Từ bóng rm chiến khu....

Từ bóng rm chiến khu....

aTừ bóng râm chiến khu đến quảng trường phản tỉnh lương tri
“TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH” TỪ BÓNG RÂM CHIẾN KHU
ĐẾN QUẢNG TRƯỜNG PHẢN TỈNH CỦA LƯƠNG TRI
( Viết về nhà thơ Đỗ Hoàng )
Nguyễn Hoàng Đức
Tôi gặp nhà thơ Đỗ Hoàng lần đầu tiên ở nhà tôi, anh đi cùng nhà văn Nguyễn Đình Chính đến để mời tôi giữ chân biên tập trang lý luận cho tạp chí Văn Học Nghệ Thuật (nhưng việc không thành). Cảm giác đầu tiên của tôi về các nhà thơ nói chung là cái gì nhũn nhẽo, ẻo lả, yếu ớt, tí tởn, ham vui, đồng bóng. Và nhà thơ Đỗ Hoàng trưởng ban biên tập thơ của Tạp chí Nhà văn dường như còn vượt qua cả mức đó, anh sinh ra ở Quảng Bình nơi người ta nói như hát, rồi đi lính vào Huế nơi hát còn nhiều hơn nói, rồi anh lại là nhà thơ ngâm nga lới lơ, thành thử giọng của anh cứ võng võng ngòn ngọt một thứ chè nhão cho quá nhiều đường… thành thử sau khi gặp vài lần tôi cứ mặc định, lại một ông nhà thơ hâm hấp không nên chấp.
Thời gian sau, đặc biệt khi anh gọi với tôi, tôi dừng lại một cách khiên cưỡng gượng gạo có chút kiêu kỳ. Tôi đã cầm cuốn thơ dịch “Chinh Phụ Ngâm” của anh. Mặc dù trước đó tôi đã nghe và đọc những bài thơ anh dịch lại cả tiếng Việt, tôi vẫn cho là thứ “thừa công rồi nghề”. Tôi đọc “Chinh Phụ Ngâm” của anh với ý định: hãy cố bỏ chút đỉnh thời gian xem tay này công phá thần tượng ra sao? Triết gia Nietzsche có nói: “Rồi một ngày học trò sẽ phản thầy, vì chính học trò cũng có sứ mệnh phải làm thầy”. Đọc xong, tôi ngạc nhiên vì nhà thơ Đỗ Hoàng ít nhất là đã luôn bới việc thơ ra để làm với một tình yêu tự nhiên không thể nào sống nổi nếu không hít thở thơ. Thứ hai, anh đã dám cày xới lại luống cày đã định hình của các thần tượng để làm nên vụ mùa mới của mình.
Thời gian trôi đi không lâu, tôi nhận thấy trong con người của Đỗ Hoàng không đơn giản là một tâm hồn ngê nga thơ phú kiểu chè đường, mà là một con người rất có bản lĩnh thơ. Rất cứng rắn! Rất dũng cảm! Và hôm nay tôi quyết định viết về anh sau khi đã đọc tập thơ phản chiến rất sớm của anh có tên “Tâm sự người lính”. Cây nào quả nấy, chúng ta thử xem cái cây Đỗ Hoàng là gì?
Đỗ Hoàng trước hết khá giỏi tiếng Trung, có cả kho tàng thơ cổ trong người. Tôi đã nghe anh nói tiếng Anh, bình thơ có tiếng Pháp, lại còn nhắn tin cho tôi bằng tiếng Nga. Riêng về vốn thơ, tôi gặp ba người làm tôi đáng nể và luôn cho rằng họ giầu vốn thơ nhất Việt Nam, đó là, Đỗ Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc và Trần Mạnh Hảo.

Nhà thơ Đỗ Hoàng và tập thơ Tâm sự người lính
Đó mới là vốn thơ! Nhưng còn ý chí thơ, sức sống thơ, và bản lĩnh thơ. Đỗ Hoàng là một quan chức thơ sống giữa môi trường thơ mậu dịch, vậy mà anh dám sống và sáng tác, bình thơ như một người cô đơn. Cô đơn là một cái gì hết sức tê tái đặc biệt là trong nền văn hóa tiểu nông cực kỳ lạc hậu và bè phái của Việt Nam. Nhà thơ, nhà văn hóa Inrasara đã nói, các nhà thơ Việt rất sợ bị cô đơn và cô lập. Chúng ta biết trong nền văn hóa tiểu nông giầu tính cục bộ đố kỵ của nước nhà, người ta dễ dàng bỏ rơi tập đoàn, đánh hội đồng vào cá nhân nào muốn có cá tính hay định chơi chòi. Người ta có thể đồng loạt yêu, đồng loạt ghét, đồng loạt bao vây, nhất quán trong cả hành động cô lập hiếu – hỉ, đăng bài hay rút bài… tóm lại rất tiểu nhân. Vậy mà Đỗ Hoàng dám phê phán nhiều nhà thơ, nền thơ bằng cách không ngại chỉ tận tay day tận trán, như: “…cái Văn chương Mậu Dịch dở hơi ngự trị văn đàn hơn 5 thập kỷ. Ai cũng biết nhưng không ai dám nói. Nguyễn Hoàng Đức đập Thanh Thảo là để đập vào nghìn thế hệ nói leo ăn theo, khen bừa, khen ẩu, nói láo. Tệ hại nhất là những tiến sỹ bò, học giả, học thật như Đỗ Lai Thúy, Hồ Thế Hà, Phạm Quang Trung, Văn Giá, Chu Văn Sơn và ông thấp học Phạm Xuân Nguyên không làm được cái tiến sỹ Vịt…”

Trước khi nói về thơ Đỗ Hoàng, tôi muốn bàn qua về bút pháp kẻo lại rơi vào tùy tiện khen – chê không chuẩn đích:
1- Tầm vóc của nhà thơ (cả nhà văn, và các loại nhà) được xác định đầu tiên bằng tính đề tài. Đề tài chim, hoa, cá, lá, gái thì không thể lớn bằng đề tài của thế giới, con người, chiến tranh hay hòa bình. Đề tài sinh họat vi mô ăn ngủ hút hít gái gú thì không thể bằng các đề tài đầu tiên đó là Sinh – Tử của con người.
2- Thơ hay không phải cứ viết bằng bút pháp phóng đại bột nở vống lên. Thơ hay luôn phải được dùng cái hư cấu kết hợp với tính chân thực. Chẳng hạn hai câu thơ vào loại hay nhất của Tây và Đông:
“Anh cùng tôi không một xu dính túi
Vẫn mua được hương thơm của cả trái đất này” (Whitman)
Hoặc:
“Mái chèo cắt vòm trời trên sóng biếc
Thuyền lướt lên trăng theo dòng nước nổi” (Giả Đảo)

Đỗ Hoàng là một người lính, nhưng thơ anh không chỉ đơn giản hành quân ra chiến trường để nhằm bắn và đếm xác cả quân thù lẫn quân ta. Nhà văn Bảo Ninh đã từng được báo chí phương Tây đánh giá rất cao khi gọi là “cuộc phản tỉnh đầu tiên của chiến tranh” ( The first reflexion of the war). Họ đánh giá cao vì cho đó là một ngoại lệ khác hẳn các nhà văn ăn tem phiếu chỉ viết theo định hướng ta đỏ địch đen, ta tốt địch xấu, ta chính nghĩa địch phi nghĩa, ta khôn ngoan địch nham hiểm, ta to địch bé, ta trước địch sau, ta chiến thắng vinh quang địch thất bại ê chề. Vậy thì có lẽ Đỗ Hoàng là một trong những nhà thơ hàng đầu đồ sộ viết về phản chiến.
Triết gia Kant có lẽ là người đầu tiên nêu ra khái niệm “Công dân nhân loại”. Công dân đó là người đã vượt khỏi lằn ranh biên giới, con người ai cũng là người, khi ngã xuống thì đều là một nhân mạng thiệt vong, người lính nông dân ở phía Bắc bắn chết người lính nông dân ở phía Nam, rõ ràng cả hai người chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên, họ đều là giai cấp nông dân, không có chuyện họ là kẻ thù giai cấp của nhau.
Trong tâm hồn nhà thơ Đỗ Hoàng, mối ưu tư về nhân loại bao giờ cũng lên cao nhất, nó không chỉ là đỉnh cao mà là hệ thống, là con đường dằng dặc chạy lên đỉnh, chứ không phải mấy thoáng chốc bồng bột vu vơ. Đỗ Hoàng ưu tư và bộc bạch, sợ rằng con người sẽ quên đi bài học mất mát của chiến tranh:
Khi chiến tranh đi xa,
Cuộc đời hồi sinh lại.
Đã ai hiểu cho mà,
Có một thời dữ dội!
Thơ tôi rồi sẽ chết,
Như cuộc đời của tôi.
Qua tháng năm trận mạc,
Thời gian quên con người!
( THỜI GIAN QUÊN 11 – 1973)
Mối ưu tư của Đỗ Hoàng thường gắn với những gì kỳ vĩ, những nhãn quan vũ trụ, những suy nghĩ gắn liền với nguyên lý sống còn:
NGỦ QUÊN

Không có mặt trời,
Trái đất ngủ quên.
Trong triệu năm băng giá!
Không có con thuyền,
Dòng sông ngủ quên.
Và tự xoá mình khi về biển cả!
Không có người­ đi,
Con đ­ường ngủ quên .
Rồi cũng tan vào cây cỏ!
Không có tình yêu,
Trái tim
ngủ quên.
Huế 1983
Anh ra trận với một cây súng dường như cũng không có được giấc ngủ thiếp lịm của sắt thép vô tri mà nó luôn ưu tư vì sự điểm hỏa của mình. Ưu tư về một chiến trường nằm giữa hố thẳm yêu bạo lực của cả một thế giới còn hiếu sát. Vì suy tư trên tầm rộng lớn nên lời thơ của anh rất hào sảng mạnh mẽ:
Tôi đã hành quân dã chiến dưới đáy cuộc đời lớp lớp chiến binh.
Mới nhìn rõ trái tim đen ngòm hơn họng súng.
Mới biết chẳng có gì tốt đẹp như những triết lý rơm nghìn đời mộng tưởng.
Mỗi một ngày trái tim thêm nỗi đau thương!
Nghĩ về cuộc đời hôm nay
Người lính không thể dửng dưng.
Không thể hướng nòng súng mình theo những lời giả dối.
Không thể dại khờ hành quân đi tới
Tử địa chiến trường bờ vực của chiến tranh!
( NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI HÔM NAY)

Tình yêu và thương xót trong chiến tranh mới chỉ là cảm xúc thuần túy giành cho những gì đã mất ở cấp độ tình cảm, nhưng để có phản tỉnh người ta đã phải leo lên rất cao ở tầng lý trí. Chính Đỗ Hoàng đã bày tỏ cuộc sống suy tư trong sáng tạo của mình:
Tôi đã đi đến cái thực chất bên trong của cuộc chến đời này
Cái thực chất mà sử sách, thơ văn đương kim người ta chưa hề nói đến.
Mặc dù báo chí, loa đài ra rả suốt ngày đêm.
Cuộc đời ơi! Chẳng có gì quý mến
Nếu con người chẳng có nghĩ suy riêng!
( THỰC CHẤT CUỘC CHIÊN)

Cái nhìn đầu tiên của Đỗ Hoàng dường như luôn có tầm nhìn bao quát ở trên cao, trước khi nhìn thấy đồng đội của mình anh luôn thấy số phận của nhân loại đang lầm than mất mát trong chiến tranh. Một người lính ngã xuống dù ở bên nào liệu khi biết tin mẹ anh ta có đau xót không ? Và chính lô gic đó Đỗ Hoàng luôn nhìn xa trông rộng về một thế giới phủ bóng tang thương qua nhiều biên giới chiến tranh :

Đêm nay ai không ngủ?
Nghĩ số phận loài người.
Hận thù đang còn ngự,
Mấy triệu đời chưa thôi!

Trái đất đen một nửa,
Bom đạn găm đầy mình.
Những đường gươm ly loạn,
Đang chém nát hành tinh!
( SỐ PHẬN LOÀI NGƯỜI)
Đỗ Hoàng đã đặt ra cho mình cũng như loài người những câu hỏi rất lớn, những câu hỏi mang tầm vĩ mô, hỏi về con người với bản tính đầu tiên, xem có phải đó là thứ tâm hồn hiếu sát chỉ đòi ăn thịt đồng loại:
bao nhiêu triệu năm ta mới có được chữ Người
- dẫn ta tới những tình yêu kỳ lạ
- dẫn Ta tới cái căm hờn nghiệt ngã
trên hành tinh này nửa trắng, nửa đen.
( LOÀI NGƯỜI)
Sau câu hỏi về thế giới tồn tại trong không gian là câu hỏi về thời gian, về thời đại mà tác giả đang sống và hành quân, về những trận chiến làm đổ máu những người lính cả quân ta lẫn công dân nhân loại. Bên này hay bên kia chiến tuyến ư, họ chẳng là những con người sao ?
thế kỷ hai mươi
con người ở đâu cũng tàn ác như nhau!
đâu phân biệt bên kia bờ chiến tuyến!
đất bằng này
sẵn súng, sẵn dao
sẵn những lời đổi đen ra trắng!
cái chết ở đây
nào có khác gì.
phát súng bên này, phát súng bên kia.
( THẾ KỶ HAI MƯƠI )
Đỗ Hoàng giành cho những đồng đội của mình cái nhìn thật yêu thương và trìu mến. thậm chí một nỗi đau còn đến trước nỗi đau:

Lính lại vào đầy bến.
Chỗ chuyển quân bầm tím cả chân trời
Mùa đông đi ra trận,
Có ánh mắt nào vui!
Và:
Ngày mai không biết nơi nào đánh?
Nhất định có người phải chết oan!
Một cái nhìn không chỉ lo lắng việc sinh tử mà còn là thứ tình cảm tàn phai trống vắng hoang vu phía tình yêu. Một cái gì thật xót xa:
Anh hành quân qua những lề đời chật hẹp.
Nắng phai màu quân phục trái tim anh.
Và em ạ ! Em đừng thương tưởng tiếc.
Một con người trong đời lính chiến chinh!
Đỗ Hoàng suy tư rốt ráo về kết cục của cuộc chiến, kẻ thì chết, người trở về thì khánh kiệt sức lực và mất mát. Một mất mát không nằm trong chi thể mà còn bị vắt kiệt trong cả mơ ước. Một làng quê không còn ánh lửa thắp lên nghĩa là dường như khống có cả ánh sáng cho tư duy, còn người lính rệu rã quay về liệu có còn sinh lực cho những ước mơ ?
mẹ hiền đón anh,
một người trọng bệnh.
qua vạn năm chưa ai chữa cho lành!
bây giờ anh không muốn tìm về người thân,
bởi sức lực trong anh đã kiệt.
tuổi yêu đương ngày xưa đánh mất,
trái tim vết chém u bầm!
phía quê nhà không một ánh lửa thắp lên.
bom đạn xáo trộn cày sông bến.
người lính tần ngần như kẻ chưa hồi sinh sự sống,
nhìn tầng mây ngơ ngác giữa trời quê.
chiến tranh,
chiến tranh
là thế kia!
lứa tuổi yêu đương không còn mơ ước.

( TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH )
Lãnh tụ Stalin có nói: chiến tranh, chết chóc nhiều khi chỉ là những con số thống kê. Nhưng nhà thơ Đỗ Hoàng không nghĩ vậy, cái nhìn của anh là một nhà thơ phải mang tính nhân văn, thơ anh dường như bao sân đến tất cả những người lính, những khía cạnh vất vả, gian lao, hy sinh, và anh không quên giành cái nhìn thật thương xót cho những cô gái chân yếu tay mềm, cành vàng lá ngọc phải lấm láp cát bụi khói lửa và hy sinh tàn khốc của chiến trường. Trong bài “Lính Gái” anh viết:
Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong.
Họ không hề bị đeo gông,
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!
Xương trắng phơi nẻo ra tiền tuyến
Mồ gái tơ diều liệng, chồn giay!.
Lớp này rồi lớp khác thay,
Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường!
Và cái chết sẽ chờ mọi lối,
Trên con đường dẫn tới miền trong.
Chiến tranh dai dẳng chưa xong.
Còn bao nhiêu chuyện đau lòng xảy ra!

Rồi Đỗ Hoàng khóc than cho một người đẹp ngã xuống bằng một khúc bi ca thật trữ tình tráng lệ. Một tiếng khóc khiến người ta thấy chiến tranh đã tàn hủy và tiêu diệt cả cái đẹp đau xót hoài phí đến nhường nào:
CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP

Em chết rồi.
Người đẹp!
Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?
Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.
Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.

Anh đi trên trái đất cô đơn.
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm
Một hành tinh vứt bỏ.
Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.

Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.
Khóc em để loài người nguyền rủa!
Trong vô biên
Mạng em thua hạt cỏ.
Khóc em
Anh phản lại Trường Tồn!
Chiến trường Quảng Trị tháng 1 – 1974
Người Việt có câu: có cứng mới đứng đầu gió, với vốn liếng văn hóa dạn dầy, dài rộng, sâu lắng, và thi ca kim cổ đông tây đồ sộ, lại mang một tầm nhìn lớn cho thơ, một tầm vóc hoành tráng cho chữ nghĩa, làm gì Đỗ Hoàng chẳng tự tin và dám tả xung hữu đột đối mặt với lực lượng làm thơ mậu dịch đông rinh ríc. Có một phát hiện mới của loài người rằng: sáng tạo là việc của cá nhân chứ không phải làm việc là sản phẩm của đám đông. Hàng nghìn, hàng vạn người làm việc cũng không thể được gọi là sáng tác mà đó chỉ là sản xuất. Chính thế văn thơ bao cấp nhiều khi chỉ là chỗ không người. tôi vừa chia sẻ sự cô lập của Đỗ Hoàng vừa buộc phải thán phục anh. Nếu không có tâm hồn chịu sóng gió cô lập trước đám đông vần vèo nhũn nhẽo thì làm sao có được một Đỗ Hoàng thơ ca hoành tráng như vậy, dám làm một cây bút hàng đầu phản tỉnh lại cuộc chiến “nồi da sáo thịt”?! Bái phục! Bái phục!
NHĐ 30/94/2013

Xem tiếp...

Mid-page advertisement

Từ bóng rm chiến khu....

  •   27/07/2025 15:23
  •   2
  •   0
aTừ bóng râm chiến khu đến quảng trường phản tỉnh lương tri
“TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH” TỪ BÓNG RÂM CHIẾN KHU
ĐẾN QUẢNG TRƯỜNG PHẢN TỈNH CỦA LƯƠNG TRI
( Viết về nhà thơ Đỗ Hoàng )
Nguyễn Hoàng Đức
Tôi gặp nhà thơ Đỗ Hoàng lần đầu tiên ở nhà tôi, anh đi cùng nhà văn Nguyễn Đình Chính đến để mời tôi giữ chân biên tập trang lý luận cho tạp chí Văn Học Nghệ Thuật (nhưng việc không thành). Cảm giác đầu tiên của tôi về các nhà thơ nói chung là cái gì nhũn nhẽo, ẻo lả, yếu ớt, tí tởn, ham vui, đồng bóng. Và nhà thơ Đỗ Hoàng trưởng ban biên tập thơ của Tạp chí Nhà văn dường như còn vượt qua cả mức đó, anh sinh ra ở Quảng Bình nơi người ta nói như hát, rồi đi lính vào Huế nơi hát còn nhiều hơn nói, rồi anh lại là nhà thơ ngâm nga lới lơ, thành thử giọng của anh cứ võng võng ngòn ngọt một thứ chè nhão cho quá nhiều đường… thành thử sau khi gặp vài lần tôi cứ mặc định, lại một ông nhà thơ hâm hấp không nên chấp.
Thời gian sau, đặc biệt khi anh gọi với tôi, tôi dừng lại một cách khiên cưỡng gượng gạo có chút kiêu kỳ. Tôi đã cầm cuốn thơ dịch “Chinh Phụ Ngâm” của anh. Mặc dù trước đó tôi đã nghe và đọc những bài thơ anh dịch lại cả tiếng Việt, tôi vẫn cho là thứ “thừa công rồi nghề”. Tôi đọc “Chinh Phụ Ngâm” của anh với ý định: hãy cố bỏ chút đỉnh thời gian xem tay này công phá thần tượng ra sao? Triết gia Nietzsche có nói: “Rồi một ngày học trò sẽ phản thầy, vì chính học trò cũng có sứ mệnh phải làm thầy”. Đọc xong, tôi ngạc nhiên vì nhà thơ Đỗ Hoàng ít nhất là đã luôn bới việc thơ ra để làm với một tình yêu tự nhiên không thể nào sống nổi nếu không hít thở thơ. Thứ hai, anh đã dám cày xới lại luống cày đã định hình của các thần tượng để làm nên vụ mùa mới của mình.
Thời gian trôi đi không lâu, tôi nhận thấy trong con người của Đỗ Hoàng không đơn giản là một tâm hồn ngê nga thơ phú kiểu chè đường, mà là một con người rất có bản lĩnh thơ. Rất cứng rắn! Rất dũng cảm! Và hôm nay tôi quyết định viết về anh sau khi đã đọc tập thơ phản chiến rất sớm của anh có tên “Tâm sự người lính”. Cây nào quả nấy, chúng ta thử xem cái cây Đỗ Hoàng là gì?
Đỗ Hoàng trước hết khá giỏi tiếng Trung, có cả kho tàng thơ cổ trong người. Tôi đã nghe anh nói tiếng Anh, bình thơ có tiếng Pháp, lại còn nhắn tin cho tôi bằng tiếng Nga. Riêng về vốn thơ, tôi gặp ba người làm tôi đáng nể và luôn cho rằng họ giầu vốn thơ nhất Việt Nam, đó là, Đỗ Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc và Trần Mạnh Hảo.

Nhà thơ Đỗ Hoàng và tập thơ Tâm sự người lính
Đó mới là vốn thơ! Nhưng còn ý chí thơ, sức sống thơ, và bản lĩnh thơ. Đỗ Hoàng là một quan chức thơ sống giữa môi trường thơ mậu dịch, vậy mà anh dám sống và sáng tác, bình thơ như một người cô đơn. Cô đơn là một cái gì hết sức tê tái đặc biệt là trong nền văn hóa tiểu nông cực kỳ lạc hậu và bè phái của Việt Nam. Nhà thơ, nhà văn hóa Inrasara đã nói, các nhà thơ Việt rất sợ bị cô đơn và cô lập. Chúng ta biết trong nền văn hóa tiểu nông giầu tính cục bộ đố kỵ của nước nhà, người ta dễ dàng bỏ rơi tập đoàn, đánh hội đồng vào cá nhân nào muốn có cá tính hay định chơi chòi. Người ta có thể đồng loạt yêu, đồng loạt ghét, đồng loạt bao vây, nhất quán trong cả hành động cô lập hiếu – hỉ, đăng bài hay rút bài… tóm lại rất tiểu nhân. Vậy mà Đỗ Hoàng dám phê phán nhiều nhà thơ, nền thơ bằng cách không ngại chỉ tận tay day tận trán, như: “…cái Văn chương Mậu Dịch dở hơi ngự trị văn đàn hơn 5 thập kỷ. Ai cũng biết nhưng không ai dám nói. Nguyễn Hoàng Đức đập Thanh Thảo là để đập vào nghìn thế hệ nói leo ăn theo, khen bừa, khen ẩu, nói láo. Tệ hại nhất là những tiến sỹ bò, học giả, học thật như Đỗ Lai Thúy, Hồ Thế Hà, Phạm Quang Trung, Văn Giá, Chu Văn Sơn và ông thấp học Phạm Xuân Nguyên không làm được cái tiến sỹ Vịt…”

Trước khi nói về thơ Đỗ Hoàng, tôi muốn bàn qua về bút pháp kẻo lại rơi vào tùy tiện khen – chê không chuẩn đích:
1- Tầm vóc của nhà thơ (cả nhà văn, và các loại nhà) được xác định đầu tiên bằng tính đề tài. Đề tài chim, hoa, cá, lá, gái thì không thể lớn bằng đề tài của thế giới, con người, chiến tranh hay hòa bình. Đề tài sinh họat vi mô ăn ngủ hút hít gái gú thì không thể bằng các đề tài đầu tiên đó là Sinh – Tử của con người.
2- Thơ hay không phải cứ viết bằng bút pháp phóng đại bột nở vống lên. Thơ hay luôn phải được dùng cái hư cấu kết hợp với tính chân thực. Chẳng hạn hai câu thơ vào loại hay nhất của Tây và Đông:
“Anh cùng tôi không một xu dính túi
Vẫn mua được hương thơm của cả trái đất này” (Whitman)
Hoặc:
“Mái chèo cắt vòm trời trên sóng biếc
Thuyền lướt lên trăng theo dòng nước nổi” (Giả Đảo)

Đỗ Hoàng là một người lính, nhưng thơ anh không chỉ đơn giản hành quân ra chiến trường để nhằm bắn và đếm xác cả quân thù lẫn quân ta. Nhà văn Bảo Ninh đã từng được báo chí phương Tây đánh giá rất cao khi gọi là “cuộc phản tỉnh đầu tiên của chiến tranh” ( The first reflexion of the war). Họ đánh giá cao vì cho đó là một ngoại lệ khác hẳn các nhà văn ăn tem phiếu chỉ viết theo định hướng ta đỏ địch đen, ta tốt địch xấu, ta chính nghĩa địch phi nghĩa, ta khôn ngoan địch nham hiểm, ta to địch bé, ta trước địch sau, ta chiến thắng vinh quang địch thất bại ê chề. Vậy thì có lẽ Đỗ Hoàng là một trong những nhà thơ hàng đầu đồ sộ viết về phản chiến.
Triết gia Kant có lẽ là người đầu tiên nêu ra khái niệm “Công dân nhân loại”. Công dân đó là người đã vượt khỏi lằn ranh biên giới, con người ai cũng là người, khi ngã xuống thì đều là một nhân mạng thiệt vong, người lính nông dân ở phía Bắc bắn chết người lính nông dân ở phía Nam, rõ ràng cả hai người chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên, họ đều là giai cấp nông dân, không có chuyện họ là kẻ thù giai cấp của nhau.
Trong tâm hồn nhà thơ Đỗ Hoàng, mối ưu tư về nhân loại bao giờ cũng lên cao nhất, nó không chỉ là đỉnh cao mà là hệ thống, là con đường dằng dặc chạy lên đỉnh, chứ không phải mấy thoáng chốc bồng bột vu vơ. Đỗ Hoàng ưu tư và bộc bạch, sợ rằng con người sẽ quên đi bài học mất mát của chiến tranh:
Khi chiến tranh đi xa,
Cuộc đời hồi sinh lại.
Đã ai hiểu cho mà,
Có một thời dữ dội!
Thơ tôi rồi sẽ chết,
Như cuộc đời của tôi.
Qua tháng năm trận mạc,
Thời gian quên con người!
( THỜI GIAN QUÊN 11 – 1973)
Mối ưu tư của Đỗ Hoàng thường gắn với những gì kỳ vĩ, những nhãn quan vũ trụ, những suy nghĩ gắn liền với nguyên lý sống còn:
NGỦ QUÊN

Không có mặt trời,
Trái đất ngủ quên.
Trong triệu năm băng giá!
Không có con thuyền,
Dòng sông ngủ quên.
Và tự xoá mình khi về biển cả!
Không có người­ đi,
Con đ­ường ngủ quên .
Rồi cũng tan vào cây cỏ!
Không có tình yêu,
Trái tim
ngủ quên.
Huế 1983
Anh ra trận với một cây súng dường như cũng không có được giấc ngủ thiếp lịm của sắt thép vô tri mà nó luôn ưu tư vì sự điểm hỏa của mình. Ưu tư về một chiến trường nằm giữa hố thẳm yêu bạo lực của cả một thế giới còn hiếu sát. Vì suy tư trên tầm rộng lớn nên lời thơ của anh rất hào sảng mạnh mẽ:
Tôi đã hành quân dã chiến dưới đáy cuộc đời lớp lớp chiến binh.
Mới nhìn rõ trái tim đen ngòm hơn họng súng.
Mới biết chẳng có gì tốt đẹp như những triết lý rơm nghìn đời mộng tưởng.
Mỗi một ngày trái tim thêm nỗi đau thương!
Nghĩ về cuộc đời hôm nay
Người lính không thể dửng dưng.
Không thể hướng nòng súng mình theo những lời giả dối.
Không thể dại khờ hành quân đi tới
Tử địa chiến trường bờ vực của chiến tranh!
( NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI HÔM NAY)

Tình yêu và thương xót trong chiến tranh mới chỉ là cảm xúc thuần túy giành cho những gì đã mất ở cấp độ tình cảm, nhưng để có phản tỉnh người ta đã phải leo lên rất cao ở tầng lý trí. Chính Đỗ Hoàng đã bày tỏ cuộc sống suy tư trong sáng tạo của mình:
Tôi đã đi đến cái thực chất bên trong của cuộc chến đời này
Cái thực chất mà sử sách, thơ văn đương kim người ta chưa hề nói đến.
Mặc dù báo chí, loa đài ra rả suốt ngày đêm.
Cuộc đời ơi! Chẳng có gì quý mến
Nếu con người chẳng có nghĩ suy riêng!
( THỰC CHẤT CUỘC CHIÊN)

Cái nhìn đầu tiên của Đỗ Hoàng dường như luôn có tầm nhìn bao quát ở trên cao, trước khi nhìn thấy đồng đội của mình anh luôn thấy số phận của nhân loại đang lầm than mất mát trong chiến tranh. Một người lính ngã xuống dù ở bên nào liệu khi biết tin mẹ anh ta có đau xót không ? Và chính lô gic đó Đỗ Hoàng luôn nhìn xa trông rộng về một thế giới phủ bóng tang thương qua nhiều biên giới chiến tranh :

Đêm nay ai không ngủ?
Nghĩ số phận loài người.
Hận thù đang còn ngự,
Mấy triệu đời chưa thôi!

Trái đất đen một nửa,
Bom đạn găm đầy mình.
Những đường gươm ly loạn,
Đang chém nát hành tinh!
( SỐ PHẬN LOÀI NGƯỜI)
Đỗ Hoàng đã đặt ra cho mình cũng như loài người những câu hỏi rất lớn, những câu hỏi mang tầm vĩ mô, hỏi về con người với bản tính đầu tiên, xem có phải đó là thứ tâm hồn hiếu sát chỉ đòi ăn thịt đồng loại:
bao nhiêu triệu năm ta mới có được chữ Người
- dẫn ta tới những tình yêu kỳ lạ
- dẫn Ta tới cái căm hờn nghiệt ngã
trên hành tinh này nửa trắng, nửa đen.
( LOÀI NGƯỜI)
Sau câu hỏi về thế giới tồn tại trong không gian là câu hỏi về thời gian, về thời đại mà tác giả đang sống và hành quân, về những trận chiến làm đổ máu những người lính cả quân ta lẫn công dân nhân loại. Bên này hay bên kia chiến tuyến ư, họ chẳng là những con người sao ?
thế kỷ hai mươi
con người ở đâu cũng tàn ác như nhau!
đâu phân biệt bên kia bờ chiến tuyến!
đất bằng này
sẵn súng, sẵn dao
sẵn những lời đổi đen ra trắng!
cái chết ở đây
nào có khác gì.
phát súng bên này, phát súng bên kia.
( THẾ KỶ HAI MƯƠI )
Đỗ Hoàng giành cho những đồng đội của mình cái nhìn thật yêu thương và trìu mến. thậm chí một nỗi đau còn đến trước nỗi đau:

Lính lại vào đầy bến.
Chỗ chuyển quân bầm tím cả chân trời
Mùa đông đi ra trận,
Có ánh mắt nào vui!
Và:
Ngày mai không biết nơi nào đánh?
Nhất định có người phải chết oan!
Một cái nhìn không chỉ lo lắng việc sinh tử mà còn là thứ tình cảm tàn phai trống vắng hoang vu phía tình yêu. Một cái gì thật xót xa:
Anh hành quân qua những lề đời chật hẹp.
Nắng phai màu quân phục trái tim anh.
Và em ạ ! Em đừng thương tưởng tiếc.
Một con người trong đời lính chiến chinh!
Đỗ Hoàng suy tư rốt ráo về kết cục của cuộc chiến, kẻ thì chết, người trở về thì khánh kiệt sức lực và mất mát. Một mất mát không nằm trong chi thể mà còn bị vắt kiệt trong cả mơ ước. Một làng quê không còn ánh lửa thắp lên nghĩa là dường như khống có cả ánh sáng cho tư duy, còn người lính rệu rã quay về liệu có còn sinh lực cho những ước mơ ?
mẹ hiền đón anh,
một người trọng bệnh.
qua vạn năm chưa ai chữa cho lành!
bây giờ anh không muốn tìm về người thân,
bởi sức lực trong anh đã kiệt.
tuổi yêu đương ngày xưa đánh mất,
trái tim vết chém u bầm!
phía quê nhà không một ánh lửa thắp lên.
bom đạn xáo trộn cày sông bến.
người lính tần ngần như kẻ chưa hồi sinh sự sống,
nhìn tầng mây ngơ ngác giữa trời quê.
chiến tranh,
chiến tranh
là thế kia!
lứa tuổi yêu đương không còn mơ ước.

( TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH )
Lãnh tụ Stalin có nói: chiến tranh, chết chóc nhiều khi chỉ là những con số thống kê. Nhưng nhà thơ Đỗ Hoàng không nghĩ vậy, cái nhìn của anh là một nhà thơ phải mang tính nhân văn, thơ anh dường như bao sân đến tất cả những người lính, những khía cạnh vất vả, gian lao, hy sinh, và anh không quên giành cái nhìn thật thương xót cho những cô gái chân yếu tay mềm, cành vàng lá ngọc phải lấm láp cát bụi khói lửa và hy sinh tàn khốc của chiến trường. Trong bài “Lính Gái” anh viết:
Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong.
Họ không hề bị đeo gông,
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!
Xương trắng phơi nẻo ra tiền tuyến
Mồ gái tơ diều liệng, chồn giay!.
Lớp này rồi lớp khác thay,
Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường!
Và cái chết sẽ chờ mọi lối,
Trên con đường dẫn tới miền trong.
Chiến tranh dai dẳng chưa xong.
Còn bao nhiêu chuyện đau lòng xảy ra!

Rồi Đỗ Hoàng khóc than cho một người đẹp ngã xuống bằng một khúc bi ca thật trữ tình tráng lệ. Một tiếng khóc khiến người ta thấy chiến tranh đã tàn hủy và tiêu diệt cả cái đẹp đau xót hoài phí đến nhường nào:
CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP

Em chết rồi.
Người đẹp!
Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?
Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.
Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.

Anh đi trên trái đất cô đơn.
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm
Một hành tinh vứt bỏ.
Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.

Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.
Khóc em để loài người nguyền rủa!
Trong vô biên
Mạng em thua hạt cỏ.
Khóc em
Anh phản lại Trường Tồn!
Chiến trường Quảng Trị tháng 1 – 1974
Người Việt có câu: có cứng mới đứng đầu gió, với vốn liếng văn hóa dạn dầy, dài rộng, sâu lắng, và thi ca kim cổ đông tây đồ sộ, lại mang một tầm nhìn lớn cho thơ, một tầm vóc hoành tráng cho chữ nghĩa, làm gì Đỗ Hoàng chẳng tự tin và dám tả xung hữu đột đối mặt với lực lượng làm thơ mậu dịch đông rinh ríc. Có một phát hiện mới của loài người rằng: sáng tạo là việc của cá nhân chứ không phải làm việc là sản phẩm của đám đông. Hàng nghìn, hàng vạn người làm việc cũng không thể được gọi là sáng tác mà đó chỉ là sản xuất. Chính thế văn thơ bao cấp nhiều khi chỉ là chỗ không người. tôi vừa chia sẻ sự cô lập của Đỗ Hoàng vừa buộc phải thán phục anh. Nếu không có tâm hồn chịu sóng gió cô lập trước đám đông vần vèo nhũn nhẽo thì làm sao có được một Đỗ Hoàng thơ ca hoành tráng như vậy, dám làm một cây bút hàng đầu phản tỉnh lại cuộc chiến “nồi da sáo thịt”?! Bái phục! Bái phục!
NHĐ 30/94/2013

Tâm sự người lính (tiếp)

  •   27/07/2025 08:21
  •   2
  •   0
q TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH

Tòng quân lữ thứ tằng kinh chiến,
Thuyết đáo nam chinh các tự sầu
(Lính già từng trải mùi chinh chiến,
Nghe đánh về Nam hết cả hồn!)
Nguyễn Trung Ngạn - Đỗ Hoàng dịch


khi trái tim con người đã biét yêu thương,
đã biết phân biệt đâu là lẽ phải,
thì lúc đớ người ta phải chịu những gì tưởng như không chịu nổi,
của những thế kỷ chiến tranh bạo tàn trên mặt đất sinh ra!

tuổi thành niên năm tháng trôi đi,
bộ quân phục bạc phai màu nắng cháy,
mọi khổ đau đều bắt nguồn từ nơi ấy,
buổi chiều nhàu trên những dải rừng hoang…

ngày dài lãng quên theo nẻo, lối hành quân,
đêm co quắp với đội hình đánh giặc.
lính truyền cho nhau những tin kín mật,
chung lưng khi gặp quân thù!

đã vào lính rrồi,
người ta ít nói đến ước mơ,
kỷ niệm cũng phai dần theo khói lửa,
cái riêng kia nhiều khi không biết nữa,
mải mê công việc quên người!

thiên nhiên đổi mùa, mưa ngàn nắng nôi,
da dẻ thay màu,
người thay suy nghĩ!
đời lính tập làm quen với đói khổ,
làm quen với cái chết thường ngày.

thời gian trôi đi cũng chẳng ai hay?
Không có khái niệm thì giờ nơi chiến trường hoang dã.
khoảng thời gian vụt trôi qua đó,
nhẩm tính ra cũng mấy vạn năm rồi!

khi trái tim con người đã biết yêu thương,
là khi trái tim con người từng biết khổ đau,
vì những niềm vui,
vì những ký ức ban đầu trổi dậy,
vì những gì quý mến nhất trên đời tàn lụi!

trong cuộc trường chinh khò gặp lại một lần!
Tâm sự người lính

người lính sống nhiều với nỗi gian truân,
với bao nghĩ suy,
với bao dằn vặt!
nỗi đắng cay điên cuồng,
nỗi thâm gan uất ức.
mà cuộc đời không để để cho yên!

không thể đi tìm một sự thật lãng quên,
không thể sống tách mình ra ngoài quân ngũ.
kỷ luật nhà binh vẫn làm khốn khổ,
- lòng tự do khao khát của con người!

người lính đi nhiều và qua trăm nơi.
họ biết được nỗi đau của đời họ đang sống.
họ biết lắm kẻ gào lên
rồi im lặng,
triền miên trong suy nghĩ lao lung.

ai là người tri kỷ của nỗi lòng họ,
có không?
hay chỉ kẻ đứng bên ngoài tán thưởng.
họ muốn tìm ra thực chất cuộc sống,
mà máu tim hồng của họ đang rơi!

bao cái chết của một thời xa xôi,
nay lại trở về trên giường bệnh,
cái chết bình thường cũng làm nên con tính,
để loài người phải suy nghĩ hôm nay!

sống sót qua cuộc chiến tranh này còn lại là ai?
bụi chiến trường trên ngã đường chưa lắng đọng.
người lính ngã mũ ra,
trời cao đất rộng.
tưởng niệm hồn người quá cố năm xưa!
chiến tranh khốc tàn,
kẻ chết,
người lưa!
qua khói lửa bây giờ dừng lại.
nơi bờ tre có bàn tay run rẫy
của mẹ già khóc đón con về!

chiến tranh đã đi qua
chiến tranh là thế kia!
cái chết cũng bình thường như mạng kiến.
nhiều chứng nan y làm cho con người trống rỗng.

phần yêu thương nay đã mất đi rồi!
phút giây trở về
đổi lấy đời trai,
họ mệt mỏi ê chề như năm tháng.
mẹ hiền đón anh,
một người trọng bệnh.
qua vạn năm chưa ai chữa cho lành!

bây giờ anh không muốn tìm về người thân,
bỡi sức lực trong anh đã kiệt.
tuổi yêu đương ngày xưa đánh mất,
trái tim vết chém u bầm!

phía quê nhà không một ánh lửa thắp lên.
bom đạn xáo trộn cày sông bến.
người lính tần ngần như kẻ chưa hồi sinh sự sống,
nhìn tầng mây ngơ ngác giữa trời quê.

chiến tranh,
chiến tranh
là thế kia!

lứa tuổi yêu đương không còn mơ ước.

khi biết kẻ làm ra điều ác,
là khi anh đã ma dại, thân tàn!

nghìn năm qua nhân loại đã căm hờn.
bao cảnh chiến tranh vô nghĩa lý,
nghìn năm nay loài người xâu xé,
nghìn năm sau nhân loại vẫn lên án cuộc những chiến tranh này!

chiến tranh chẳng đem lại cho con người lợi ích nào đâu.
chỉ cái chết đè lên đầu, lên cổ.
bao đói rét dồn về người cùng khổ,
bao bất công phải ôm hận nghìn năm!

chỉ một nhúm người làm giàu trong chiến tranh,
chỉ một nhùm người nuôi sống đời mình
bằng máu đồng loại chảy.
chỉ một nhúm người ấy
xui cả tỷ người chém giết lẫn nhau!

được sống sót trở về trong khoảng vắng cô đơn.
đồng đội chết còn ai bât giờ nữa?
ĐỖ HOÀNG


lạ lùng lắm dù đứng nơi xứ sở,
có mẹ già run rẩy đón con xa!

người lính thân tàn như một vật vô tri,
người ta nhìn vào anh lạ lắm
- đấy giá trị của người trai chinh chiến!
đổi lấy gì khi anh trở về đây?

người lính u buồn úp mặt vào hai bàn tay,
vết thương trong lòng máu túa.
giá anh như đồng đội anh không còn nữa,
sẽ yên hơn khi phải sống với thế gian này!

cuộc đời vẫn chưa hết đâu!
vạn người như anh hồn bay lưởng vưởng…
rồi sau này còn ai nhắc đến?
nỗi đau sâu kín của con người.
mà thế kỷ chiến tranh này đã tàn phái!


Điểm chốt 176
Biên giới Việt – Lào
Tháng 9 năm 1973

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH




LOÀI NGƯỜI
I
bao nhiêu triệu năm Tạo Hóa mới sinh ra được chữ Người.
bao nhiêu triệu năm Tạo Hóa mới cho Ta niềm kiêu hãnh của loài vật thông minh bậc nhất.
bao nhiêu triệu năm niềm kiêu hãnh không một loài nào cướp mất
xuyên qua ngàn thế kỷ xa xôi.
Bao nhiêu triệu năm ta mới có được chữ Người
- dẫn ta tới những tình yêu kỳ lạ
- dẫn Ta tới cái căm hờn nghiệt ngã
trên hành tinh này nửa trắng, nửa đen.


Ôi!
Ta đã tự hào với những niềm tin.
với những đam mê điên cuồng cỗ vũ.
Tâm sự người lính

với những tình thương rộn ràng ghê sợ
khi Ta đứng trên đỉnh núi muôn loài!

con Người
con Người
lúc đang bé thơ
đã biết bắt kẻ khác loài về thần phục
đã biết gieo vào triệu năm sự chết
trong hang ngàn niên đại xa xưa.
con Người
con Người
với tiếng cười điển hình trên lớp thú
với tiếng cười biết làm nên tất cả
cuộc sống khác thường trên khắp hành tinh!

II

Ôi!
Ta đã mất lòng tin
Ta biết bắt đầu từ trong loài ta ở
Ta biết bắt đầu từ khi
Ta đứng trong loài Ta,
Ta nhìn rất rõ
sự thật đắng cay


sự thật đảo điên
sự thật ác tàn
ngự trị thế gian
loài vật người, loài vật thú!

sự thật thông minh
sự thật ngu sy man rợ
thế gian đầy những nỗi thương đau!

III

điển hình cho sự điên cuồng cấu xé lẫn nhau
điển hình cho sự thù hằn khủng khiếp

là sự thật
hàng tỷ Người bị giết
nguyên do loài vật Người gây ra
mấy ngàn đời
vạn thế kỷ trôi đi
loài Người cô đơn sống trong loạn lạc

loài Người cô đơn ở trong chết chóc
loài Người cô đơn không có đường ra!
loài Người thông minh
loài Người ngu sy!
để bạo chúa nghìn đời ngự trị
để những cuộc sát tàn vô nghĩa lý
như chứng nan y hoành hành mãi trên đời!

IV

trong cái chết thất kinh cũng có tiếng cười
trong cái chết thất kinh cũng có kẻ lấy làm hàng mua bán
trong cái chết thất kinh cũng có kẻ lấy làm mục đích sự sống
nhuộm đồng tiền bằng máu Người rơi!

loài Người ngu si
và lũ chù hôi
hàng niên đại đè lên mạng Người cùng khổ
hàng niên đại vạn kẻ lánh đi vì sợ
để ngợi ca cái ác điên cuồng!


bao nhà thơ mất hết lương tâm,
bao bọn báo bồi, văn bồi làm gián điệp
bao tác phẩm nghệ thuật biến thành biệt kích
cuộc đời này đánh đĩ với văn chương!

V

bọn thống trị lấy ác tàn để làm "trí nhân",
bọn xu thời lấy cúi luồn làm nơi thăng tiến
mục đích đời là gì?
khi ác tàn cần đến,
chúng sẵn sàng bán hết lương tâm!

chỉ lấy một mẩu đời thôi,
có bao nỗi bất công

bao nỗi oán thù khủng khiếp
bao tai họa chùm lên đầu Người
bao oan nghiệt
hành tinh đói nghèo ly loạn đến nghìn sau!

chỉ lấy một mẩu đời thôi
có ai tính hết đâu
một phần triệu triệu lần cái ác


con Người
con Người
gớm ghiếc

bao triết gia coi khinh sự chết
bao nhà thơ ca ngợi cái điên cuồng
bao nhà văn bán đứng văn chương
bao chính khách phỉnh phờ
ngồi một nơi xui gào cổ vũ...

VI

chưa một nhà thống kê nào tính chính xác
cái ác tàn hôm nay, mai sau và quá khứ.
chưa một nhà nhân đạo nào nói hết
sự thật trắng đen
chưa có kẻ cầm quyền nào tự nhận
mình là lũ ác tàn
chưa có kẻ nào dám ngoảnh lại nhìn
đời mình trong lốt thú!

loài Người vỹ đại làm ra những điều
diệu kỳ trên trái đất

con Người cũng là kẻ bạo tàn bậc nhất
đau thương nghìn đời xưa
đau thương nghìn đời nay
và sau những thế kỷ xa xôi...


VII

không gian, thời gian vĩnh viễn kéo dài
bao tai họa loài Người còn phải chịu

bao đau thương còn đẵng đeo mãi mãi
bao kẻ ác tàn đang sống phởn phơ
bao con Người lương thiện chết bơ vơ
bao nhiêu...
mà chữ Người lại chia đều cho mọi đứa?

biết bao giờ Ta được tin
được cầu mong hơn chút nữa?
loài Người xóa đi cái căm ghét thù hằn
loài Người xóa đi cái dai đẵng chiến tranh!
để cho con Người được nhìn trời cao, đất rộng
đem điều thiện trở về cuộc sống

mọi thù hằn, tàn ác sẽ tan đi!
cho trái đất không còn bị cắt chia
cho cuộc đời khồng còn ngu si, ác tàn bịp bợm
để chỉ có
con Người

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH


con Người duy nhất


trên hành tinh này
tan hết màu đêm

ta mong một ngày
ta có lại niềm tin
ta có lại niềm tin

trong loài Ta ở
thì chữ Người
mới trở về với loài Ta đó!

Cao điểm chốt 280
Biên giới Việt - Lào
Ngày 4 - 6 - 1973
Đõ Hoàng

CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP


Em chết rồi.
Người đẹp!
Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?
Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.
Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.

Không gian đen,
Không gian trắng
Không nói ra lời
Nỗi đau trái đất kéo tang màu mây xám.
Thế là vô tình
Sự sống
Bắt tay cái chết chia lìa!

Quân phục em mang
Máu thâm sì.
Nghìn năm sau em chẳng về được nữa.
Dù vật chất biến hoá bảo toàn,





Dù sự sống chỉ là điều phi lý.
Không gian,
Thời gian
Mệt mỏi trường tồn!

Anh đi trên trái đất cô đơn.
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.
Xác em nằm
Một hành tinh vứt bỏ.
Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.


Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.
Khóc em để loài người nguyền rủa!
Trong vô biên
Mạng em thua hạt cỏ.

Khóc em
Anh phản lại Trường Tồn!

7 – 1974

Ngục trung nhật ký - thơ dịch

  •   22/07/2025 10:18
  •   5
  •   0

民間賭博被官拉,
獄裡賭博可公開。
被拉賭犯常嗟悔,
何不先到這裡來。

Đổ
Dân gian đổ bác bị quan lạp,
Ngục lý đổ bác khả công khai.
Bị lạp đổ phạm thường ta hối,
Hà bất tiên đáo giá lý lai!
Dịch nghĩa
Ngoài dân đánh bạc thì bị quan bắt,
Trong tù đánh bạc có thể công khai;
Con bạc bị tù thường hối tiếc:
Sao không sớm vào quách chốn này!?
Đỗ Hoàng dịch thơ:
Ngoài đời đánh bạc quan bắt tội
Trong tù đánh bạc khá công khai
Con bạc bị tù thường hối tiếc
Biêt sớm vô ngay ở chốn này!

Dịch thơ Lý Bạch

  •   26/07/2025 07:40
  •   2
  •   0
春日醉起言志 (Lý Bạch) (1)
Nhà thơ Đỗ hoàng có biệt tài dịch Đường thi. Ông đã đưa các thiên tài thơ thành thêm thiên tài nữa như:: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu…
Xin giới thiệu một bài dịch của ông
“Ngày xuân tỉnh dậy nói chí mình”
春日醉起言志
處世若大夢,
胡為勞其生?
所以終日醉,
頹然臥前楹。
覺來眄庭前,acs thiên tài
一鳥花間鳴。
借問此何時?
春風語流鶯。
感之欲歎息,
對酒還自傾,
浩歌待明月,
曲盡已忘情。
Xuân nhật tuý khởi ngôn chí
Xử thế nhược đại mộng,
Hồ vi lao kỳ sinh!
Sở dĩ chung nhật tuý,
Đồi nhiên ngoạ tiền doanh.
Giác lai miện đình tiền,
Nhất điểu hoa gian minh.
Tá vấn thử hà thời,
Xuân phong ngữ lưu oanh.
Cảm chi dục thán tức,
Đối tửu hoàn tự khuynh.
Hạo ca đãi minh nguyệt,
Khúc tận dĩ vong tình.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa:
Ở cõi đời như trong một giấc mộng lớn
Tại làm sao mà lại phải làm mệt nhọc cho cuộc sống
Bởi vậy suốt ngày cứ say sưa
Nằm uể oải nhoài trước hiên
Lúc tỉnh dậy nhìn ra trước sân
Một con chim đang hót trong đám hoa
Xin hỏi hôm nay là ngày nào
Mà chim oanh trò chuyện trong gió xuân
Cảm xúc trước cảnh ấy, muốn thở than
Hướng về đó, thôi thì lại tự rót rượu
Hát vang chờ đợi trăng sáng
Hát xong thì đã quên hết tình
Lý Bạch tả cái tư tưởng chán đời, muốn trốn việc đời bằng rượu. Ý nói ở đời chẳng qua như giấc mộng lớn, làm gì mà phải vất vả thân mình, bởi mình hiều cái lẽ ấy, cho nên cả ngày say sưa không tỉnh. Trong khi say quá, lăn ra ngủ trước cột nhà, quên cả ngày tháng. Đến lúc thình lình tỉnh dậy, ngó ra trước sân thì một con chim đương véo von kêu ở trong hoa. Vì đã không nhớ ngày tháng, nên phải hỏi ngày nay là ngày gì. Thì ra, bấy giờ đã đương mùa xuân, gió xuâns mộng lớn
đã giục con oanh tập hót. Cảm vì thấy ngày tháng mau chóng, những muốn than thở ngậm ngùi. Và đối trước cái cảnh hoa nở, chim kêu, lại nghiêng bình rượu tự chuốc cho mình. Rồi cứ hát xướng nghêu ngao đề chờ trăng lên. Nhưng, hát vừa hết bài thì đã quên cả tình ý ở trong câu hát.
Đõ Hoàng dịch thơ:
NGÀY XUÂN TỈNH DẬY NÓI CHÍ MÌNH.
Đời như giâc mộng lớn.
Làm chi nhọc tám thân
Nên suốt ngày say khướt
Bên cột nhà nằm khênh.
Tỉnh dây nhìn ra cửa
Chim chi hot trên cành?
Ướm hỏi ngày gì thế?
Oanh líu lo gió xuân
Rồi ngậm ngùi than thở
Lại nghiêng bầu một mình!
Hát tràn chờ trăng sáng
Lời dứt đã quên tình!
(1) Rút trong tập “Túy thì ca” thơ dịch – NXB Văn hóa - Dân tôc năm 2 000

Nghiên Cứu phê bình- CẦN GIẢI TÁN CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ TIÊU TỐN TIỀN CỦA NHÀ NƯỚC

Trong năm năm (2001 - 2005) các họi âm nhạc, hội nhà văn ,hội ,mỹ thuât, hội Nhiệp anh, hội Sân kaaus, hội Điện ảnh tiêu 200 tỷ đồng.

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,732
  • Tháng hiện tại51,940
  • Tổng lượt truy cập154,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi