Chữ Hán bẻ đôi không biết mà dịch Đường thi...
duyprint
2025-04-28T22:38:58-04:00
2025-04-28T22:38:58-04:00
http://vannghecuocsong.net/vi/news/nghien-cuu-phe-binh/chu-han-be-doi-khong-biet-ma-dich-duong-thi-67.html
/themes/default/images/no_image.gif
NUKEVIET
http://vannghecuocsong.net/assets/images/logo.png
Thứ hai - 28/04/2025 22:34
CHỮ HÁN BẺ ĐÔI KHÔNG BIẾT MÀ DỊCH ĐƯỜNG THI!
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Đỗ Trung Lai dịch phá nát Đường thi - Phan Cẩm Thượng nịnh thối
ĐỖ TRUNG LAI DỊCH PHÁ NÁT ĐƯỜNG THÌ
PHAN CẨM THƯỢNG NỊNH THỐI ĐỖ TRUNG LAI
Đỗ Hoàng
Một lần tôi gặp nhà nghiên cứu Văn học Lại Nguyên Ân ở cơ quan tôi 65- Nguyễn Du, Hà Nội, tôi nói: - Cả rừng người biết chữ Hán sao lại để Đỗ Trung Lai múa may dịch thơ Đường trên sân Văn Miếu thế tiên sinh?
Anh Ân lắc đầu:
- Mấy ông bộ đội họ làm văn chương trại lính theo kiểu họ, chào thua!
Cũng không phải việc của mình nên tôi cũng chẳng hơi đâu bới lông tìm vết. Nhưng vừa qua đọc nghe nhà sách Giáo dục thông báo Thơ Đường mấy cuốn do Đỗ Trung Lai dịch đã đưa vào nhà trường, lại đọc thấy Phan Cẩm Thượng nịnh thối Đỗ Trung Lai quá đáng đành phải lên tiếng. Tôi đã viết hai bài: “Đỗ Trung Lai đánh trống qua cửa sấm”. “ Đỗ Trung Lại dịch hỏng Đường thi” nhằm phê phán việc Đỗ Trung Lai không biết chữ Hán mà lại đi dịch các thi hào gây tai hại vô cùng cho văn hóa nhân loại!
Trong bài ngắn này chỉ phê phán Phan Cẩm Thượng không hiểu biết thơ Đường lại đi nịnh thối Đỗ Trung Lai làm cho bạn đọc hiểu sai Đường thi.
Phan Cẩm Thượng viết:
“Cách đây hai năm, tôi nhờ Đỗ Trung Lai viết cho những bài bình thơ trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc, chọn thơ nào bình ra sao là tùy ông. Dịp tết năm đó ông đã dịch và bình bài Tương tiến tửu của Lý Bạch, và ngay lập tức nhiều người cho rằng đây là bản dịch hào sảng nhất về bài thơ. Ngay ba câu đầu Lý Bạch viết : Quân bất kiến / Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai/Bôn lưu đáo hải bất phục hồi. Ông dịch:
"Anh không thấy
Nước trời rơi mãi
Thành mênh mông một dải Hoàng Hà
Chẩy mau về với biển xa
Có trôi trở lại cùng ta bao giờ…"
Sau đó, ông dịch liền bốn bài Nguyệt hạ độc chước (Uống rượu dưới trăng ) có câu : Sầu cùng thiên vạn đoan / Mỹ tửu tam bách bôi / Sầu đa tửu tuy thiểu / Tửu khuynh sầu bất lai. Được dịch là: Sầu thì ngàn vạn mối/ Rượu ba trăm chén thôi / Sầu nhiều rượu lại ít / Uống vào sầu tạm lui.
Như vậy Đỗ Trung Lại vừa nắm được cái khẩu khí của nguyên tác, lại mạnh dạn đưa vào trong bản dịch cái cảm hứng thi ca của chính mình”
Xin thưa với đồng chí Phan Cẩm Thượng nguyên tác thế này:
君不見:
黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Nghĩa là:
Anh không thấy:
Nước sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống
Cuồn cuộn tuôn ra biển không quay trở về”
Nhiều người đều dịch thơ đúng nghĩa:
“Há chẳng thấy:
Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về, “
(Hoàng Tạo và Tương Như)
“Bác chẳng thấy
Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi
Một mạch xuống biển không hề lui? “
(Khương Hữu Dụng)
“Thấy chăng anh
Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chảy băng ra biển chẳng quay về. “
(Ngô Văn Phú)
“Kìa anh
Trời đổ sông Hoàng
Nước tuôn ra biển không đường trở lui”
(Đỗ Hoàng)
“Thấy chăng ai
Nước sông Hoàng từ trên trời đỏ xuống
Cuồn cuộn ra biển không trở về”
(Hữu Loan)
Nhà thơ nào cũng dịch đúng thơ, đúng nghĩa, riêng Đỗ Trung Lai phịa ra “ Nước trời rơi mãi”. Không biết nước trời rơi mãi ở đâu ra? Trong nguyên bản không có. Nếu có thì phải “Thiên thủy cửu lưu”. Bịa ra một câu sai nguyên bản như thế gây tác hại không nhỏ cho người đọc. Rồi Đỗ Trung Lai lại tiếp: “Thành mênh mông một dải Hoàng Hà” là một kiểu dịch bịa , ba láp, loại tam thiên chí đế! Sao là mênh mông một dải Hoàng Hà được. Dù hình tượng hóa đến đâu,thì sông Hoàng không thể thành mênh mông một dải như Thiên Hà. Rồi Đỗ Trung Lai lại phịa tiếp: “Có trôi trở lại cùng ta bao giờ?” Thật là ngô nghê, không nói là dốt nát! “Nguyên bản “ bôn lưu đáo hải bất phục hồi” (Cuộn cuộn chảy về biển không trở lại). “Trở lại cùng ta bao giờ” là vẽ rắn thêm chân”. Đỗ Trung Lai hay vẽ rắn thêm chân khi dịch.
Thơ Lý Bạch là thơ hiện đại, như dòng chảy sông Hoàng, Đỗ Trung Lai dịch ra lục bát nên phải vần vè, Đã đưa ra chữ “mãi” thì phải tìm chữ “dãi”, như:
“Bọn ruồi là giống hiểm nguy
Vì chân của nó rất vi trùng nhiều”
Chung quy là chả biết chữ Hán, căn cứ vào bản dịch nghĩa, có bài không có dịch nghĩa thì dịch lung tung!
Lý Bạch có 4 bài “ Nguyệt hạ độc chước” (Uống rượu dười trăng
). Bài nào cũng tuyệt tác. Kỳ tư (bài 4) có bốn câu mở đầu rất hay.
窮愁千萬端,
美酒三百杯。
愁多酒雖少,
酒傾愁不來
“Cùng sầu thiên vạn đoan,
Mỹ tửu bách tam bôi.
Sầu đa tửu tuy thiểu,
Tửu khuynh sầu bất lai. …”
Nghĩa là: “
Sầu tận cùng đến nghìn vạn mối. Mà rượu ngon chí có ba trăm chén. Sầu quá nhiều mà rượu quá ít. Đã say đổ thì sầu không còn đến nữa.”
Các nhà văn nhà thơ cổ kim đã dịch rất hay tuy không bằng nguyên bản. Đỗ Trung Lai cóp lại của tiền nhân mà cóp rất dở, thêm thắt lung tung cho có vần điệu nên càng dở hơn!
Bản dịch của Khái Hưng:
“Sầu lớn nghìn muôn mối
Ba trăm chén rượu ngon !
Sầu nhiều, rượu tuy ít
Rượu nghiêng sầu phải bon. “…
(Trên đường xe chạy bon bon
Niềm vui được lúa hạt tròn hạt vuông)
(Bút Tre)
Bản dịch Trần Trọng San:
“Sầu cùng ba vạn mối,
Rượu ngon ba trăm bôi.
Sầu nhiều rượu tuy ít,
Uống rượu cho sầu lui. “…
Bản Đỗ Trung Lai:
Sầu thì ngàn vạn mối
Rượu ba trăm chén thôi.
Sầu nhiều rượu lại ít
Uống vào sầu tạm lui!...
Tuy không bằng nguyên bản nhưng bản dịch của Khái Hưng và Trần Trọng San đều đạt được thần thơ và ý tứ. Bản dịch Đỗ Trung Lai, Phan Cẩm Thượng bốc thơm là cóp của tiền nhân rồi chế biến ra của mình nên nó vừa dở vừa thối, vừa thêm thắt chữ vô lối như chữ “thì” , chữ “thôi” cho có hiệp vần lại sai nghĩa nguyên bản, lại nhiều chữ Hán chưa Việt hóa mà các bản dịch trước không phạm phải! Ví dụ: Bản Khái Hưng không dùng chữ Hán “thiên, vạn” mà dùng “nghìn muôn”. Rồi lại dịch sai nghĩa “ Tửu khuynh sầu bất lai” (Say đổ sầu không đến nữa) chứ không phải “ Sầu tạm lui”. Sầu không đến nữa mới thần thi!
Tóm lại Đỗ Trung Lai không biết chữ Hán nên dịch bậy bạ, Phan Cẩm Thượng chẳng biết anh nào, chắc không biết Đường thi nên khen bừa, khen ẩu vô cùng nguy hại cho nhân quần! Các ông đừng nịnh thối nhau nữa!
Nhục nhã thay!
Hà Nội 12 – 9 – 2016
Đ - H
Ảnh của Do Hoang.á nát thơ
Đỗ Trung Lai chữ Hán bẻ đôi không biết mà đi dịch Đường thi, phá vnat thơ dịch!