọc, người nghe phải khen. Thành công cũng có, song thất bại cũng không ít. Nguyên nhân thất bại là do không hiểu nổi bài thơ của tác giả đó nói gì, hoặc phải thêm ý của mình vào quá liều lượng. Đỗ Hoàng đơn cử một ví dụ nhỏ về tiêu đề một bài thơ của Hoàng Vũ Thuật, có tên Mãi viên trà. Khi mới đọc, Đỗ Hoàng không thể hiểu nổi. Sau này, có dịp vào Đồng Hới, Quảng Bình, anh mới thấy có cái quán tên Mãi Viên Trà mới vỡ lẽ. Thế mà khi dịch, chữ “Mãi Viên Trà” anh không thể nào dịch được, đành để nguyên.

Một lần gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở Đồng Hới, tôi cho anh xem bài thơ Mãi Viên Trà do Đỗ Hoàng dịch. Hoàng Vũ Thuật đọc rất chăm chú. Đọc xong, ngẩng lên anh bảo: “Hoàng dịch rất chuẩn, lục bát có thần”. Nhưng sau đó mặt anh lặng buồn, nhìn ra cửa biển nói tiếp: “Đỗ Hoàng cũ lắm rồi. Bài thơ nào cũng dịch ra lục bát theo âm điệu của thế kỷ 18 thì còn gọi gì là thơ đời nay nữa…”. Tôi kể lại chuyện Hoàng Vũ Thuật đã nói cho Đỗ Hoàng nghe. Đỗ Hoàng “xù lông” nói cái câu đã từng nói rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi về thơ lục bát: “Thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời. Hoàng Vũ Thuật ngông cuồng!”.

Tôi không dám bình luận gì thêm bởi Đỗ Hoàng đang trong cơn “cuồng nộ”. Chuyện người dịch thơ Việt ra thơ Việt đến nay chưa có hồi kết. Bởi càng ngày càng có nhiều người làm thơ theo lối mới, nghĩa là “không làm thơ theo lối tranh cảnh” như Phạm Quỳnh đã nói, mà thơ của họ đa chiều, lấy sự ám ảnh và nhịp tâm hồn làm trọng. Do đó, người dịch thơ còn phải “lao động” dài dài, và cần phải lao động có năng suất mới đạt được hiệu quả mong muốn. Rất may, hiện nay Đỗ Hoàng đang làm biên tập ở Tạp chí Nhà Văn, nên có điều kiện thuận lợi hơn. Và tôi nghĩ, không chừng, theo gót anh, có nhiều nhà thơ khác cũng đi dịch thơ Việt ra thơ Việt trong tương lai. Chuyện này dễ gây nên một “cú sốc” trong làng thơ Việt. Biết đâu, từ đó nảy sinh ra một cuộc tranh luận mang độ nóng cao, tạo đà cho cuộc cách mạng thơ trong giai đoạn mới? Khi đó, tên tuổi Đỗ Hoàng sẽ đi vào lịch sử văn học!

Tôi không muốn bình luận gì về chuyện dịch thơ này, vì người dịch là bạn tôi và người được/ bị dịch cũng là bạn/ đồng nghiệp của tôi. Tôi rất muốn đứng về một phía. Song Mùa Xuân đã đến, nhớ câu nói xưa “dĩ hoà vi quý”, nên chỉ xin phép được chép ra một bài thơ mà Đỗ Hoàng đã dịch để bạn đọc cùng xem xét, suy ngẫm.

KINH NGHIỆM XANH

Tôi nằm dưới bóng râm thời trang

Kinh nghiệm xanh rì rào thành phố

Đất nước tôi

Những vòng môi mặn đỏ phù sa

Ngọn tầm vông chuyển giao đất trời

Tư duy tâm Đổi mới

Giấc chiêm bao lịch sử nóng ran

Công trường

Và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười

Văn hiến

Đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ

Mà mất biết bao chùm điện tử

Không hoá giải

Hình quê hương trong khói hát mồ hôi…

Văn Cầm Hải

Bản dịch:

KINH NGHIỆM XANH

Tôi nằm dưới bóng thời trang

Ôi, kinh nghiệm xanh râm ran phố phường

Đất nước tôi mấy đoạn trường

Phù sa mặn đỏ thêm hường vòng môi!

Ngọn tầm vông chuyển đất trời

Tư duy đổi mới hồn người tâm can!

Chiêm bao lịch sử nóng ran

Công trường sôi động mở mang xứ nghèo

Nôi đầy cười khóc, lời yêu

Nền văn hiến để dệt thêu bóng cờ

Tìm chồng cho mẹ Âu Cơ

Bao chùm điện tử bất ngờ mất đi!

Muốn hoá giải, phỏng được gì

Mồ hôi khói hát cũng vì hình quê!

Đỗ Hoàng



Trần Quang Đạo

Nguồn: Sinh viên Việt Nam xuân Mậu Tý

ngày 28 tháng 1 năm 2008 lúc 5:14 pm (GMT+7)

Thơ không vần thế giới...

  •   15/06/2025 16:31:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
quyển sách, đặt tên là sách "Binh thư yếu lược". Nếu các ngươi biết chuyên tập sách ấy, nghe lời dạy-bảo của ta, ấy là duyên thầy trò kiếp xưa; Nếu các ngươi bỏ bê sách ấy, trái lời dạy-bảo của ta, ấy là mối cựu thù kiếp xưa, Sao vậy? Bởi vì như vậy tức là kẻ thù không đội chung trời, thế mà các ngươi không nghĩ tới, điềm nhiên không lo đến sự rửa thẹn, không tinh; đến việc trừ hung, không nhớ đến chuyện dạy-tập quân-sĩ. Thế là giở giáo hàng giặc, nắm tay chống giặc. Rồi đây, sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ phải thẹn muôn đời, còn mặt-mũi nào đứng giữa khoảng trời đất che chở? Ta muốn các ngươi biết rõ bụng ta, nhân viết mấy lời đó làm hịch.”
(còn nữa)

Dân ngu lâu

  •   14/06/2025 09:34:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
DÂN MÌNH VẪN NGU LÂU
Đỗ Hoàng
Năm 1945, nước ta có 25 triệu người, 95% dân mù chữ quốc ngữ! Nhưng tinh hoa văn hóa của dân tộc vẫn gìn giữ được truyền từ đời này qua đời khác! Đến nay 100% dân ta biiết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.thế nhưng vẫn “mù chữ” do áp lực nhiều phía! Nhất là số tham gia chức sắc Nhà nước;công sở, lính tráng…Trước một sư viêc nả vỗ tay;gười ta nói hay, tất cả vỗ tay; người ta báo dở, tất cả a dua (bọn xu thời).
Như tôi, trươc hIện tượng phá nát văn chương Việt của các cây viết tôi lên tiếng phê phán chúng trùm cho là anh “Chí”(Chí Phèo) – Chửi! Ai cũng cho tôi anh Chí nên chẳng thèm để ý!
Thật ra để tìm, loc trong hàng trăm triệu người viêt chỉ 27 tên trùm Sõ thi tặc là công trình khoa học hẳn hoi đúng như các công trình chông thất thu thuế xã, phường, huyện…
Ví dụ như Nguyễn Quang Thiều! (Đương kim Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam ). Thiều làm công an bình thường cũng là Trung tướng – ăn trên ngồi trốc.Chức Chủ tịhỉ kiếm mây gái già miễn phí trong cơ quan!
Từ khi Thiều đang long tong viên ở Vietnam. Net ,tôi đã nói Thiều không biêt làm văn chương! Tôi đã viêt nhiều chuyên luận, dịch.thơ tiếng Việt của Thiều ra thơ Viết. Bấy giờ thì nó quá trầm kha!
“Trong cơn mơ đói và buồn
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào
Và chuyến xe tan tầm lại đến
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ
Tôi vội vã bước vào trong đó
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia
Và lòng tôi nhói một câu hỏi
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với hòn sacọ như thế nào.
Quán Sứ - Hà Đông, 1991
(trích)
Thơ của thằng hoạn lợn cũng sạch sẽ hơn Nguyễn Quang
2, Nguyễn Bình Phương (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam)
“Tôi anh linh phong tình
Nhìn sương núi vòng quang thân súng
Lòng cồn cào vũ điệu giao long”
(trich – Tự bạch thời binh)
Viêt viết dâm loạn, bẩn thỉu hơn cả Sỏ Khanh.
“Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh
Vãn là một đứa phong tình đã quen…” (Nguyễn Du)
3, Phan Hoàng – Ủy vien Ban chấp hành Hội Nhà vưn Việt Nam , phụ trách Wetsitr Vanviet.net
PHAN HOÀNG CHO THEO ĐÍT TRÂU
Đỗ Hoàng
Ltg: Gần thế kỷ qua, bọn thơ Vô lối hoành hành tác oai, tác quái trên cõi Việt. Chúng là loại thi tặc – giặc thơ – phá hoại thi ca tổ tiên. Từ thằng thủy tổ Thanh Tâm Tuyền , phó thủy tổ Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Trần Hùng, In ra sa ra, Mai Quỳnh Nam, Mã Giang Lân, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Tuyết Nga, Văn Cầm Hải, Trúc Thông, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Phan Thị Vàng Anh, Từ Quốc Hoài, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương, Thi Hoàng, Hoàng Hưng… đến đám hậu sinh, đám chíp hôi … tác phẩm của chúng cả nội dung và hình thức không đem đến điều gì mới mẻ cho văn chương mà lại phá hoại văn chương Việt! Phan Hoàng là một tên như thế: giả dối, sáo, sến, viết về mẹ mà cũng đóng kịch, nhạt nhẽo, gượng gạo…đầy chất Tàu ô!
Nguyên bản:
Phan Hoàng
TIẾNG THỞ MẸ NHỌC NHẰN
(Văn nghệ số28 /9/7/2022)
Thẫn thờ đêm tiếng thở mẹ nhọc nhằn
tiếng cánh cò rã rời trăm năm âm thầm mưa nắng
tiếng kết tủa buồn vui đời sông chạm biển về nguồn
Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói
Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo
Ước gì ngọn gió ta như mầm non mới cựa mình trong lòng đất
và cơ thể mẹ là ngôi vườn thanh xuân ấm áp tiếng hoang sơ.
BÌNH GIẢNG:
Tôi đã nhiều lần nói: - Đọc đám thơ Vô lối – thi tặc – giặc thơ như đi hội nghị sang trọng mà dẫm phải cứt người! Khó chịu, tởm lợm! Thật ra không nên đọc nhưng vì văn chương, vì thơ nước nhà phải đọc, phải bình bởi bọn thi tặc cầm chịch văn nghệ mậu dịch tác oai, tác quái trên thi đàn nên tôi lại động bút.
Bọn thi tặc chuyên làm “vô lối – ( thơ không vần). Bọn chúng không biết là thơ không vần nhân loại và cha ông ta làm từ thuở khai thiên lập địa. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường các thầy đã nói làm thơ không vần như đi xiếc trên dây, rất dễ thất bại. Trí tuệ lớn, trái tim lớn mới có bài đứng lại, còn bọn “chấu cẩu” (chó) làm sao thành công!
Phan Hoàng là tay trong đám Vô lối – thi tặc – giặc thơ ấy viết loăng quăng, uốn éo, làm bộ, làm tịch, dùng đầy Hán tự… thế mà chúng lăng xê hết lượt này đến lượt khác trên các báo mậu dịch chính thống. Tay này có đi bệnh viện lắp phải trái tim chó hay không sao mà viết như robot?
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói”…
Đọc khổ này thấy lợm mửa của một thằng kịch hề giả dối!
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh…”
Câu cũ như trái đất, vô bổ, không có chút tình nào,giả vòe, giả vịt…
Câu tiếp lại còn cũ hơn, lại làm bộ làm tịch hơn:
“gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức”
Câu cú nặng nề, lặp đi lặp lại!
Khổ tiếp cũng viết ỏn ẻn, sáo rồng:
…”Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo…”
Toàn giọng điệu giả dối, không trái tim người!
Đây là bài vô lối làm xiếc chữ về Mẹ, chứ có tình mẫu tử gì đâu!
Thơ viết mề mẹ in chật trái đất, toàn bài hay, chứ có như bài này của Phan Hoàng.
Nông phu thì có:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn”
Hay:
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng mem cơm tấm lưỡi lừa cá xương
Người có chữ:
Du tử ngâm -遊子吟 - Mạnh Giao - 孟郊
遊子吟
慈母手中線, 遊子身上衣;
臨行密密縫, 意恐遲遲歸。
誰言寸草心, 報得三春輝?
Du tử ngâm
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa
Sợi chỉ trong tay mẹ hiền,
Nay đang ở trên áo người đi xa.
Lúc mới lên đường, mẹ khâu kỹ càng,
Có ý sợ con chậm trễ trở về.
Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ,
Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Đỗ Hoàng dịch thơ:
KHÚC NGÂM CỦA CON ĐI XA
Mẹ hiền khâu sợi chỉ
Trên áo con đi xa
Lên đường mẹ khâu kỹ
Sợ con chậm về nhà
Ai dám một tấc cỏ
Báo đáp ba xuân qua!
Phan Hoàng cũng như bọn giặc thơ đềuTàu hóa, dùng tràn lan âm Hán Việt chưa được Việt hóa! Nhiều bài trước Phan Hoàng đã dùng hàng chục âm Hán Việt, bài này dùng trên 30 chữ (36 chữ). Một thứ Tàu ô!
1, kết tủa -結瑣
2,bôn ba - 奔波
3,phiêu bạt -漂犮
4,hư danh - 虛名
5,độc thoại-獨話
6,ký ức, ký ức记忆
7, thân thuộc 親屬
8,tạ lỗi 謝誄
9, nghĩa trọng 義重
10, tình thâm 情深
11, côn trùng 昆蟲
12, mê mãi 迷買
13,sinh thành 生成
14, dự báo 預報
15,thế gian 世間
16, thanh xuân 青春
17, hoang sơ 荒初
18, đông 冬
19, xuân 春
Bài phê bình trước,tôi đã nói Phan Hoàng nên rèo bò (theo đít trâu) Bài này nhắc lại – chữ nghĩa kiều Phan Hoàng và bọn “thi tặc – giặc thơ” nên cho theo đít trâu suốt đời. Chúng không được bén mảng đến Văn chươngoàng (dân ba xạo) !
Hà Nội tháng 7/2022
Đ - H
Ảnh Phan Hoàng (dân ba xạo)

Thơ không vần thế giới 4

  •   12/06/2025 17:55:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIÊT NAM (tiếp theo) 4
Đỗ Hoàng
Thuật ngữ : Thư không vần – Viết bỏ vần điệu
Thơ vô lối: Viết bỏ vần điệu, không ý tưởng.
Tho vô lôi thi tặc: viết bỏ vần điệu, không ý tương, bệnh hoạn, dâm dật, bẩn thỉu, phá vỡ truyền thông tổ tiên và nân loại.
27 tên vô lối – thi tặc Việt Nam: 1, Thanh Tâm Tuyền, 2, Lê Văn Ngăn, 3, Nguyễn Quang Thiều,4, Nguyễn Bình Phương, 5, Nguển Khoa Diềm,6, Phan Hoàng,7, Trần Hùng,8, Phú Trạm Inra sa ra, 9, Hoàng Vũ Thuật, 10, Mai Văn Phấn, 11, Thi Hoàng, 12, Mai Quỳnh Nam , 13, Trúc Thông, 14, Nguyễn Phan Quế Mai, 15, Phan Huyền Thư,16, PhanThị Vàng Anh, 17, Tuyết Nga, 18, Dư Thị Hoàn,19, Hoàng Hưng, 20, Thanh Tùng, 21, Từ Quôc Hoài, 22, Văn Cầm Hải, 23, Giáng Vân, 24, Đỗ Doàn Phương, 25, Vi Thùy Linh, 26, Đinh Thị như Thúy, 27, Phạm Đương.

Chiếu, biếu , sắc phong, cáo, tụng, hịch…của cha ông nhiều nhiều lắm! Không kể hết! Thời cận đại và hiện nay vẫn có nhiều nhà thơ viết thơ không vần thành công . Như thời khàng chiến chống Pháp: Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hồng Nguyên…Thời nay: Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy)…
Nhà thơ Trần Mai Ninh
Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Vốn xuất thân trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc, ngay từ nhỏ Trần Mai Ninh đã chịu ảnh hưởng của Nho học và văn hóa Pháp. Bởi thế mà ông sớm có những luồng tư tưởng tiến bộ.
Nhắc đến Trần Mai Ninh nhiều người nhớ ông với tư cách một nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp với những bài thơ: Tình sông núi, Nhớ máu, Thắc mắc, Nhịp muôn đời, Nắng tù, Cơm mới... thể hiện sự “căm thù tột cùng mà yêu thương hết mức”.
Cố nhà thơ Mai Ngọc Thanh trong cuốn sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại Thanh Hóa” có kể lại câu chuyện khi ông được gặp nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ có nói: Này! Thanh Hóa cậu có Trần Mai Ninh là đáng phải tự hào lắm đấy. Chỉ với hai bài Tình sông núi và Nhớ máu thôi, Trần Mai Ninh đã là ngôi sao sáng chói trên thi đàn cách mạng Việt Nam. Một loạt các nhà thơ lứa mình được ảnh hưởng của thơ Trần Mai Ninh dẫn dắt đấy. Phải cúi đầu mà học ông đi”... Những vần thơ ông để lại cũng là những trải nghiệm của đời sống cách mạng, những ngày làm báo, viết báo.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, ngay từ khi còn học ở Thanh Hóa, Trần Mai Ninh đã tham gia viết bài và tự vẽ tranh biếm họa trang trí cho “tờ báo tay” với nội dung đả kích thói hủ lậu của một số thầy giáo và học sinh.
Năm 1935, sau khi thi đỗ thành chung, ông ra Hà Nội học tiếp lên tú tài. Tại nơi đây, ông thực sự giác ngộ cách mạng, được Đảng dìu dắt. Ông tham gia nhóm “nghiên cứu Mác xít”, tích cực hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ Đông Dương và sớm trở thành một chiến sĩ cách mạng. Ông hoạt động nhiều trên mặt trận báo chí và văn học nghệ thuật với các bút danh: Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Mạc Đỗ, Tố Chi, TK...
Đến năm 1937, Trần Mai Ninh tham gia công tác báo chí của Đảng xuất bản ở Hà Nội. Ông viết bài, làm thơ và làm họa sĩ chủ yếu của nhiều tờ báo Đảng như tờ Tin tức, Bạn dân, Thế giới, Thời mới...
Tuy vậy, kể từ năm 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, thực dân Pháp đàn áp cách mạng Việt Nam, chúng thủ tiêu các quyền tự do dân chủ mà Nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939). Các tờ báo tiến bộ lần lượt bị đóng cửa, một số tòa soạn báo bị đe dọa, Trần Mai Ninh bị mật thám theo dõi, ông phải lui về hoạt động cách mạng ở thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa). Ông viết bài cho báo Bạn đường, và làm biên tập chủ chốt của báo Tự do, cơ quan tuyên truyền và đấu tranh bí mật của Mặt trận phản đế cứu quốc Thanh Hóa. Đây là thời gian ông có nhiều cống hiến cho cách mạng trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng khi dùng thơ ca, báo chí để ca ngợi tình yêu thương, tự do và tuyên ngôn cách mạng.
Tháng 9/1941, Trần Mai Ninh gia nhập Chiến khu Ngọc Trạo, làm đội trưởng Đội xung kích. Trong khoảng thời gian chiến đấu ấy, ông vẫn miệt mài với công việc cổ vũ tinh thần đồng bào, đồng chí thêm tin yêu vào lý tưởng của Đảng bằng nhiều áng thơ và cuốn tự truyện Khi Chiến khu Ngọc Trạo bị vỡ, Trần Mai Ninh bị giặc bắt và bị giam cầm trong nhà lao Thanh Hóa. Đầu năm 1944, thực dân Pháp đày ông đi Buôn Ma Thuột. Lợi dụng lúc Nhật đảo chính Pháp, ông đã vượt ngục, về hoạt động ở Khu V, rồi tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 5/1946 ông tham gia quân đội và là Trưởng ban tuyên truyền Đại đoàn 27 (sau đổi là Quân khu 6). Cuối năm 1947, theo yêu cầu của công tác vùng sau lưng địch, ông được cử vào cực Nam Trung Bộ hoạt động. Trong thời gian này, Trần Mai Ninh tiếp tục làm báo ở tờ Tiến hóa - cơ quan Văn nghệ cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi.
Đang ở thời kỳ chín nhất của sự nghiệp cầm bút, Trần Mai Ninh bị sa vào tay giặc trong một chuyến công tác. Chúng đưa ông về giam ở nhà tù Nha Trang, tra tấn dã man và giết ông một cách hèn hạ. Về cái chết của Trần Mai Ninh đến nay vẫn còn là bí ẩn, người thì cho rằng, ông bị địch chọc mù mắt vì vẽ tranh cách mạng, người khác lại nói bị địch cắt lưỡi vì luôn chửi rủa chúng. Thậm chí, sau đó ông còn bị địch dùng xe kéo lê xác trên đường phố... tựu chung cũng chỉ khẳng định lòng yêu nước, quên thân của ông.
Không chỉ là một nhà thơ, một nhà báo, Trần Mai Ninh còn là một họa sĩ. Những bức tranh của ông phóng khoáng, dễ hiểu mang tính tuyên truyền cao. Hiện nay ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam còn lưu trữ được hơn 30 bức tranh biếm họa, áp phích của ông rải rác trên các tờ báo: Bạn dân, Thế giới, Thời nay, Bạn đường... Ông còn là một người viết văn xuôi, viết kịch. Đặc biệt, ông chính là người đầu tiên dịch tiểu thuyết “Người mẹ” (M.Gorki) ở Việt Nam. Ông còn dịch, giới thiệu văn học Xô-viết trên báo Tiến hóa; viết về nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua trên tạp chí Tiên phong - cơ quan của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam...
Nhà báo Trần Mai Ninh: Sống và viếtTrần Mai Ninh và những trang viết sống mãi với bạn đọc.
Trần Mai Ninh trên hết vẫn là một nhà cách mạng. Ngay từ đầu những năm 40 trước Cách mạng Tháng Tám ông đã có quan niệm, trước hết là phải sống, phải hoạt động và phản ánh thân phận con người. “Một nhà văn, muốn sáng tạo cho thực có giá trị trong suốt cả cuộc đời, điều quan trọng nhất, điều quan hệ nhất là suốt cả cuộc đời, nhà văn ấy phải học ngay bằng máu thịt của mình tung ra giữa trời hoạt động, trong sự sống ngang tàng, chăm chỉ không ngừng một phút” (Trần Mai Ninh, Sống đã... rồi viết văn, Thanh Nghị số 42 ngày 1/8/1943). Và thực tế, ông đã sống, đã viết với tất cả tâm hồn và trái tim của mình. Trái tim ấy chưa bao giờ ngừng thổn thức, ngừng reo; một ý chí không biết sợ, không chịu khuất phục như những câu thơ hừng hực khí thế trong bài Nhớ máu:
"Sống... trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu Việt Nam: dân tộc!".
Nhớ máu
Nhà thơTrần Mai Ninh
Ơ cái gió Tuy Hoà…
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng.
Gió đi ngang, đi dọc,
Gió trẻ lại – lưng chừng
Gió nghỉ
Gió cười,
Gió reo lên lồng lộng.
Tôi đã thấy lòng tôi dậy
Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang
– A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơi hỡi Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại
Biết bao người niệm đọc tên mi.
Và Khánh Hoà vĩ đại!
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người,
Cả hồn ta sát tới
Nhìn mi!
Ta có nhớ
Những con người
Đã bước vào bất tử!
Ơ, những người!
Đen như mực, đặc thành keo
Tròn một củ
Hay những người gầy sát lại
Mặt rẹt một đường gươm
Lạnh gáy,
Lòng bàn tay
Khắc ấn chuôi dao găm.
Chân bọc sắt,
Mắt khoét thủng đêm dày
Túi chứa cả Nha Trang… họ bước
Vương Gia Ngại… Cung Giữ Nguyên
Chút chít Hoàng Bá San… còn nữa!
Cả một đàn chó ghẻ
Sủa lau nhau
Và lần lượt theo nhau
Chết không ngáp!
Dao găm để gáy,
Súng màng tang
Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
Chúng nó rú.
Cả trại giặc kinh hoàng.
Quy-lát khua lắc cắc
Giày đinh xôn xao
Còi và kèn…
Cả trại giặc bạt hồn, bạt vía…
Chạy lung tung
-Sớm mai xét và bắt
Thiết giáp cam nhông
Rầm rập nối đuôi nhau
Và đêm khuya: lại chết
Chồn Pháp, chó Việt gian
Ằng ặc máu
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người
Cả hồn ta sát tới
Biết bao người
Sống lẩn lút nhưng ngang tàng
Bên lưng giặc!
Vẫn tổ chức, vẫn tuyên truyền
Hoặc giao thông hay liên lạc
Rải giấy
Treo cờ
Hay gồng vai tiếp tế
Từ bình minh cho tới trăng tàn
Đúc bê tông bên mặt trận
Và thì thào cùng du kích đi lên…
Cả ngàn chiến sĩ
Cả ngàn con bạc, con vàng
Của Tổ quốc!
Sống…trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu Việt Nam: dân tộc!...”

Nhà thơ Hữu Loan:
Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan ; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914) tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng), huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội . Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304.
Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Sau khi phong trào này bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó ông về quê sinh sống. Ông sống bằng nhiều nghề như đẩy xe cút kít, khai thác đá, làm bún[4]. Cuối đời ông về sống tại quê nhà ở tỉnh Thanh Hóa
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.

MÀU TÍM HOA SIM
Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
1949
Nhà thơ Hồng Nguyên
Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gần như cùng lúc với Đèo cả của Hữu Loan, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Nhớ của Hồng Nguyên đã làm nên bộ “ngũ tư bất tử” của thơ chống Pháp nói riêng và trong lịch sử thi đàn Việt Nam nói chung.
Ngay từ khi mới xuất hiện, Nhớ của Hồng Nguyên đã trở thành một hiện tượng, một sự kiện, được lan truyền rộng rãi và bám vào trí nhớ của nhiều người, nhiều lớp người dọc theo năm tháng.
NHỚ
I
Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến,
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm.
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Ba năm rồi gửi lại quê hương,
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng.
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ Độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
II
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.
Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
Tôi nhớ bờ tre gió lộng,
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
Có tiếng gà gáy sớm,
Có “khai hội, yêu cầu, chất vấn”
Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa.
Trăng lên tập hợp hát om nhà
Tôi nhớ
Giường kê cánh cửa,
Bếp lửa khoai vùi
Đồng chí nứ vui vui,
Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bày tôi nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

Đêm đó chúng tôi đi,
Nòng súng nghiêng nghiêng,
Đường mòn thấp thoáng...
Trong điếm nhỏ,
Mươi người trai tráng,
Sờ chuôi lựu đạn,
Ngồi thổi nùn rơm
Thức vừa rạng sáng.
Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi.
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni,
Dân chúng cầm tay lắc lắc:
Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!
1948
Lò Ngân Sủn
Lò Ngân Sủn là một nhà thơ dân tộc Giáy. Ông sinh ngày 26 tháng 04 năm 1945 tại Bản Vền, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Người đẹp
Ai viết tên em bằng ánh sáng
Ai vẽ hình em bằng ánh trăng
(Dân ca Dáy)

Người đẹp trông như tuyết
chạm vào thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
sờ vào thấy mát
Người không khát - nhìn người đẹp cũng khát
Người không đói - nhìn người đẹp cũng đói
Người muốn chết - nhìn người đẹp lại không muốn chết nữa

Ơ! Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người!
(còn nữa)
Đ – H

Nguyễn Bình Phương vịnh

  •   12/06/2025 15:11:00
  •   Đã xem: 11
  •   Phản hồi: 0
Đỗ Hoàng
Ltg: Tay này học hành dốt nát, chữ nghĩa như chó moi, gà bưới, được cái xỏ lá ba que….
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG – GIẶC THƠ – Vịnh
Ngu đần, xỏ lá Nguyễn Bình Phương.
Lươn lẹo, lọc lừa buổi nhiễu nhương.
Tay lính phong tình mần chết gái, (*)
Tên cai đội nghệ dẫm tan nường!
Học hành thuộc loại bò che nón,
Thơ phú cũng bầy chó hóc xương!
Cõi Việt nẩy nòi loài tệ thế
Đầu têu trong bảng phá văn chương!
Hà Nội 6/ 2022
Đ – H
(*) Ý Nguyễn Bình Phương

Gánh nước sông...

  •   12/06/2025 15:07:00
  •   Đã xem: 8
  •   Phản hồi: 0
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯƠC SÔNG THƠ CỨT ĐÁI
Thứ bảy - 12/06/2021 07:41
Cũng như bài “Bài hát về cố hương”, Nguyễn Quang Thiều nói vế làng Chùa của ông, nhưng cái làng của ông đơn điệu sơ sài, không có gì đặc sắc, tiêu biểu. Ông viết kiểu Vô lối nên không một người Việt nào đọc nổi và ngửi được! Bài trước muốn làm con chó cnh giữ quê hương, bài này mấy gã đàn ông mang mơ biển giậ dữ ra khỏi nhà. Chất giang hồ hảo hớn mu mơ đâu từ trong các trang viết Thi Nại Am tả trong Thủy Hử hiện ra một cách thô thiển! Ngay đặt tựa đề đã dài dòng rất Tây đen lai mà lại phản cảm: “Những người đàn bà gánh nước sông”
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯƠC SÔNG THƠ CỨT ĐÁI
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯƠC SÔNG THƠ không phải thơ
Đỗ Hoàng
Nguyễn Quang Thiều
Nguyên bản:
Những người đàn bà gánh nước sông
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
Đỗ Hoàng
BÌNH GIẢNG
Đây là bài đặc trưng cho kiểu viết Vô lối của Nguyễn Quang Thiều: sơ sài, chung chung, mòn vẹt, củ kỷ, lê thê , dài dòng, nhạt nhẽo, ý tứ tù mù, lặp đi lặp lại, sử dụng tiếng Việt trong thơ rất kém!
Cũng như bài “Bài hát về cố hương”, Nguyễn Quang Thiều nói vế làng Chùa của ông, nhưng cái làng của ông đơn điệu sơ sài, không có gì đặc sắc, tiêu biểu. Ông viết kiểu Vô lối nên không một người Việt nào đọc nổi và ngửi được! Bài trước muốn làm con chó cnh giữ quê hương, bài này mấy gã đàn ông mang mơ biển giậ dữ ra khỏi nhà. Chất giang hồ hảo hớn mu mơ đâu từ trong các trang viết Thi Nại Am tả trong Thủy Hử hiện ra một cách thô thiển! Ngay đặt tựa đề đã dài dòng rất Tây đen lai mà lại phản cảm: “Những người đàn bà gánh nước sông”. Họ là cô bà, mẹ, cháu, em, cháu gái của tác giả. Họ đàn bà, giống cái là đúng thôi. Nhưng người Việt cả nước cũng ít khi gọi cô, bà, mẹ, cháu, em gái của mình… là “những đàn bà”! Miền Trung, Quảng Bình quê tôi “đàn bà” gọi là “lền bà”. Lền bà chỉ giống cái như đàn bà, nhưng đã gọi lền bà là có ý bình thường, thậm chí coi thường!
“ Những đàn bà gánh nước sông”, Nguyễn Quang Thiều rất coi thường bà, mẹ, cô, bác ,cháu chắt …của mình hoặc ngu độn không biết sử dụng tiếng Việt trong từng ngữ cảnh!
“Những người đàn bà gánh nước sông
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông”
Đã thế lại lôi cái xấu của người ta ra cho thiên hạ mè nheo: “Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái”. Dân gian ta thì “xấu che, tốt khoe”. Sao lại đưa “những ngòn chân xương xẩu, mong dài và đen tõe như móng chân gà mái” để bôi nhọ nhưng phụ nữ nghèo khổ, khốn cùng của quê mình! Những kẻ vô học cũng không làm điều này huống hồ mình là một trí thức thuộc lực lượng đặc biệt bảo vệ Nhà nước mang tiếng là Nhà thơ!
“Ôi ra gì vô lối mần thơ
Thua xa dân cù bất, cù bơ”!
Đoạn vô lối tiếp theo có phải quê Nguyễn Quang Thiều bị bần cùng hóa sinh ra một lũ du thủ, du thực không còn tình quê hương gắn bó bó:
“Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi”
:
“Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến”
Cả bài Vô lối chỉ được đoạn này, nhưng đoạn này viết theo thể thơ dân tộc có phải rung cảm hơn, hay hơn không?
“Và đã đủ nửa đời tôi thấy
Bầy trẻ thơ níu váy u già
Lớn lên giữ chốn bùn sa
Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền”
Đấy là nói về nội dung, còn thi pháp – phép làm thơ thi Nguyễn Quang Thiều vô cùng yếu kém! Trước hết bài này viết theo “vô lối” tức là không vần, không điệu, lộn xà, lộn xộn, lung tung lang tang lại kém học kiến thức cơ bản! Anh viết: “Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy” thì anh chỉ viết: “Đã nửa đời tôi thấy” là đủ rồi. Anh kể “năm năm, mười năm “ thì anh phải kể “ một năm, ba năm”, anh kể “một năm, ba năm” thì anh phải kể” nửa năm , ba tháng”…Nói chung anh rất dốt toán, và suy luận có lý trong đời thường!
Từ cu lít, công an, anh nhập vô làng thơ anh phải biết luật chơi thơ. Trong thơ có nhiều luật lắm, nhưng luật nào cũng trí tuệ hiền lành không phải luật của nghề anh đều máu chảy, đầu rơi!
Thứ nhất anh phải luyện chữ: “Gọt xong một trăm chữ, mòn tâm huyết đời người”
Thứ hai “推敲” thôi xao - Đẩy và gõ.
Trong câu thơ “Tăng xao nguyệt hạ môn” 僧敲月下門 Sư gõ cửa dưới trăng, trước “Giả Đảo” 賈島 định dùng chữ “thôi” 推, đến khi hỏi “Hàn Dũ” 韓愈 bảo nên dùng chữ “xao” 敲 hay hơn. Nay ta nói làm việc gì phải suy nghĩ châm chước cho kĩ là “thôi xao” 推敲 là vì cớ ấy.
Tôi (Đỗ Hoàng) đọc vô lối của anh ( Nguyễn Quang Thiều) tôi biết anh không hiểu gì phép tắc thơ phú cả!
Thơ hai ku Nhật Bản anh nên tham khảo thêm:
“Thể thơ haiku ra đời vào thế kỷ 17 và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 - 1867). Lúc sơ khởi haiku mang sắc thái trào phúng nhưng dần chuyển sang mang âm hưởng lắng tịnh của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Bashō được coi là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson cùng Masaoka Shiki đã phát triển thể thơ này thêm hoàn thiện, cho nó thể thức như ta thấy ngày nay.
Haiku có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi có bài biến thể, nhưng đại để chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu, ngắt thành 5 + 7 + 5. Tuy gọi là ba câu nhưng theo truyền thống thì người Nhật viết cả bài haiku theo hàng dọc thẳng một cột chứ không chia thành ba. 17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi. Bài thơ "Con ếch" nổi tiếng của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) là một bài tiêu biểu có cú pháp 5 + 7 + 5 âm tiết:
古池や (fu-ru-i-ke ya)
蛙飛込む (ka-wa-zu to-bi-ko-mu)
水の音 (mi-zu no o-to)
Bài thơ trên có thể viết theo ba dạng:
古池や蛙飛込む水の音 (kanji)
ふるいけやかわずとびこむみずのおと (hiragana)
furuike ya kawazu tobikomu mizu no oto (rōmaji)
Dịch nghĩa:
Ao xưa;
ếch nhảy vào
tiếng nước .
Đỗ hoàng phải dịch lại thơ hai ku!
Bài “ Những người đàn bà gánh nước sông” và tất tần tật thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều và đám “Vô lối” nước Nam ta theo Thi Thánh Đỗ Hoàng đều là loại cứt đái Tôi nói sai tôi chịu tội với Dân tộc!
Bài “ Những người đàn bà gánh nước sông” được đưa vào 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX năm 2017 thì cõi Việt này là cõi mông muội sao?
Hà Nội ngày 12 tháng 6 năm 2021
Đ - H

Thơ không vần thế giới...

  •   12/06/2025 07:39:00
  •   Đã xem: 8
  •   Phản hồi: 0
HƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIỆT NAM
(tiếp theo) 3
Đô Hoàng
Thuật ngữ : Thơ không vần – Viết bỏ vần điệu
Thơ vô lối: Viết bỏ vần điệu, không ý tưởng.
Tho vô lôi thi tặc: viết bỏ vần điệu, không ý tương, bệnh hoạn, dâm dật, bẩn thỉu, phá vỡ truyền thông tổ tiên và nân loại.
27 tên vô lối – thi tặc Việt Nam: 1, Thanh Tâm Tuyền, 2, Lê Văn Ngăn, 3, Nguyễn Quang Thiều,4, Nguyễn Bình Phương, 5, Nguển Khoa Diềm,6, Phan Hoàng,7, Trần Hùng,8, Phú Trạm Inra sa ra, 9, Hoàng Vũ Thuật, 10, Mai Văn Phấn, 11, Thi Hoàng, 12, Mai Quỳnh Nam , 13, Trúc Thông, 14, Nguyễn Phan Quế Mai, 15, Phan Huyền Thư,16, PhanThị Vàng Anh, 17, Tuyết Nga, 18, Dư Thị Hoàn,19, Hoàng Hưng, 20, Thanh Tùng, 21, Từ Quôc Hoài, 22, Văn Cầm Hải, 23, Giáng Vân, 24, Đỗ Doàn Phương, 25,Vi Thùy Linh, 26, Đinh Thị Như Thúy, 27,Phạm Đương.
SO SANH TIÊNG NGƯỜI “XỈ ÂM” VÀ NGƯỜI “HẦU ÂM”.
Đỗ Hoàng
Tôi đã có nhiều chuyên luận viết về tiếng nói người người “xỉ âm”(phát âm qua kẻ răng) và người “hầu âm”(phát âm qua thực quản (cổ họng âm)..Giờ chỉ dẫn chứng so sánh:
Tiếng Anh
America – Ơ re mi cần –Mỹ
Television – Televísần -Tivi
have breakfast- Het bơretphat – Ăn sáng
daily conversation – đàm thoại hàng ngày
Tiếng Việt: Mỳ, Vô tuyên , Ăn sáng, Nói hàng ngày!
Tiếng Trung : Mỹ, Vô tuyến, Tảo thực, Đàm thoại nhật
Tiếng Pháp:
la maison – cái nhà
la cochon – lợn
boutique – cửa hàng
numéro un – số một
Tiếng Việt : nhà, lợn, cửa hàng, số một
Tiếng Anh và tiêng Pháp những từ rời rac trên khi đọc, xêp lại như một bài thó tứ tuyệt của phương Đông,, còn tiếng Việt và tiêng Trung nó không có ngữ nghĩa gì!
Vây vần điệu trong thó người phát « xỉ âm » rất quan trọng !
THƠ KHÔNG VẦN NƯỚC TA TỪ CỔ ĐẾN NAY
Vì lý do « xỉ âm » nên từ cổ cha ông ta gọi làm thơ không vần là :chiếu, biểu, cáo, thư, tụng, biểu, tế, đói, sấm, hich, tô tụng, trát, phú, lệnh…Điển hình nhát là ‘BÌNH NGÔ DẠI CAO » - Bái cáo bình Ngô) của Nguyễn Trãi.
Bình Ngô đại cáo 平吳大告 • Đại cáo bình Ngô
蓋聞:
仁義之舉,要在安民,
弔伐之師,莫先去暴。
惟,我大越之國,
實為文獻之邦。
山川之封域既殊,
南北之風俗亦異。
自趙丁李陳之肇造我國,
與漢唐宋元而各帝一方。
雖強弱時有不同
而豪傑世未常乏。
故劉龔貪功以取敗,
而趙禼好大以促亡。
唆都既擒於鹹子關,
烏馬又殪於白藤海。
嵇諸往古,
厥有明徵。
頃因胡政之煩苛。
至使人心之怨叛。
狂明伺隙,因以毒我民;
惡黨懷奸,竟以賣我國。
Đỗ Hoàng trích dịch
Thế trời làm việc, Vua truyền rằng.
Đã nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà bán nước cầu vinh… »
Phú
Tú Xương
Phú hỏng khoa Canh Tý
Đau quá đòn hằn
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên;
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ “lương nhân đắc ý” thêm nỗi thẹn thùng;
Ngắm đến câu “quyển thổ trùng lai” nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng;
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy:
Dốt chẳng dốt nào;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu;
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh;
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng.
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa;
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng.
Năm vua Thành Thái mười hai;
Lại mở khoa thi Mĩ Trọng.
Kỳ đệ tam văn đã viết rồi;
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò;
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Sáng đi lễ Phật, còn kỳ này kỳ nữa là xong;
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ:
Bảng nhỏ có tên,
Ngoại hàm còn trống.
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ;
Những là mải việc đùa chơi nên một tuổi một già, hoá ra lóng đóng.
Thôi thì thôi:
Sách vở mập mờ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau hẳn chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!
Canh Tý tức năm 1900.
Chiếu
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư[1], bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.
Theo ý kiến của sử gia Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,[3] là tác phẩm văn học khai sáng của nhà Lý. Tuy nhiên, Chiếu dời đô chưa nêu bật được chủ nghĩa dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億萬世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。筭數短促。百姓耗損。萬物失宜。朕甚痛之。不得不徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。萬物極繁阜之豐。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要會。爲萬世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
(Bản dịch của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
Sắc
Những người làm quan từ tứ phẩm trở lên, xưa được nhà vua ban sắc phong tặng cho cha mẹ, ông bà cụ kỵ tùy theo phẩm tước của mình. Nhất phẩm được triều đình truy phong đến cao tổ, nhị phẩm được truy phong đến ông bà, tam tứ phẩm được truy phong đến cha mẹ.
Trong sắc phong có kể lại công trạng chức tước của người làm quan, rồi suy âm truy phong đến cha mẹ, ông bà hay các cụ. Sắc phong được báo về dân làng, dân làng phải tổ chức đi rước sắc về nhà chủ. Nếu những người được phong còn sống, sẽ có lễ khao dân làng, cùng với cáo yết gia tiên và lễ thần linh tại đình.
(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1996)
Sắc chí vua Tự Đức
“Thí sai Suất đội Lê Non thuộc đội 5 đội thủy vệ Bình Thuận đã kinh qua chức Thí sai do viên Cai tỉnh đề cử. Nay Bộ binh đồng ý chuẩn y bổ thụ giữ chức Chánh đội trưởng Suất đội Suất nội đội binh thủy đồng thời cai quản việc điều động người thi hành công vụ. Nhược bằng không làm tròn nhiệm vụ thì theo luật binh mà xử phạt. Kính đấy!”. Ngày 29 tháng 5 năm Tự Đức thứ 17 (1863).
“Hiệp quản Lê Non thuộc Tinh binh Suất đội thủy vệ Bình Thuận đã được ân chuẩn thăng một trật, nay Cai tỉnh y theo đó chuẩn thăng làm Cai đội tinh binh đồng thời cai quản đội biện binh. Phàm mọi việc cứ y theo lệ mà thừa hành. Nhược bằng không làm tròn nhiệm vụ thì theo luật binh mà xử phạt. Kính đấy!”. Ngày 8 tháng 5 năm Tự Đức thứ 23 (năm 1869).
(còn nữa)
Đ - H

MỘT BÀI THƠ ,,VÔ LỐI,, TÀ DÂM, BỆNH HOẠN

  •   11/06/2025 20:14:00
  •   Đã xem: 9
  •   Phản hồi: 0
Đã chia sẻ với Công khai
MỘT BÀI THƠ ,,VÔ LỐI,, TÀ DÂM, BỆNH HOẠN - GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM NĂM 1993
CẤU HỎI CUỐI NGÀY
Dịch Vô lối - Thi tặc Nguyễn Quang Thiều (tiếp)
Thứ bảy - 16/01/2021 06:25
Khi tập “ Sự mất ngủ của lửa” được Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng, ngay năm1993, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết “ Nguyễn Quang Thiều tự dịch thơ mình ra tiếng Việt” và phong cho ông nhà “ Khóc Học” . Tôi nghĩ rất đúng mà chưa hết. Nguyễn Quang Thiều có du học học ngành Công an chuyên nghiệp, nhưng Nguyễn Quang Thiều không biết làm thi ca, nhất là thơ tiếng Việt. Tập “Sự mất ngủ của lửa” đầy hàng chục chữ khóc, riêng bài này đã hơn bốn chữ gần khóc: tôi nấc lên, tôi sặc khói, tôi sẽ ngủ, tôi nhói lên…
Dịch Vô lối Nguyễn Quang Thiều (tiếp)
CÂU HỎI CUỐI NGÀY
Nguyễn Quang Thiều
Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc
Đợi chuyến xe tan tầm
Đó là khoảng thời gian tôi đói nhất và buồn nhất trong ngày
Phía bên kia đường tôi đợi
Những chiếc lá tôi không biết tên
Phủ đầy bụi
Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống
Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên
Trong cơn mơ đói và buồn
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào
Và chuyến xe tan tầm lại đến
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ
Tôi vội vã bước vào trong đó
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia
Và lòng tôi nhói một câu hỏi
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.
Quán Sứ - Hà Đông, 1991
BÌNH GIẢNG
Câu mở đầu không có gì gọi là câu thơ. Một câu nói đơn sơ như các ông, các bà quét rác ở các công ty Vệ sinh môi trường, sau ngày làm mệt nhọc vẫn thường nói. Mà nói hay hơn, thơ hơn:
“Ngày dài mưa nắng trên đường
Mong về có đọi cơm thương ở nhà”.
Tiếp theo 5 câu sau có tới 31 từ mà lại là 5 câu rất vô nghĩa, vô bổ không nói lên được điều gì:
“Phía bên kia đường tôi đợi
Những chiếc lá tôi không biết tên
Phủ đầy bụi
Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống
Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên”
Trong khi tiền nhân chỉ 20 từ đã làm nên thi phẩm bất hủ muôn đời!
UỐNG RƯỢU NGẮM HOA
Lưu Vũ Tích
飲酒看牡丹
劉禹錫)
飲酒看牡丹
今日花前飲,
甘心醉數杯。
但愁花有語,
不為老人開。
Lưu Vũ Tích
Ẩm tửu khán mẫu đơn
Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm tuý sổ bôi
Đãn sầu hoa hữu ngữ:
Bất vị lão nhân khai.
Đỗ Hoàng dịch thơ:
UỐNG RƯỢU NGẮM HOA
Trước hoa giờ được uống
Mấy chén ngất ngư say
Sợ rằng hoa sẽ nói:
Không nở cho già này!
Cao điểm chốt 176 –
Biên giới Việt Lào 1972
Tiếp đến 6 câu sau là những câu có ý nghĩ dục tình rất bậy bạ, ý nghĩ khiên cưỡng mang tính hiếp dâm cao:
“Trong cơn mơ đói và buồn
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào”
Những người con gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua có sao đâu. Họ làm đẹp cho phố phường đường làng có cuộc đời khởi sắc mà ông bà váy cồng lộn ngược, mò cua bắt ốc không có đôi dép mo cau mà đi thì sao? Tại sao lại nói “Như dao sắc phất vào tôi tứa máu”? Một câu khẩu phàm, hàm hồ, hàm chứa, căm giận cái đẹp còn hơn phát xít Hitle bắn đại bác vào Viện Bảo tàng nghệ thuật Paris (Pháp) những năm 1940 – 1942. Người ta cưỡi xe máy, một nét đẹp của con gái Việt Nam thời đổi mới nghìn đời mới có, sao mình lại có cái nhìn thù hận như vậy?
Bên châu Âu như bà Angela Dorothea Merkel, thủ tướng Đức mặc váy cởi xe máy phóng qua anh cũng tứa máu như dao sắc phất vào người chăng?
Đúng là điên rồ!
Cha ông nói:
“Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh!”
Bây giờ người đẹp mới mặc váy cưỡi xe máy phóng qua mà mình đã hồng hộc sôi máu lên như đỉa phải vôi? Anh lại còn “ nấc “ lên như bị nghẹn. Việc chi mà anh ghen tức lồng lộn với cái đẹp như thế? Cái đẹp vĩnh cửu của thời đổi mới nước ta có phương hại gì đến thẫm mỹ, đến thuần phong mỹ tục gì đâu?
Người đẹp mặc thế là quá kín đáo, bây giờ chúng nó còn mặc quần đùi lên tận bẹn cởi xe máy nữa đấy. Chỉ những đám vua quan dâm dục vô độ “ Nhất dạ lục giao hoan, sinh ngũ tử” nhưng lại căm thù cái đẹp:
“Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng”
(Ca dao)
Chưa hết, anh còn đặt ra ảo tưởng rất bậy bạ, của đám cái bang, homeless people, vô lương tri:
“Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào “
Rằng anh làm sao lấy họ được. Anh Vua chúa sao mà lấy họ dễ dàng như thế. Anh không phải Đặng Mậu Lân em gái Đặng Thị Huệ khênh giường đi giữa Thăng Long thấy gái đẹp là kéo lên làm tình, cũng không phải Beria (Nga) có xe đặc chúng đóng giường chiếu riêng để đi trên phố hễ thấy nữ sinh viên là kéo lên giao hợp… Đến như vua Napoleon cũng phải lấy mạ giòng (đàn bà có con riêng), thứ gì anh thấy người đẹp mặc váy cưỡi xe máy đi trên phố thoáng qua mà đã đòi làm tình! Anh có nứng cặc thì anh chạy vào gốc cây thủ dâm cho nó hạ hỏa, chứ làm sao tiếp cận với người ta!
Anh còn chưa biết, biết đâu trong đám đàn bà, cả đẹp cả xấu đó là tình báo viên, đặc tình, đặc vụ của Công an cài cắm, mà ngành anh theo học. Anh bờm xơm họ sẽ cho một lưỡi dao găm thì anh đi đời, không họ sẽ điện đàm trực tuyến đến bộ phận tham mưu cho anh vào Hỏa Lò! Anh có dám không?
Tiếp đến là đoạn kể như học sinh lớp 2 Hà Nội thời miền Bắc hòa bình mới lặp lại tả cảnh các bà, các cô buôn vịt, buôn cá khô, buôn nước mắm đi trên tàu điện:
“Và chuyến xe tan tầm lại đến
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ
Tôi vội vã bước vào trong đó
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia”
Rồi anh lại lần nữa nổi máu Sở Khanh không phải lối:
“Và lòng tôi nhói một câu hỏi
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.”
Thật là một ý nghĩ tà dâm rất bậy bạ!
Đến như Nguyễn Du chỉ mới nói, dù tên Mã Giám Sinh vô cùng mất dạy, bất lương, không còn luân thường đạo lý:
“Một cơn mưa gió nặng nề
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến duyên”
Đó là đã có ba trăm lạng vàng nhé. Còn anh bô xu dính tíu sao anh có ý nghĩ hoang dâm vô độ ấy được?
Khi tập “ Sự mất ngủ của lửa” được Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng, ngay năm1993, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết “ Nguyễn Quang Thiều tự dịch thơ mình ra tiếng Việt” và phong cho ông nhà “ Khóc Học” . Tôi nghĩ rất đúng mà chưa hết. Nguyễn Quang Thiều có du học học ngành Công an chuyên nghiệp, nhưng Nguyễn Quang Thiều không biết làm thi ca, nhất là thơ tiếng Việt. Tập “Sự mất ngủ của lửa” đầy hàng chục chữ khóc, riêng bài này đã hơn bốn chữ gần khóc: tôi nấc lên, tôi sặc khói, tôi sẽ ngủ, tôi nhói lên…
Người ta chẳng thấy nấc, sặc, nhói, ngủ… như thế nào!
Nói chung Nguyễn Quang Thiều Thiều không biết làm thơ tiếng Việt, viết rất kém, dẫu sau này anh có sáng tác lục bát “ Dâng trà”, “Con đường”…
Hội Nhà Văn Việt Việt Nam thời ấy (1993) tặng giải thướng cho Nguyễn Quang Thiều là có tội với nhân dân, với lịch sử!
Hà Nội 14 – 12 – 2017
Đ - H
ĐỖ HOÀNG
DỊCH RA THƠ VIỆT:
CẢM MẾN CUỐI NGÀY!
Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc
Đợi những chuyến xe sắp sửa tan tầm
Đó là khoảng thời gian tôi rệu nhất
Và buồn nhất trong khoảng lặng về đêm!
Cũng phía bên kia con đường tôi đợi
Những chiếc lá mà tôi không biết tên
Những chiếc lá rụng rơi đầy bụi
Cơn mưa vàng chiều thắm dâng lên!
Trong cơn mơ huyền buồn và đói
Bao người xinh sành điệu tay ga
Như ánh chớp như là câu hỏi
Như ánh sao, ngà ngọc chói lòa!
Và chuyến xe tan tầm đã đến
Cả cuộc đời sống động ào vô
Bao thân phận lủi lầm sương nắng
Cho lòng tôi cảm mến vô bờ!
Hà Nội 14 – 12 – 2017
Đ - H
(*) Trich trong “Sự mất ngủ của lửa” – NXB Lao động 1992

Phan Hoàng tên ba xaoj!

  •   08/06/2025 20:07:00
  •   Đã xem: 10
  •   Phản hồi: 0
Strnesoopdi6
a
:
ct
ú
q
1
l

gf
u
7at1h1
H
f7l
5
a
ô
c

5i8a7a86h

i
m
c
0
1
4l508
6
·
Đã chia sẻ với Công khai
PHAN HOÀNG CHO THEO ĐÍT TRÂU
Đỗ Hoàng
Ltg: Gần thế kỷ qua, bọn thơ Vô lối hoành hành tác oai, tác quái trên cõi Việt. Chúng là loại thi tặc – giặc thơ – phá hoại thi ca tổ tiên. Từ thằng thủy tổ Thanh Tâm Tuyền , phó thủy tổ Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Trần Hùng, In ra sa ra, Mai Quỳnh Nam, Mã Giang Lân, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Tuyết Nga, Văn Cầm Hải, Trúc Thông, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Phan Thị Vàng Anh, Từ Quốc Hoài, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương, Thi Hoàng, Hoàng Hưng… đến đám hậu sinh, đám chíp hôi … tác phẩm của chúng cả nội dung và hình thức không đem đến điều gì mới mẻ cho văn chương mà lại phá hoại văn chương Việt! Phan Hoàng là một tên như thế: giả dối, sáo, sến, viết về mẹ mà cũng đóng kịch, nhạt nhẽo, gượng gạo…đầy chất Tàu ô!
Nguyên bản:
Phan Hoàng
TIẾNG THỞ MẸ NHỌC NHẰN
(Văn nghệ số28 /9/7/2022)
Thẫn thờ đêm tiếng thở mẹ nhọc nhằn
tiếng cánh cò rã rời trăm năm âm thầm mưa nắng
tiếng kết tủa buồn vui đời sông chạm biển về nguồn
Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói
Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo
Ước gì ngọn gió ta như mầm non mới cựa mình trong lòng đất
và cơ thể mẹ là ngôi vườn thanh xuân ấm áp tiếng hoang sơ.
BÌNH GIẢNG:
Tôi đã nhiều lần nói: - Đọc đám thơ Vô lối – thi tặc – giặc thơ như đi hội nghị sang trọng mà dẫm phải cứt người! Khó chịu, tởm lợm! Thật ra không nên đọc nhưng vì văn chương, vì thơ nước nhà phải đọc, phải bình bởi bọn thi tặc cầm chịch văn nghệ mậu dịch tác oai, tác quái trên thi đàn nên tôi lại động bút.
Bọn thi tặc chuyên làm “vô lối – ( thơ không vần). Bọn chúng không biết là thơ không vần nhân loại và cha ông ta làm từ thuở khai thiên lập địa. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường các thầy đã nói làm thơ không vần như đi xiếc trên dây, rất dễ thất bại. Trí tuệ lớn, trái tim lớn mới có bài đứng lại, còn bọn “chấu cẩu” (chó) làm sao thành công!
Phan Hoàng là tay trong đám Vô lối – thi tặc – giặc thơ ấy viết loăng quăng, uốn éo, làm bộ, làm tịch, dùng đầy Hán tự… thế mà chúng lăng xê hết lượt này đến lượt khác trên các báo mậu dịch chính thống. Tay này có đi bệnh viện lắp phải trái tim chó hay không sao mà viết như robot?
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh
gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức
như con bò đi hoang trở về hít thở mùi chuồng quen thuộc
cúi đầu tạ lỗi nghĩa trọng tình thâm
đêm đêm canh giữ tiếng thở mẹ nhọc nhằn
lòng nặng trĩu ngọn núi tuyết đông suy tư nhức nhói”…
Đọc khổ này thấy lợm mửa của một thằng kịch hề giả dối!
…“Quẳng gánh bôn ba phiêu bạt hư danh…”
Câu cũ như trái đất, vô bổ, không có chút tình nào,giả vòe, giả vịt…
Câu tiếp lại còn cũ hơn, lại làm bộ làm tịch hơn:
“gió bay về ngôi nhà ký ức tuổi thơ độc thoại gió xuân ký ức”
Câu cú nặng nề, lặp đi lặp lại!
Khổ tiếp cũng viết ỏn ẻn, sáo rồng:
…”Ngoài vườn côn trùng mê mải reo ca
đón chào những mầm non cựa mình vươn từ lòng đất
gió rón rén ép mình hơi ấm se thắt sinh thành
nước mắt lặng lẽ cứa vào lòng đêm
rơi theo tiếng thở mẹ nhọc nhằn dự báo…”
Toàn giọng điệu giả dối, không trái tim người!
Đây là bài vô lối làm xiếc chữ về Mẹ, chứ có tình mẫu tử gì đâu!
Thơ viết mề mẹ in chật trái đất, toàn bài hay, chứ có như bài này của Phan Hoàng.
Nông phu thì có:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn”
Hay:
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng mem cơm tấm lưỡi lừa cá xương
Người có chữ:
Du tử ngâm -遊子吟 - Mạnh Giao - 孟郊
遊子吟
慈母手中線, 遊子身上衣;
臨行密密縫, 意恐遲遲歸。
誰言寸草心, 報得三春輝?
Du tử ngâm
Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa
Sợi chỉ trong tay mẹ hiền,
Nay đang ở trên áo người đi xa.
Lúc mới lên đường, mẹ khâu kỹ càng,
Có ý sợ con chậm trễ trở về.
Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ,
Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Đỗ Hoàng dịch thơ:
KHÚC NGÂM CỦA CON ĐI XA
Mẹ hiền khâu sợi chỉ
Trên áo con đi xa
Lên đường mẹ khâu kỹ
Sợ con chậm về nhà
Ai dám một tấc cỏ
Báo đáp ba xuân qua!
Phan Hoàng cũng như bọn giặc thơ đềuTàu hóa, dùng tràn lan âm Hán Việt chưa được Việt hóa! Nhiều bài trước Phan Hoàng đã dùng hàng chục âm Hán Việt, bài này dùng trên 30 chữ (36 chữ). Một thứ Tàu ô!
1, kết tủa -結瑣
2,bôn ba - 奔波
3,phiêu bạt -漂犮
4,hư danh - 虛名
5,độc thoại-獨話
6,ký ức, ký ức记忆
7, thân thuộc 親屬
8,tạ lỗi 謝誄
9, nghĩa trọng 義重
10, tình thâm 情深
11, côn trùng 昆蟲
12, mê mãi 迷買
13,sinh thành 生成
14, dự báo 預報
15,thế gian 世間
16, thanh xuân 青春
17, hoang sơ 荒初
18, đông 冬
19, xuân 春
Bài phê bình trước,tôi đã nói Phan Hoàng nên rèo bò (theo đít trâu) Bài này nhắc lại – chữ nghĩa kiều Phan Hoàng và bọn “thi tặc – giặc thơ” nên cho theo đít trâu suốt đời. Chúng không được bén mảng đến Văn chươngoàng (dân ba xạo) !
Hà Nội tháng 7/2022
Đ - H
Ảnh Phan Hoàng (dân ba xạo)

Vô lối - Thi tặc Trần Hùng

  •   07/06/2025 14:22:00
  •   Đã xem: 12
  •   Phản hồi: 0
Thơ Vô lối Trần Hùng
Ltg: Khi nghe tin Hội Nhà văn Việt Namthay hết thành viên Hội đồng Thơ khóa VIII, tôi viết “ Hội Nhà văn Việt Nam thay máu Hội đồng Thơ khóa VIII, với mong mỏi nhiều văn sỹ và bạn đọc hy vọng hội đồng thơ khóa IX sẽ có những quyết định tốt khi trao giải cho tác phảm và tác giả hơn những nhiệm kỳ cá Hội đồng thơ từ ba bốn chục năm nay. Nhưng than ôi! “sóng trước bổ sao, sóng sau bổ vậy”, “trâu mẹ ỉa sao trâu con ỉa vậy. Trong cơ chế xin cho, ngay ở lĩnh vực văn chương phải là người tài năng mới vào được, thế mà những kẻ kém năng lực, chỉ láu cá vặt, đi đêm, ném lựu đạn… như Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo Nguyễn Bình Phương …cũng ngồi xổm trên thơ ca thì thôi rồi lượm ơi! Không muốn nói nữa!
Trần Hùng
VƯỜN KHUYA (*)
(Giải thưởng Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016)
Thứ ba - 01/12/2015 16:33
Có thể ban mai trong tôi sắp tắt
Có thể dòng hồng cầu mảnh mai trong tôi sắp ngừng
Đừng thấy tóc tôi còn xanh mắt tôi còn vui mà hoài nghi
Tôi cảm thấy điều gì đang đến rất gần rất gần
Vậy mà lòng tôi lại hướng về các con tôi, hướng về một người
Người ơi hãy về với chồng với con với sợi kim đan nhỏ bé
Mùa đông rồi sẽ qua
Đừng ánh trăng cửa sổ
Đừng thầm thì nắng non
Tôi muốn ôm em thật lâu rồi thả ánh nhìn vào trong đêm...
(*) Văn nghệ quân đội (điện tử) , thứ bảy 2 – 7 -2016 in
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
VƯỜN KHUYA
Ban mai trong tôi sắp tàn
Giọt hồng tơ mảnh muộn màng sẽ ngưng.
Ngờ chi mắt tôi vui mừng
Điểu gì đang tới cũng chừng ấy thôi.
Hướng về con, hướng về người
Về thôi kim chỉ một thời dệt thêu.
Mùa đông rồi sẽ qua chiều
Đừng trăng ánh chiểu thêm nhều ngoài song
Đừng thì thầm chút nắng non
Ôm em ta thả tâm hồn vào đêm…
Hà Nội 2 -7 -2016
Đ - H

Đau chữ không thể thành Thi sĩ!

  •   04/06/2025 16:16:00
  •   Đã xem: 13
  •   Phản hồi: 0
ĐAU CHỮ KHÔNG THỂ THÀNH THI SỸ
“Ở GÓC PHỐ TRÀNG THI” CỦA TRÚC THÔNG KHÔNG PHẢI THƠ
Đỗ Hoàng
Ở Đài Tiếng nói Việt Nam trước đây có hai nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và Trúc Thông. Anh em thường nói đùa, một người đau chữ, một người đau đời. Nguyễn Bùi Vợi đau đáu quê nhà viết theo thể truyền thống mang đậm chất Xứ Nghệ, khu Bốn; Trúc Thông trước cũng viết theo thể truyền thống nhưng sau đó ông đoạn tuyệt lối thơ cũ tìm cách đổi mới cố đẽo gọt chữ nghĩa muốn mong làm một cuộc cách tân lớn thơ Việt. Nhưng than ôi! Ông biến thơ từ một người có da có thịt trở ra một khung xương méo mó, chỗ có xương, chỗ toàn đất sét nên không ra hình thù gì cả:
“Điêu trác tự thị văn chương bệnh
Kỳ hiểm vưu thương khí cốt đa”
(Cổ nhân)
(Đẽo gọt là bệnh của văn chương/Kỳ quái, tắc tỵ, bí hiểm thì hại đến hồn thơ)
Bài “Ở góc phố Tràng Thi” là một sự điển hình cho lối thơ tìm tòi đến nỗi phi thơ ca của Trúc Thông.
Bài này từ cách đặt tựa đề đến lập tứ chọn từ, chọn ngữ, cách thể hiện đều không có tý gì gọi là thơ (!)
Tựa đề Ở góc phố Tràng Thi là quá rộng, nó không sát với nội dung bài viết. Vì ở góc phố Trang Thi có bao nhiêu là công sở, tư sở và cả dân du thử du thực lãng vàng ngày đêm nữa. Mà Thư viện Quốc gia tác giả đang nói đến thật sự là nằm trung tâm phố Tràng Thi rất đường bệ, rất khang trang. Trong văn chương đặt tựa đề hay đúng là bài văn đã đạt giá trị trên 50%. Đặt tựa đề như trên là hỏng 100%.
Tiếp đến hai câu vào bài là hai câu không thơ và kém từ cách chọn chữ, lập ý. “Học làm sao hết chữ cũ trên đời”. Đúng là học là sao hết chữ trên đời. Nhưng ai lại gọi chữ cũ. Chữ làm sao cũ được? Trúc Thông muốn tìm một cách nói cho khác người cho lạ tai, hóa ra lại không khác người mà lại cũ hơn người. Trúc Thông cố làm mới nhưng nó không mới. Cũng như người con gái cố làm đẹp mà mình không đẹp thì làm sao làm đẹp được. Bản thân mình phải đẹp đã chứ!
“Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài”
(Ca dao)
Tiếp câu “Sách chồng nên núi”. Câu này lại quá cũ kỷ, thừa ra. Đương nhiên sách của nhân loại thì chồng cao như núi rồi. Điều đó là điều hiển nhiên không cần nhà thơ Trúc Thông phát hiện. Trúc Thông đã không có phát hiện gì ở đây mà lại nói thừa ra. Người ta so với núi là những cái đau thương, cái giàu sang, cái vui, cái bi thảm không bao giờ như núi nhưng gần như núi mới tạo ra ấn tượng mạnh, có sức liên tưởng lan xa:
- Xương chất cao như núi
- Xương chất thành núi
- Máu chảy thành sông!
- Vàng chất cao như núi
“Xanh như ngọc thời gian ta đã uống” là một câu nói của nhưng eng, những ả 8x, 9x đong đưa làm duyên làm dáng không phải lối. Câu viết cho có ảo huyền cho có siêu thực nhưng nó là một câu viết rất vô duyên!
Tiếp sau là các câu viết vô duyên trơn tuột nối theo như thế:
“đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn nắm tay ta...”
Tác giả lại dùng từ nửa Anh, nửa Việt: “hotel mười mấy lầu xanh đỏ”. Sao lại viết nguyên từ tiếng Anh” hầu theo” như vậy? Chữ Việt có kia mà: Lều nghỉ, nhà nghỉ, từ Hán việt hóa như: Khách sạn có phải dễ đọc, dễ nhớ hơn không? Ngay cả từ Ô - ten tiếng Pháp thì cũng có nhiều người Việt biết hơn là từ hotet.
Câu kết là câu rất phản cảm, nghe nó thô lậu thế nào nhất là nói lái người miền Trung đu nặng: “đu vào bác mấy đời con cháu”. Tìm tòi gì mà quái gỡ như thế này? Câu nói bộ này trong khẩu ngữ nghe đã chối tai đừng nói đưa nó vào thơ mà lại làm câu kết.
Nhà thơ Trúc Thông rất cố gắng tìm tòi, tự bứt phá mình nhưng:
“Thiên nhai vô bờ
Hồi đầu ngưỡng ngạn”
(Chân trời mênh mông
Ngoảnh lại đã gặp bờ)
Và cuối cùng thì:
“Hòn đá bên đường thành bại
Mỉm cười tay trắng đời trai”
Người ta chỉ nhớ bài thơ lục bát “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông và chỉ có nhớ một câu:
“ Bờ sông vẫn gió người không thấy về”.
Thế cũng đã an ủi lắm rồi!
Hà Nội, ngày 2 – 7 -2014
Đ – H (1)
Bài in trên báo Văn nghệ tháng 6 năm 2014
(2) Các nhà đau chữ giả vờ
- Dương Tường, Lê Đạt, Thanh Tùng, Thi Hoàng…

Nguyeenxx Quang Thiều nên làm Công an!

  •   04/06/2025 16:12:00
  •   Đã xem: 14
  •   Phản hồi: 0
VÔ LỐI - THI TẶC NGUYỄN QUANG THIỀU
(Bài do tác giả gửi CBTT)
Đỗ Hoàng
Vô lối là một loại viết có từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay. Nó càng bùng phát hơn nữa khi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 trào giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều và vừa rồi (năm 2011 - 2012), Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho cả 4 tập của các tác giả Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Định Thị Như Thúy, kiểu viết như Nguyễn Quang Thiều nối dài.
Điển hình của Vô lối là triệt tiêu một trăm phần vần điệu, xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm của ông cha và thơ ca truyền thống dân tộc và thế giới, tắc tỵ, rắc rối, tù mù, dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống, nhạt nhẽo, đánh đố mình, đánh đố người đọc, dung tục, tình dục bệnh hoạn, sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, tuỳ hứng…
Vô lối có một đặc điểm nữa là không thể đọc nổi vài ba dòng.
Nguyễn Quang Thiều cũng là một trong những đại biểu của Vô lối ấy vừa được các báo chí chính thống, các vụ viện chính thống, các học giả, nhà phê bình, giáo sư đại học, cánh hẩu viết bài lắng xê, ca ngợi hết lời. Họ coi đó là sự là “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân”, Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc” (Tạp chí Nhà văn số 6 - 2012); “Hộp đen” Nguyễn Quang Thiều – Báo Văn nghệ số 17 + 18 tháng 4 – 2012...
Cách tân tức là làm mới không chỉ ở thơ ca mà trong cuộc sống muôn loài cũng phải luôn luôn đổi mới để phát triển tồn tại. Thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước thì muôn loài, muôn vật, xã hội mới phát triển, không thì chỉ dừng lại và đi đến triệt tiêu!
Nhưng làm mới như thế nào? Tôi đã nhiều lần nói về việc làm mới. Làm mới – cách tân chứ không phải cách mạng. Đến như cách mạng lật đổ hoàn toàn quá khứ mà người vẫn còn giữ gìn và tiếp thu những ưu tú của đời trước để lại, huống hồ cách tân - làm mới, phải có kế thừa và phát huy cái hay, cái đẹp của dân tộc, của nhân loại. Nhà bác học Lê Quý Đôn nói: “Người tài giỏi hơn hết một thời, cũng không được phá bỏ đời trước”
Những người tìm tòi đổi mới thơ ca là đáng trân trọng. Nhưng lấy cớ tìm tòi đối mới để phá bỏ, đạp đổ những chuẩn mực, những tinh hoa của cha ông từ muôn đời để lại là một ý nghĩ, hành động điên rồ.
Hàn Mặc Tử có nói: “Vẫn biết thơ ca phải tân kỳ (mới và lạ), song thơ ta là thơ quốc âm, người phương Đông chuộng nỗi đau thâm trầm, nỗi buồn kín đáo. Ta phải thể hiện cái tinh thần phương Đông ấy.”
Nhưng những người viết hôm nay và nhất Nguyễn Quang Thiều không theo tiêu chí ấy mà đi tìm một cách viết rất chi là Vô lối.
Nguyễn Quang Thiều cố tìm một cách nói, cách lập ngôn như việc đặt tên tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” – (Hỏa đích bất thụy sự), đã thể hiện cách ấy. Đọc thấy lạ tai, không theo cách nói cách viết thuần Việt, nó như là cách viết của Tây, nhưng Tây người ta không viết thế. Câu thơ, câu văn của Tây dài nhưng phải chính xác, không thừa chữ, không thừa ý và phải thuần chủng ngôn ngữ. Đằng này Nguyễn Quang Thiều cố tạo ra cách viết lạ nhưng lại vừa dùng chữ nước ngoài, vừa không theo cách cảm cách nghĩ của dân tộc. Cách này cũng đã có người trước Nguyễn Quang Thiều viết như “Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai” (Liên khúc những bài thơ tình thời cách xa – Thanh Tâm Tuyền)
Chữ sự nguyên là chữ Hán đã tương đối Việt hóa. Nó có ba nghĩa : 1- việc, 2 - làm việc, 3 - thờ. Không hiểu sự mất ngủ của lửa ở đây là việc, làm việc hay là thờ? Suy đoán trong bài hiểu theo nghĩa Hán “Hỏa đích bất thụy sự” thì có thể là việc. Dịch ra là “Việc mất ngủ của lửa” chắc là đúng ý tác giả!
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Hồ Chí Minh)
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Xuân Thủy dịch)
Thời Nguyễn Đình Chiểu, cũng là thời Hán học đang thịnh hành, cụ Đồ Chiểu còn đi thi tú tài Hán học, thế nhưng thơ Cụ, văn tế, phú của Cụ thì rất Việt hóa.
Việc cấy, việc cày việc bừa tay vốn làm quen
Tập khiên, tập súng, tập cớ mắt chưa từng ngó
(Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc )
Nếu viết như Nguyễn Quang Thiều và Thanh Tâm Tuyền là phải:
Sự cấy, sự cày, sự bừa tay vốn làm quen
Tập khiên, tập súng, tập cờ mắt chưa từng ngó
Lại bàn về mất ngủ. Mất ngủ chỉ một trạng thái tâm lý của con người do lao lực, do nghĩ ngợi đau khổ nhiều, thần kinh yếu, do chấn động thân kinh, do chấn thương sọ não …nên dẫn đến mất ngủ. Nói chung nó là một trạng thái bệnh lý nhiều hơn. Còn người khỏe mạnh, thần kinh vững vàng thì khó có thể mất ngủ.
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh, cứng rắn, người ta chưa ngủ hoặc người ta không ngủ để lo quốc gia đại sự, chứ họ không bị chứng bệnh mất ngủ!
Vì vậy việc đặt tên tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” vừa không Việt hóa, vừa thừa chữ, thừa lời, vừa không ổn trong nhận thức. Có thể đặt theo cách thuần Việt “Lửa mất ngủ” hoặc “Lửa thức”…
Cách đặt tựa đề, đặt câu này Nguyễn Quang Thiều lặp đi lặp lại ở nhiều bài khác như: “Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi” (Tiếng vọng) – In trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập một, tháng 1 năm 2011.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Cách viết của Nguyễn Quang Thiều đa phần dài dòng văn tự. Viết ngắn viết dài tùy theo cảm xúc, suy nghĩ, tùy theo mức độ tình cảm của tác giả. Cái đáng viết dài thì viết dài, cái đáng viết ngắn thì viết ngắn. Có cái không đáng ba dòng tác giả lại kéo ra tràng giang đại hải
“Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi”
(Những người đàn bà gánh nước sông)
Hay:
“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông. “ (Sông Đáy)
Nên nhớ rằng “ Đoản thi tối hảo phá” (Thơ ngắn có sức mạnh vô biên). Ngay phương Tây cũng có nói phải cô níc (viết ngắn).
Bác Hồ cũng đã từng nói: “Bác ít có thi giờ xem văn nghệ, nhưng khi xem thì thấy nó dài dòng, dây cà ra dây muống, hình như người viết cố viết dài ra để lấy nhuận bút. Rồi lại sính dùng chữ nước ngoài. Chữ ta có thì nên dùng chữ ta, chữ ta không có mới mượn chữ nước ngoài – theo “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt – Sửa đổi lề lối làm việc)
Có nhiều bài viết vừa dài, vừa lập luận thừa thải. Điển hình là bài “Những người đàn bà gánh nước sông” (đã trích dẫn ở trên). Ví dụ câu:
"Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy”. Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy, thì cần gì phải kể đến từng chặng một thời gian như vậy. Kể thế sao cho hết. Nếu kể thế thì phải viết cho đủ: Đã một năm, đã hai năm, đã ba năm… đã và đã, thì đến bao giờ mới kể xong. Viết chỉ ngắn gọn là “nửa đời tôi thấy” thì vừa đầy đủ, vừa chính xác. Còn có những người, họ chỉ sống 50 tuổi , 40 tuổi, 30 tuổi thì sao?
Mỉa mai thay bài này đã được chọn in trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX(!)
Cách nghĩ và cách viết không chính xác, viết lấy được của Nguyễn Quang Thiều còn nhiều nhiều. Như bài “Trong quán rượu rắn”. Người ngồi trong quán rượu rắn, chắc là không uống rượu nên tỉnh bơ, như uống nước chai lave “Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ/ Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng”. Người đọc tưởng tác giả đang đi dạo rừng thu bạch dương ở bên Nga!
“Những con rắn bị thủy táng trong rượu". “Thủy táng” là chôn nước. Táng - nguyên chữ Hán là chôn, vùi đã tương đối Việt hóa. Khi người chết, nhất là người thân, người ta dùng chữ táng cho nhẹ đi, đỡ đau hơn nếu dùng chữ Việt là chôn hoặc vùi. Từ cổ đến nay có nhiều cách táng: thổ táng, hỏa táng, thủy táng, mộc táng, điểu táng, thạch táng, cẩu táng, điện táng… “Những con rắn bị thủy táng trong rượu” – Tức là những con rắn chôn nước trong rượu. Thật ra rượu là nước có nồng độ men cao, cũng như nước biển có nồng độ muối cao mà thồi. Những người đi biển khi chết được đem bỏ xuống biền và nói như cách nói của Nguyễn Quang Thiều: “Những con người bị thủy táng trong biển”. Nó vô lý và buồn cười, đau xót biết bao cho cách lập câu, cách viết như thế này.
Cha ông ta đã có cách nói rất hay khi đem bỏ thảo quả và động vật quý làm thuốc vào rượu và gọi là “ngâm rượu”: táo ngâm rượu, cam ngâm rượu, lê, mận ngâm rượu, bìm bịp ngâm rượu, rắn độc ngâm rượu… Nếu nói cho có hình ảnh mượn chữ Hán thì có thể nói “những con rắn bị đem tửu táng”!
Cách viết của Nguyễn Quang Thiều rất kém thi pháp (nghệ thuật thơ), lạm dụng nhiều chữ nhiều từ như : khóc, vỹ đại, lạm dụng từ Hán Việt chưa được Việt hóa…
Những con cá thiêng quay mặt khóc
………
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
(Những người đàn bà gánh nước sông – đã dẫn).
Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi
Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt
Tôi khóc.
(Sông Đáy)
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo gọi Nguyễn Quang Thiều là “nhà khóc học” thật không sai!
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
(Trong quán rượu rắn)
Cha ông ta có những phép tu từ rất diệu nghệ, người ta không hề nói đến một chữ khóc mà đời nào nghe cũng rưng rưng:
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn
Hay:
Chiều chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả mẹ chín chìu ruột đau!
(Ca dao)
Bạn về chẳng có chi đưa
Có hai lọn nếp mà chưa lặt lòn!…
(Ca dao)
Rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết mô mà tìm
(Ca dao)
Ở đây Nguyễn Quang Thiều và nhiều người viết khác dùng vô thiên lũng chữ “ khóc”, người ta gọi là các “nhà khóc học” mà chẳng làm một ai mủi lòng! Thật là tại hại!
Nguyễn Quang Thiều hay viết về quê hương mình, vùng làng Chùa, sông Đáy là xứ Đoài xưa nhưng không hề thầy bóng dáng “Xứa Đoài mây trắng” ở đâu, không thấy áo lụa Hà Đông ở đâu, không thấy Hà Tây quê lụa ở đâu? Một miền cội nguồn dân ca Bắc Bộ, một miền hát xoan, ghẹobiến mất trong cách viết của Nguyễn Quang Thiều!
Mà Xứ Đoài không chỉ người con của xứ sở ấy máu thịt mà cả dân tộc, thậm chí cả châu Á, châu Âu cũng có trong hồn của họ.
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Lên núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuy khoắt thổi đêm trăng
(Quang Dũng)
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt nhớ
Bởi vì em mặc áo lụa Đông
( Nguyên Sa)
Bóng chiếc thoi đưa, ánh mắt long lanh, trời đất Hà Tây quê em dệt lụa
Mây trắng Ba Vì…hồn thơ Nguyễn Trãi
(Hà Tây quê lụa – Nhật Lai)
Một lần trò chuyện với nhà văn Trung Quốc Trịnh Bá Nông nguyên Tổng biên tập báo Văn Nghệ Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông nói: “Ở việt Nam tôi yêu thích nhất là Ca dao và Quan họ Bắc Ninh”. Trong khi đó các nhà thơ, nhạc sỹ nước mình đi tìm con cáo lông đen (ý của Gam zatop) ở đâu đâu.
Viết ngắn, viết giản dị mới khó. Đông Tây, kim cố gì cha ông cũng đã dạy
Rien n’est plus dificille que d’ecrire ficille - Không có gì khó bằng viết dễ hiểu – Châm ngôn Pháp. "Công phu thâm xứ thi bình dị" - Thơ hay nhất là thơ dễ hiểu – Lục Dụ đời Tống, Trung Quốc.
Điển hình cho sự dài dòng văn tự, tắc tỵ lố bịch, quái dị của Nguyễn Quang Thiều là bài “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ”.
(Trích)
"Người hướng dẫn : Được dệt thủ công bởi một người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ
"Người mua : Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
"Chủ nhân : Qùa tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm
Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãy
Những con nai cái mùa động đực
Chủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực ngùn ngụt
Ngôi nhà như không bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu lần thứ 5 nói : "Mẹ đau lắm"…
Kịch không ra kịch, đối thoại không ra đối thoại, tế không phải tế, cáo không phải cáo, điếu văn cũng không ra điều văn, kể chuyện học sinh cũng không ra kể chuyện học sinh, nhật ký cũng không phải nhật ký, hát ru bà, hát ru ông cũng không phải… Nó là một thứ ba đầu sáu tay, quái thai văn chương. Thế rồi nó lại còn dung tục: “Một bà già đi tiểu 5 lần nói: “Mẹ đau lắm!”. Trong bệnh viện khoa dưỡng lão, các bác sỹ ghi bệnh án còn sạch sẽ hơn nhiều cái gọi là thơ này!
Thơ hậu hiện đại có thể lược bỏ vần điệu, coi nhẹ vần điệu nhưng ý tứ phải sâu sắc, hình ảnh phải mới lạ, độc đáo, tình cảm phải dạt dào rung động người đọc mới chấp nhận:
Thời gian ơi, xin hãy đừng trôi nữa
Đó là lời khẩn cầu
Của những kẻ đang yêu
Tại sao các vị lại không khẩn cầu ngược lại
Tình yêu hãy ở bên các người mãi mãi
Còn thời gian thì:
Cứ kệ nó trôi đi…
(Thời gian và tình yêu – Ion Milos – Nhà thơ Thụy Điển – Thơ hậu hiện đại – Phạm Viết Đào dịch)
Hay:
Người đẹp
Ai viết tên em bằng ánh sáng
Ai vẽ hình em bằng ánh trăng
(Dân ca Dáy)
Người đẹp trông như tuyết
Chạm vào thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào thấy mát
Người không khát - nhìn người đẹp cũng khát
Người không đói - nhìn người đẹp cũng đói
Người muốn chết- nhìn người đẹp lại không muốn chết nữa
Ơ! Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người!
(Lò Ngân Sủn)
hay:
Hôm qua sáu giờ năm mươi phút
Đồng chí Lê nin từ trần
Năm này chứng kiến một lần
Điều bất hạnh trăm năm không thấy nửa
Ngày ngày muôn thuở
Sẽ là truyền thuyết đau thương
Tin kinh hoàng
Sắt thép bất tiếng kêu than
Sóng nức nở trên những người cộng sản
Sức nặng đè ghê gớm
Không lê nổi chân đi
Biết thế nào đây và làm gì nữa!
Nhà hát lớn trôi trên đường phố
Nỗi buồn như một cỗ xe tang
Nỗi vui bò như ốc như sên
Nỗi buồn chạy như điên như dại
Không ánh mặt trời
Không ánh băng sang dọi
Tất cả đã rắc một lớp tuyết đen
Sàng qua báo chí
Tin ập tới
Người công nhân trước máy
Như một chén lệ đổ xuống bàn dụng cụ
Trẻ nhỏ bỗng nghiêm trang như các cụ già
Các cụ già khóc như trẻ nhỏ!...
(Trường ca Vladimia Ilích Lê nin – Maiacop xki – Trần Dần dịch)
Hay:
Sầm phu tử
Đan Khâu sinh
Tương tiến tửu
Bôi mạc đình
Thỉnh quân ca nhất khúc
Vị ngã khuynh nhĩ thinh
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý
Đã nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tỉnh mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
Sầm Phu tử
Đan Khâu sinh
Sắp mời rượu
Đừng có sai
Mời anh ca một khúc
Vì tôi nghe mầy bài
Rượu tiệc ngon giữa trống chiêng nào có đáng quý
Không muốn tình cứ say sưa mãi hoài
Xưa nay thánh hiền có ai tên tuổi
Chỉ kẻ uống rượu là lưu danh muôn đời
(Sắp mời rượu – Đỗ Hoàng dịch)
Nói vậy, chứ tiếng Việt lược bỏ hoàn toàn vần điệu rất dễ chuốc lấy thất bại thảm hại. Vì tiếng Việt hoặc tiểng phương Đông là xỉ âm – phát ra từ răng, phần nhiều một âm tiết, không như tiếng các Âu – Mỹ - đa âm tiết, một từ nói đã có tính nhạc trong đó ví dụ như bữa ăn sáng (phiên âm): bờ rét phát, đẹp - bui ti phul (Anh ), đẹp - kờrát xvưi (Nga)…
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ, người làm thơ khác cũng có công cố gắng tìm tòi, đấy là điều đáng trân trọng. Nhưng theo quan điểm và cách thưởng thức, thẩm định của tôi thi những gì họ viết ra không phải thi ca, văn chương. Họ hoàn toàn thật bại một trăm phần trăm.
Người viết ra loại Vô lối thật đáng trách, người tung hô, in ấn lăng xê càng đáng trách hơn, tố chức nào đó trao tặng giải thưởng, khuyến khích cổ vũ thì đáng trách vô cùng. Những người này nếu được đề bạt quản lý cầm cương nảy mực nền văn nghệ nước nhà thì văn chương Việt đi đến đâu? Nhãn tiền ấy mọi người đã rõ!
Hà nội ngày 1 – 6 -2012
Đ.H.
Ảnh : Nguyễn Quang Thiều

BỎ BÀI “TIẾNG VỌNG” RA KHỎI SÁCH GIÁO KHOA

  •   03/06/2025 09:18:00
  •   Đã xem: 12
  •   Phản hồi: 0
BỎ BÀI “TIẾNG VỌNG” RA KHỎI SÁCH GIÁO KHOA
(Tiếng Việt - Lớp 5 tập một)
Những tác phẩm được tuyển chọn vào sách giáo khoa là những tác phẩm tinh hoa kinh điển có giá trị cao về nội dung tư tưởng, nghệ thuật được thử thách qua thời gian và phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh. Chúng ta ai cũng có tuổi thơ cắp sách đến trường và những bài văn, bài thơ từ thuở ấu trò được ăn sâu trong trí nhớ và đi theo suốt cuộc đời của chúng ta, nó là mẫu mực trong sáng về tình yêu quê hương, đất nước, về tình cảm yêu thương không thể xóa nhòa:
"Bờ cỏ còn hơi sương
Nắng vàng trải trên đường
Cành cao chim chào đón
Chúng em đi tới trường
Một hồi kẻng khua vang
Từng đội đứng xếp hàng
Mắt nghiêm nhìn cờ đỏ
Phấp phới ánh sao vàng
Em hứa thầm cùng Bác
Năm nay cháu học ngoan!"
(Tập đọc cấp một những năm học thập kỷ 60 thế kỷ trước)
Lứa tuổi năm sáu mươi hôm nay không ai là không nhớ bài thơ tới trường này!
Thế hệ sau này, các em cũng được học những bài thơ rất hay, những vần thơ chan chứa tình cảm, hàm súc, âm vang và ngân xa:
"Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Hương rừng đưa thơm ngát
Nước suối trong thì thầm
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi!..."
Hay:
"Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp xanh ngời ngời
Khi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi!"
Thế mà sang thế kỷ XXI, trong sách giáo khoa lại có tuyển chọn những bài thơ không ra thơ, văn không ra văn, có những bài đang ở dạng thể nghiệm chưa được công chúng thẩm định, thế mà lại được đưa vào sách giáo khoa ở tuổi ấu trò giảng dạy. Điển hình là bài "Tiếng vọng' của Nguyễn Quang Thiều - sách giáo khoa Tiếng Việt - lớp 5 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ 5 - tháng 1 năm 2011).
Nguyên bản:
Nguyễn Quang Thiều
TIẾNG VỌNG
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe tiếng chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim sẻ về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong ổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn ./.
ĐỖ HOÀNG DỊCH RA THƠ VIỆT
TIẾNG VỌNG
Chim sẻ mẹ mất rồi
Đêm bão về gần sáng
Tôi nằm trong chăn ấm
Ngon lành đến bão vơi!
Thế mà ở ngoài trời
Tổ chim đầy gió hú
Con mèo như thú dữ
Cắp sẻ mẹ chạy dài!
Từ nay không còn nữa
Cánh chim vờn ban mai!
Và vầng trăng của trứng
Mãi mãi chẳng ra đời!
Đêm đêm tôi chợp mắt
Cánh cửa nhà rung vang
Trứng lăn vào giấc ngủ
Như đá lở trên ngàn !
Hà Nội ngày 9 tháng 6 năm 2012
Đ - H
Bình giảng
Tiếng vọng là một bài viết trục trặc, lủng ca, lủng củng, thừa ý, thiếu lời, thừa lời thiếu ý, tư duy rối rắm, lộn xộn, không nhất quán, lại rắc rối, tù mù, tối nghĩa... Như nói ở trên nó không ra văn vần, không ra văn xuôi, thơ cũng không phải thơ, vè cũng không phải vè, văn tế cũng không ra văn tế, phú cũng không ra phú, hát ru em cũng không ru hát ru em, hát vui chơi cũng không ra hát vui chơi, triết học cũng không ra triết học.... Nó chính là loại Vô lối đặc trưng cách viết của Nguyễn Quang Thiều và nhiều người viết hôm nay thể hiện; rồi nhiều người, nhiều tổ chức lăng xê lên mây xanh, ngay cả Hội Nhà văn Việt Nam cũng trao tặng giải thưởng thơ năm 1993 cho tập "Sự mất ngủ của lửa" của Nguyễn Quang Thiều.
Tôi đọc bài này nhiều lần, nhiều năm. Lúc nào tôi cũng băn khoăn: - Vì sao các nhà làm sách lại chọn bài này vào sách giáo khoa dạy cho các em lớp 5 đầu học kỳ một tuổi mới lên 9, lên 10?
Nội dung của bài Tiếng vọng nói sự vô tình của một em bé về cái chết của con chim sẻ mẹ để cho bao thế hệ chim non không ra đời!
Con chim sẻ nhỏ vì cơn bão về gần sáng chết, tác giả xưng tôi vì ngủ quên trong sự ấm áp nên không biết nó chết, mèo hàng xóm lại tha chim đi, để những quả trứng không có chim mẹ ấp mãi mãi không nở thành chim con!
Chỉ từng ấy thôi nhưng Nguyễn Quang Thiều lại làm rắc rối đến nỗi nhiều thầy cô dạy bài không hiểu ra, chứ nói gì đến trẻ con!
Bài viết đầy những cái vô lý và thừa thải.
Nói chim là nói người, chim ở đây được nhân cách hóa, không ai nói con chim sẻ nhỏ chết rồi. Nghĩa tử là nghĩa tận, chim chết cũng như người chết, không ai táng tận lòng mình nói từ con và từ chết. Con dùng cho sự khinh miệt: con rận, con sâu, con đĩ, con phò, con ca ve...Chết dùng cho sự khinh miệt: con chó chết, con chuột chết, con sâu chết. Còn không ai nói con và chết cho người và vật, những gì mình yêu mến.
"Bác Dương thôi đã, thôi rồi
Nước non man mác ngậm ngùi lòng ta!"
( Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê)
Đọc bài Tiếng vọng thấy viết câu thứ nhất là "Con chim sẻ nhỏ chết rồi" và sau đó câu thứ mười một là "Nó để lại trong tổ những quả trứng" thì người đọc băn khoăn : "Con chim sẻ nhỏ mới toe toe mà biết đẻ"(!) Mà đẻ rất nhiều, đẻ ra cả ổ trứng (!). Đấy là sự vô lý.
Câu kể này rất bình thường, nó thua cả câu văn xuôi!
Chim sẻ ai chả biết là nó nhỏ. Tục ngữ nói " tấm cho sẻ ăn", tức là chỉ sự nhỏ bé của chim sẻ. Sẻ đã nhỏ thì con chim sẻ nhỏ, nhỏ biết chừng nào, chắc là nó mới ra ràng, sao lại gán cho nó một ổ trứng.
Có nhiều cách viết hợp lý hơn nhiều:
" Chim sẻ mẹ qua lúc bão về gần sáng"...
Những người chết trẻ, chết oan, bất đắc kỳ tức, người Việt hay dùng chữqua, như chị qua, anh qua, em qua...
Không ai nhẫn tâm nói:
"Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Nó chết trong đêm bão về gần sáng"
Nhiều câu trong bài Tiếng vọng vô nghĩa, thừa thải, và lộn xộn:
"Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú".
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà là đủ rồi, mặc chi đưa chiều gió hú vào đây? Chiều gió hú có thể một câu thơ được nhưng nó ở văn cảnh khác không thể đắp râu ông nọ chắp cằm bà kia!
Nếu sắp xếp câu kéo và hợp với lô gic thì câu thứ 9 trong bài phải đặt lên câu thứ ba mới đúng và hợp tình hợp lý, hợp văn cảnh'
" Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt".
Ở đây thêm điều vô lý nữa. Chim sẻ mẹ đang ấp làm gì có chim trống đến hót như tác giả tưởng tượng ra:
"Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt" (!)
"Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt" Tiếng chim hót trong vắt hay "Ban mai trong vắt?
Tác giả khen tiếng chim trong vắt hay khen ban mai trong vắt? Học sinh 9, 10 tuổi mới lên lớp 5 làm sao biết được.
Rồi những kiểu nói cho lạ tai không thuần Việt:
"Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi" Tây thật cũng chẳng nói kiểu này! Dịch ra nghĩa Việt là " Việc ấm áp của gối chăn đã giữ chặt tôi" . Có thể có cách nói: chăn ấm, gối êm làm tôi ngủ yên!
Tiếng vọng dùng từ lặp lại đọc nghe câu thơ nặng nề:
"Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
.....
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ..."
Tôi có hỏi nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm về bài Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều được chọn in trong sách giáo khoa - Tiếng Việt - Lớp 5 tập một.
Thạc sỹ giáo dục, nhà thơ, dịch giả, Trưởng ban biên tập, phụ trách Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Trần Hậu, ông cho biết: " Đây là bài đang dạng thể nghiệm nên không thể đưa vào sách giáo khoa nhất là sách Tiếng Việt lớp 5, tập một. Bài Tiếng vọng nhiều người lớn không hiểu, làm sao trẻ hiểu nổi. Sách giáo khoa bây giờ còn nhiều bài như thế này cần nên loại bỏ!"
Thầy Trần Đức Trung, tổ trưởng chuyên môn khối 5, cô giáo Nguyễn Thị Kim Yến, giáo viên dạy giỏi thành phố Huế dạy lớp 5, cô Thu Dung giáo viên dạy lớp 5 ở trường Tiểu học Thuận Lộc, thành phố Huế đều nói :
- "Tiếng vọng" là một bài ý tứ lủng cũng, ngôn từ lộn xộn, khó hiểu đổi với các em học sinh mới lên lớp 5. Bài viết không vần điệu, không đi sâu vào lòng người nhất là học sinh tiểu học! Các thầy cô giáo còn chưa hiểu được làm sao học sinh hiểu được!
Cũng rất may mắn là năm học vừa rồi (năm 2011 - 2012) ở Thừa Thiên - Huế tuân theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kế hoạch giảm thiểu chương trình nặng nề đã loại bài Tiếng vọng không dạy cho học sinh.
Năm học tới sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 nên loại bỏ bài Tiếng vọng ra khỏi sách giáo khoa và nhiều bài phi văn chương khác!
Nhà thơ Đỗ Hoảng

Nguyễn Binh Phương khoontg nên làm văn chương!

  •   28/05/2025 16:21:00
  •   Đã xem: 17
  •   Phản hồi: 0
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG KHÔNG NÊN LÀM VĂN CHƯƠNG
Vô lối ngu độn, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo

Nguyễn Bình Phương học hành dốt nát, chữ như chó moi, gà cào viết văn làm thơ ngu si, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo. Tôi có nhiều chuyên luận viết về Nguyễn Bình Phương nên không mất thì giờ nhắc lại, chỉ đi sâu mấy bài in trên Văn nghệ (bộ mới) thưa cùng bạn đọc :
Nguyên văn :
THỢ MỘC
Ông thợ mộc đi đâu thế kia
hay làm giá trưng bày cơn mê
bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc

Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc
cho bà mẹ đơn thân
đóng chiếc bàn hội nghị ba bên
kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ
cùng cây bút thực hư
ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp

Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách
sách kinh điển chữ như đàn ong mật
đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt
vì sảy chân ngã xuống một sắc tình

Ông ơi, này ông ơi
có nhận bào cá tính
nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời
véc ni lại những chiến trường già cỗi
làm giường như bà Âu Cơ từng nằm

Ông thợ mộc bước chậm qua tháng năm
bên đường ai đó hỏi tần ngần
- Nghe nói gỗ sưa giờ bán bằng cân
ngày xưa họ sẽ bán bằng gì?

Trước khi bình bài này xin nhắc lại chùm vô lối Nguyễn Bình Phương in trên Văn nghệ số 3 (bộ mới)
Số tác giả còn lại trong trang thơ đa phần viết vô lối, không ngửi được, khắm lắm !
Tệ hại nhất là Nguyễn Bình Phương (Xem vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương – vannghecuocsong.com).
Nguyễn Bình Phương được in 3 bài : “Vân múa “, “Vĩnh cửu”, “Nhà thơ “. Đều ba bài Vô lối ngu độn, uôn éo, làm duyên, làm dáng, tỏ ra tư duy, lắng đọng kiểu cách !
Ba bài có 30 dòng (có dòng chỉ 1 chữ) có đến : 47 từ Hán Việt chưa Việt hóa. Vân,vân có 18 chữ vân 妘 vân (họ Vân), vân 雲 (mây), 溈川
-(Duy Xuyên), dẫn (引), thánh địa (聖地), nỗi niềm (馁鯰), trắc ẩn (惻隱), tháp (墖), nâu (檽), trầm (沈), ngưng(凝), tê tái( 懠再), mê (迷), xán lạn (燦爛), uy quyền (威權), vũ trụ (宇宙)
thanh tân(清新),uyển chuyển(婉轉), đông(東), sinh thành (生成), ẩn nhẫn(隱忍), gian(時間), vĩnh cửu(永久),tượng đài(像台),tạc(鑿),cố định(固定), bình yên(坪安), ý tưởng (意想),phố(铺), sương(霜).
Thế thì làm thơ tiếng Việt đếch gì. Qua bên Tàu ở với Hán gian làm cho Hán tộc. Bài “Vân múa” không biết nói cô Vân làm nghề múa hay cô họ Vân làm nghề múa hay cô Vân tượng đá trong vùng thánh địa Duy Xuyên vũ nữ Chăm pa thuở xưa?
Bài viêt rất dớ dẩn. Chẳng biết nói cô Vân mú hiện đại hay cô Vân múa thuở xưa? Tác giả dùng chữ quá cũ: “Vẻ say mê trong xán lạn uy quyền/ Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển”…
Sáo rỗng: “Kìa thời gian vụt nở òa như sóng”. Rồi xuống dòng
“Tắt”
Ngắt câu rất vớ vẩn, điên rồ!
Bài “Vĩnh cửu” vừa Tàu Ô, Tàu lai, vừa tự cao, tự đại:
“Tôi cùng em ngắm tượng
Tượng nhìn lại hai ta
Cả ba là vĩnh cửu”
Cụ Hồ vĩ đại như thế, 500 năm mới có một người mà cụ tự nhận « ngâm thơ ta vốn không ham, không cầnsự “vĩnh cửu ấy”» :
開卷
老夫原不愛吟詩,
因為囚中無所為。
聊借吟詩消永日,
且吟且待自由時。
Khai quyển
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.

Đỗ Hoàng dịch thơ:
Già này thực sự chẳng ham thơ
Nhưng ở trong tù quá ất ơ
Mượn chữ ngâm nga ngày rộng hết
Tự do chờ đến chớp thời cơ!
Nguyễn Bình Phương là anh lính kiểng hạng bét, làm “vô lối” phọt phẹt. Ăn lương lính hàm đại tá mà không có một bài thơ nào viết về anh bộ đội cụ Hồ. Không một câu nào đời nhớ. Còn cô bồ nhặt đâu ngoài quán ba vào đền đài tự cho mình là vĩnh cửu,bất tử. Thật ngu độn, kiêu ngạo!
Bài thứ ba là bài « Nhà thơ ». Một tay làm “vô lối” chuyên nghiệp mà cũng xưng là nhà thơ viết bài “Nhà thơ” thì khôi hài hết chỗ nói. Khôi hài đến cỡ Becnaso được mời thăm nước Mỹ, đến Mỹ ông thấy tượng thần tự do to đúng bên bờ biển. Ông bỏ về ngay.
Đã thế viết rất hợ hĩnh, tự cao, tự đại:
“Ta lặng im
Chim hót
Họ thì vỗ cánh bay

Ta viết
Chim bay đi
Họ thẫn thờ đậu xuống

Ta nhìn ta mai mái một làn sương »
Cái đám vô lối tàn phá thơ ca nước Việt nghìn năm thiêng liêng : Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – In ra sa ra, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Mã Giang Lân, Trần Hùng, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh….tiêu đi, tan đi, lặng khói đi….đúng là chim mới về hót.
Cha ông, tiên tổ đọc sách làm thơ chim chóc về hót, hoa nghiêng về xem… :

看書山鳥棲窗扦,
批札春花照硯池。
(贈裴公 -胡志明)
Tặng Bùi công
Khán thư sơn điểu thê song hãn,
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì….
Hồ Chí Minh
Dịch thơ (Khuyết danh)
« Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi… »
Còn bọn « Vô lối »
Ta viết
Chim bay đi
(Nguyễn Bình Phương)
Quá đúng, chính xác cái gọi là sáng tác của đám này. Chim chóc phải bỏ đi, không ai ngửi được cái mùi nhà cầu thơ phú của bọn chúng.
Cái anh Nguyễn Việt Chiến làm thơ hô hào tuyên truyền cấp xóm, chứ không làm « vô lối » nhưng anh ta phải theo sự chỉ đạo của Hội Nhà văn khóa mới (khóa X) đứng đầu là Vô lối Nguyễn Quang Thiều, đứng thứ hai Vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương thì ma nào nó đọc
Quay lại bài “Thợ mộc”. Một bài giả lươn,giả rắn, giả cầy, giả mèo, giả chuột, giả kăng ku ru, giả thỏ, giả cáo, giả gà, giả vịt, giả ngan, giả ngỗng, giả hoàng hôn, giả Âu Cơ, giả giường, giả chiếu…
“Ông thợ mộc đi đâu thế kia
hay làm giá trưng bày cơn mê
bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc”
Chả biết ông thợ mộc thật hay ông thợ bị tâm thần!
Đem cái thật ghép với cái ảo người ta viết quá nhiều, viết một lần còn được, lặp đi lặp lại chẳng hay ho gì. Vì “giá trưng bày cơn mê
bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc”
vì đó là cách nói của kẻ u mê, chưa tỉnh giấc!
Tiếp theo cả một khổ viết như thế:
“Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc
cho bà mẹ đơn thân
đóng chiếc bàn hội nghị ba bên
kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ
cùng cây bút thực hư
ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp…”
Lộn xà, lộn xộn, cái quàng sang cái kia, từ tủ nhan sắc cho bà mẹ đơn thân đền hội nghị ba bên, rồi đến kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ!”. Chả biết nói đên việc gì. Tù mù , rối rắm!
Đúng là kiểu viết của kẻ ngu độn, tối tăm!
Rồi đến khổ tiếp cũng vậy. Tù mù, tà mà, nhăng nhăng cuội cuội:
“Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách
sách kinh điển chữ như đàn ong mật
đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt
vì sảy chân ngã xuống một sắc tình…”
Khổ tiếp cũng vậy. Cũng làm xiếc chữ vô duyên, lại liên tưởng đến chuyện giường chiếu rất dung tục!
“Ông ơi, này ông ơi
có nhận bào cá tính
nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời
véc ni lại những chiến trường già cỗi
làm giường như bà Âu Cơ từng nằm …”
Làm sao biết bà Âu Cơ nằm giường? Thời ăn lông, ở lổ chắc chi Lạc Long Quân và bà Âu Cơ nằm giường. Thời đó đã có giường chưa? Nếu nằm đất thì sao? Nằm đất mới đạt cực khoái, mới rụng 100 trứng. đẻ ra trăm người con, thành ra giống Việt oai hùng hôm nay! Nằm giường may mắn đẻ ra vài ba đứa méo mó sinh ra bọn vô lối hôm nay!
Bài vô lối “Thợ mộc” viết rất nhăng nhít, uốn éo làm duyên, cách tân gái già: “giá trưng bày cơm mê”, “tủ nhan sắc”,”ngã xuống một sắc tình”, “nghện chân trời”,”bộ sưu tập những người chưa tỉnh giấc”…
Bài này Nguyễn Bình Phương cũng như đám vô lối đều Tàu Ô hóa. Dùng đến: 36 chữ Hán. 價 (giá), 征 (trưng), 迷 (mê), 部 (bộ), 搜集(sưu tập), 惺(tỉnh), 顏色(nhan sắc), 单(đơn), 身(thân), 會議 (hội nghị), 記 (kí), 停戰 (đình chiến), 過去 (quá khứ), 实 (thực), 虚 (hư), 時 (thời), 包給 (bao cấp), 經典 (kinh điển), 棺材 (quan tài), 個性 (cá tính), 色情 (sắc tình), 戰場 (chiến trường), 频垠 (tần ngần), 球 (cầu)…Nguyễn Bình Phương là người Hán!
Nói thật ra cả đám vô lối: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, In ra sa ra, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam,Mai Văn Phấn… in trên Văn nghệ (bộ mới ) số 4+5+6 ngày 22-1-2022 tết Nhâm Dần phá nát thơ Việt! Không đem đến một tín hiệu mới gì cho thơ Việt!
Hà Nội 1/2022
Đ - H

Các tin khác

RÁNH HÁO DANH

Nguyên Tài Cẩn là nhà nghiên cứu văn học tài năng.

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay316
  • Tháng hiện tại2,768
  • Tổng lượt truy cập105,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi