Thi ca nông nhàn

  •   20/03/2025 08:38:00
  •   Đã xem: 29
  •   Phản hồi: 0
THI CA NÔNG NHÀN LÀ THƯỜNG NGHIỆM
THI CA SIÊU ĐẰNG LÀ SIÊU NGHIỆM
( Tôi đưa ra thước đo cứng đầu tiên trên thế giới )
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Người ta tiến hành trải nghiệm (cũng là thường nghiệm) bằng ngũ giác. Ngũ giác gửi các thông số như mùi vị, âm thanh, sắc thái… lên não. Não là bộ tham mưu của trực giác để cấu kết thành tri thức và tư tưởng. Vì vậy Não nằm trên đầu cao nhất cũng là bộ chỉ huy cao nhất. Tư tưởng đó là Siêu nghiệm vì nó đã thoát khỏi sắc thái trực tiếp của ngũ giác để biến thành tư tưởng. Não phải cao hơn ngũ giác là các chòi canh của cơ thể. Sáng tạo bằng tư tưởng là cao nhất và luôn đóng vai bậc thầy. Sáng tạo bằng ngẫu hứng cảm xúc là thấp nhất vì mới chỉ ở vai lính canh thấy gì nói nấy. Đây là điều hiển nhiên mấy anh cảm xúc chớ cãi chầy cãi cối?!
Sáng tạo thường nghiệm là thấy gì nói nấy, như thần đồng Trần Đăng Khoa viết: “cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”
hay “hạt gạo làng ta có bão tháng bảy có mưa tháng ba”.
Nguyên chủ tịch Hữu Thỉnh thì viết: “Còn chút lửa hoa rong giềng cuối giậu”.
Chủ tịch tại vị Nguyễn Quang Thiều: “Những người đàn bà đánh giậm đi thành hàng dọc trên đại lộ”…
Còn thơ siêu nghiệm thì sao? Tất nhiên đó là cái vượt lên thường nghiệm, người ta không thể dùng ngũ quan để tiếp cận nó, mà phải dùng sự cô thấu của tinh thần. Chẳng hạn:
Nhà thơ Quang Dũng “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”…
Hoặc của Không Lộ Thiền Sư: “Một tiếng kêu vang lạnh cả trời” …
Chúng ta hãy đến với vài câu thơ Trung Hoa cổ:
“Mái chèo chém vòm trời trên sóng biếc
Thuyền lướt lên trăng theo dòng nước nổi”
Hay:
“Trong ánh kiếm bóng dòng sông vẫn chảy”

Thơ thường nghiệm như Vũ Hoàng Chương tả:
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước chân còn chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời phóng đãng
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men
Say đi em, say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết…
Nhưng bài thơ bước tới siêu nghiệm, bước tới thứ “thành sầu” chưa ai thấy ở thế gian này:
Nhưng em ơi
Ðất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ
Ðất trời nghiêng ngửa
Thành sầu không sụp đổ, em ơi!
Thơ triết lý cao nhất (Hegel) cũng là cách mà thơ siêu nghiệm bởi vì triết lý luôn chầu quanh những tâm điểm của nguyên lý, cái không thấy được: cục sắt ném xuống nước sẽ chìm, nhưng tầu thủy vỏ sắt làm theo luật Ac-si-met thì chúng ta không thể thấy. Chúng ta đến với hai câu thơ cực đỉnh của thi hào Mỹ Whitman:
“Tôi cùng anh không xu dính túi
Vẫn mua được hương thơm của cả trái đất này”
Một câu thơ vừa khiêm nhường vừa kiêu hãnh, ngay tức thời nó quẳng tất cả lũ trọc phú “dùi đục chấm mắm cáy” không biết thưởng thức cái đẹp vào hố rác vật chất không biết đến hương hoa. Rồi câu:
“Nếu bạn muốn tìm tôi
“Hãy tìm dưới đế giày của bạn”
Một câu thơ khiêm nhường tuyệt đối, hết chỗ để lùi.
Một câu thơ của một danh thi khác (tôi tạm quên tên):
“Đau khổ đầu tiên siêu thoát
Và khoái lạc đầu tiên sợ hãi”
Nếu không phải siêu nghiệm, thì có giác quan thường nghiệm nào viết được như vậy?!
Nhân đây tôi cũng xin giới thiệu vài vần thơ siêu nghiệm của mình:
“Bàn chân đâu chặng đường chưa tới
Và chân lý hằng đau mùa gặt”

Và kia, cả chuỗi tương lai
Rợp trời vỗ cánh ùa về
Cố lách mình qua khe cửa
Phút giờ hiện tại
Đòi xem những bản hợp đồng
Cho dự án của ngày mai

Trước cửa luân hồi
Khi vĩnh cửu nghiêng đầu khẽ hỏi
Ngươi có đem theo ngày tháng đặt tên mình
Vào vương quốc của ta chăng?

Tiểu thuyết hay thi ca toàn thể cũng thế, Iliad và Odyssey tạo ra thế giới của người cùng của thánh ngự trên đỉnh Ô-lanh-pơ chính là cách giao duyên thường trực giữa cái thường nghiệm và siêu nghiệm. Cuốn trường ca thần học “Thần Khúc” của Dante nhắm về thế giới siêu nghiệm. Hoặc các tiểu thuyết “Anh em nhà Caramadốp” hay “Tội ác và trừng phạt” của Doistoevsky…
Cái siêu nghiệm thường bắt nguồn và hướng tới Tư tưởng (nó nằm trên ngũ quan trực giác), chân lý, nguyên lý, công lý, thần thánh… tất cả được đặt trên trí tuệ nghiêm túc. Người Đức có câu “cười một lúc đã nhạt, nhưng khóc cả ngày không nhạt”, ở đó họ cũng tôn vinh Bi kịch lớn hơn Hài kịch. Từ xưa người Hy Lạp cũng xác định Bi kịch chỉ giành cho đàn ông để chuẩn bị đức hiến dâng. Còn hài kịch giành cho đàn bà và trẻ con.
Những nhân vật chọc cười thường là thằng gù hay thằng ngọng, hoặc khuyết tật khó có thể mang tầm vóc dính dấp vào công lý hay Chúa Trời, bởi vì ngay việc hiến tế cho thánh thần người đời đã phải chọn gái đồng trinh… thì những ngọng nghịu, đùa cợt sao có thể vươn tới CHÂN THIỆN MỸ để bước vào thế giới của tư tưởng – tức những siêu nghiệm mang lý tưởng thần thánh.
Tôi muốn đưa ra kết luận cho thước đo của mình: Tầm vóc của một bài thơ, tác phẩm, cũng như tác giả của nó phải là, khả năng siêu nghiệm của anh ta đến đâu thì tầm vóc của anh ta đến đó?!
Paul Đức 14/3/2022
#paulducthicasieunghiem

Đỗ Lai Thúy không hiểu thơ phú, văn chương...

  •   20/03/2025 08:12:00
  •   Đã xem: 27
  •   Phản hồi: 0
Đỗ Lai Thúy không hiểu thơ phú, văn chương nịnh thối thơ Nguyễn Quang Thiều
Chủ nhật - 04/10/2020 16:22
Trước đây tôi đọc bài Đỗ Lai Thúy viết khen "Thơ Vô lối" Hoàng Vũ Thuật. Tôi biết ông này không hiểu gì thơ phú văn chương, khen bừa khen ẩu. Từ đó tôi không bào giờ đọc Đỗ Lại Thúy nữa. Ngay cả khi ông viết thơ đời Trần, đời Lý...được đám nịnh bút như Vũ Bình Lục tâng bốc, tôi cũng không thèm để mắt tới! Ông này loại "tầm chương trích cú dở hơi!". Loại mà thời Lý Bạch, tiên sinh hết sức chê bai:
Đỗ Lai Thúy không hiểu thơ phú, văn chương nịnh thối thơ Nguyễn Quang Thiều
vòng tròn phân chia
ĐỖ LAI THÚY KHÔNG HIỂU THƠ PHÚVĂN CHƯƠNG, NỊNH THỐI NGUYỄN QUANG THIỀU
Đỗ Hoàng
Trước đây tôi đọc bài Đỗ Lai Thúy viết khen "Thơ Vô lối" Hoàng Vũ Thuật. Tôi biết ông này không hiểu gì thơ phú văn chương, khen bừa khen ẩu. Từ đó tôi không bào giờ đọc Đỗ Lại Thúy nữa. Ngay cả khi ông viết thơ đời Trần, đời Lý...được đám nịnh bút như Vũ bình Lục tâng bốc, tôi cũng không thèm để mắt tới! Ông này loại "tầm chương trích cú dở hơi!". Loại mà thời Lý Bạch, tiên sinh hết sức chê bai:
魯叟談五經,
白髮死章句。
問以經濟策,
茫如墜煙霧。
嘲魯儒
李白
..."Lỗ tẩu đàm ngũ kinh
Bạch phát tử chương cú
Vấn dĩ kinh tế sách
Mang nhiên trụy yên vụ..."
Đô Hoàng dịch thơ:
Nho Lỗ bàn ngũ kinh
Bạc đầu vì chương cú
Hỏi ông cách cứu đời
Ông như mây vần vụ...
Nhại Đỗ Lai Thúy:
"Lai Thúy viết để xin.
Bạc đầu vì câu chữ
Hỏi ông câu thơ tình
Ông như cọng đu đủ!"
Nay lại phải viết bài phê phán Đỗ Lai Thúy vì một sự bất đắc dĩ! Đó là Đỗ Lại Thúy nịnh thối cái gọi là thơ Nguyễn Quang Thiều bằng một giọng điệu rất là "mắm cáy"
Nguyễn Quang Thiều đang chuẩn bị ứng cử cho chức "Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam" nên các báo chí văn nghệ chính thống, các cây bút nịnh thối được huy động ra quân tối đa.
Trước Viện Văn học tổ chức diễn đàn " Thơ Nguyễn Quang Thiều - lộ trình cách tân", tiếp tạp chí Nhà văn & Tác phẩm in bài của Văn Chinh bốc thơm thơ Thiều, tiếp tạp chí Thơ in bài bốc thơm thơ Thiều của Hữu Thỉnh...nay tạp chí Nhà văn & Tác phẩm tuyên truyền đậm hơn in bài của Đỗ Lại Thúy và của Lê Hoài Lương...coi Thiều như "Thi hào: (Su hào)!
Nhiều nhà văn, nhà thơ chân chính mỉa mai: "Chúng nó đang dọn sẵn bàn ghế, dán khẩu hiệu tâng bốc Nguyễn Quang Thiều. Sau này Thiều ngồi lên chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có mâm bát ăn uống lẽ nào không nhớ đến đám khuyển mã chúng nó!". Đúng miếng ăn miếng nhục!
Thực ra chức Chủ tịch Hội Nhà văn như nhóm trưởng, tổ trưởng của một số nhà văn, nhà thơ cùng chí hướng, thời trước, hội họp với nhau, ai tài đức được anh em tôn lên làm trưởng!
Nay trong chế độ mới, chức này trước ngang Vụ trưởng, nay ngang Tổng cục trưởng nhưng "riêng một biên thùy, thiều gì cô quả, thiếu gì bá vương" có trụ sở, xe pháo, biên chế, có nữ có nam hầu hạ, lương hướng, bổng lộc, tiêu chuẩn chế đúng như một ông quan "tứ phẩm"! Ông quan văn nghệ này được tổ chức Đảng , Nhà nước chọn kỹ không khác gì bên các cơ quan đảng công quyền. Bổng lộc vật chất thì vừa phải, bỗng lộc tinh thần rất lớn nên tranh đoạt chức này cũng sinh tử như bên đảng, bên chính quyền! Nguyễn Quang Thiều công an gia truyền, bản thân cũng là công an chuyên nghiệp (ngoại tuyến) ở trong tầm ngắm "tổ chức đảng".
Họ ngửi thấy Thiều đủ cân lạng vào cuộc đua nên mới "thổi kèn" hết công năng cho ứng cử viên Nguyễn Quang Thiều! Loại hèn hạ, đê tiện như Văn Chinh, Thiên Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thụy Kha, Lê Hồ Quang, Hồ Thế Hà, Lê Hoài Lương... không nói làm gì, loại có chức như Hữu Thỉnh, loại có "chữ" như Đỗ Lai Thúy cũng khom mình tâng bốc Nguyễn Quang Thiều vì quyền lợi hay vì ngu dốt đều thật là mạt hạng!
Bài bốc thơm của Đỗ Lai Thúy " Thế giới thơ Thiều, một lối vào" (1) bốc mùi rất khó chịu!
Mới vào bài Thúy khoe cái "nghiên cứu" để dọa người ít chữ: "Thơ Việt Nam từ đầu thế kỷ đến nay, đã hai lần thay đổi hệ hình từ tiền hiện đại sang hiện đại và từ hiện đại sang hậu hiện đại. Lần thứ nhất từ mô hình thơ nghĩa (mũi tên) đến chữ sang chữ (mũi tên ) đến nghĩa, dù vẫn là thiểu số, nhưng coi như hoàn tất. Lần thứ 2 từ mô hình thơ chữ (mũi tên) đến nghĩa sang chữ (mũi tên) đến nghĩa (mũi tên) chữ, thì còn đang tiếp diễn, định hướng nhưng chưa hẳn định hình. Có điều những chuyển đổi ấy không nối tiếp mà gối tiếp, nên trong mỗi dòng thơ, thậm chí trong mỗi nhà thotonf tại một lúc cả ba hệ hình Bởi thế, đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, nhất là định dạng thơ ông, tôi lại phải lần dở đường đi của thơ, để tìm một lối vào thơ ông"
Nguyễn Quang Thiều không phải làm thơ, Thiều là đại biểu của Vô lối.
"Đặc điểm của Vô lối là: Thứ nhất là nó chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, chối bỏ thẩm mỹ của loài người; thứ hai là triệt tiêu một trăm phần trăm vần điệu; thứ ba là viết dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống; thứ tư là tù mù, tịch mịch, rối rắm, đánh đố mình, đánh đố người đọc; thứ năm là đại ngôn, sáo rỗng, trống hơ, trống hoắc, hô khẩu hiệu; thứ sáu là dung tục bẩn thỉu và tình dục bệnh hoạn; thứ bảy là sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, chưa Việt hóa… (Vô lối phản lại thơ ca - Đỗ Hoàng)
Câu thơ Nguyễn Quang Thiều:" Câu của Nguyễn Quang Thiều trong Cây ánh sáng đạt kỷ lục, vượt Nguyễn Thị Kiêm đến 31 chữ (!) tức là 58 chữ.
"Cả những người đàn bà tội lỗi và thánh thiện vẫn vuốt ve con đỉa khổng lồ bám chặt bộ xương chàng và thì thầm run rẩy với con đỉa ấy, bị hành hạ vì con đỉa ấy, tự vẫn vì con đỉa ấy và tìm thấy một chút ý nghĩa đầy ảo giác với con đỉa ấy"
(Nguyễn Quang Thiều)
Người đọc nào kiên nhẩn đọc câu trên chắc cũng phải điên lên cùng kẻ viết!
Nó dài hơn câu :" Song of Myself "
I celebrate myself, and sing myself,
And what I assume you shall assume,
For every atom belonging to me as good belongs to you.
I loafe and invite my soul,
I lean and loafe at my ease observing a spear of summer grass.
My tongue, every atom of my blood, form’d from this soil, this air,
Born here of parents born here from parents the same, and their parents the same,
I, now thirty-seven years old in perfect health begin,
Hoping to cease not till death.
Creeds and schools in abeyance,
Retiring back a while sufficed at what they are, but never forgotten,
I harbor for good or bad, I permit to speak at every hazard,
Nature without check with original energy.
Nguyễn Viết Thắng dịch:
Bài hát chính tôi
"Tôi ca tụng mình, tôi hát về mình
Và cái tôi nhận về thì quí vị cũng nhận về mình như thế
Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về quí vị.
Tôi là người lữ thứ, tôi gọi hồn tôi về
Tôi, kẻ vô công rồi nghề, cúi nhìn hoa cỏ mùa hè.
Lưỡi tôi, mỗi nguyên tử trong máu tôi là từ đất đai, từ không khí này
Sinh ra từ cha mẹ ở đây, và họ cũng sinh ra ở đây
Năm này tôi 37, cái tuổi tràn trề sinh lực
Và hy vọng sẽ không ngừng cho đến ngày tôi chết.
Những giáo điều và những trường học sẽ trống không
Cứ để cho quay lại một thời gian, chúng tốt đẹp ở nơi cần, nhưng ta sẽ không quên
Tôi tiếp nhận Tự nhiên như vốn có, thừa nhận mọi nơi, mọi lúc
Nói hết mọi điều với sức lực buổi đầu tiên."
Walt Whitman
Cầu dài nhất thơ của Walt Whitma là 15 từ, câu vô lối của Nguyễn Quang Thiều gấp 58: 15 = 4 (lần) câu của Walt Whitman!
Trong khi đó thơ ca tinh hoa của thế giới phương Tây hay phương Đông chỉ một bài thơ 20 chữ đã sống mài hơn 2 000 năm và còn sồng lâu hơn nữa:
飲酒看牡丹
今日花前飲,
甘心醉數杯。
但愁花有語,
不為老人開
(劉禹錫)
“Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm túy sổ bôi
Đãn sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai”
(Lưu Vũ Tích – Đời Đường)
Trước hoa giờ được uống
Mấy chén ngất ngư say
Chỉ buồn hoa lại nói
Không nở cho lão này!
(Đỗ Hoàng dịch)
古池
カエル飛び込む
水の音!
"Ao xưa
Con ếch nhảy vào
Tiếng nước!"
Thơ Hai ku - Nhật Bản - 8 chữ)
"27 chữ của Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới đã không còn thì câu 41 chữ của Vi Thùy Linh và câu 58 chữ của Nguyễn Quang Thiều thời Vô lối sẽ tan như bong bóng xà phòng!" (Vô lối phản lại thơ ca - Đỗ Hoàng)
Vào bài Đỗ Lai Thúy đã dẫn ra khổ thơ coi là tiêu biểu cho thơ Nguyễn Quang Thiều để nịnh thối:
"Dây vĩ cẩm cuối cùng trăng đêm vụt đứt
Bức phong đen tụt xuống lõa lồ
Ôi vở kịch cuộc đời...
Màn cuối
Tiếng hề cười
Băm chả những u mê
Con bống đen đẻ trứng - Nguyễn Quang Thiều)
Đây không có gì là thơ cả, chỉ là một sự nói lảm nhảm làm dáng, ởm ờ ra vẽ chữ nghĩa tìm tòi, cách tân nhưng bẩn thỉu, dung tục, Những "tụt", "lõa lồ", trườn, ..đầy rẩy trong thơ vô lối của Thiều, nhưng kiểu nói ra vẻ "cách tân" nhưng cũ mèn, sống sượng, ngu độn "băm chả những u mê" cũng mãn tải trong thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều và đám làm thơ vô lối hiện hành. Nó không đem đến một chút gì gọi là thẩm mĩ thơ ca! Trong sáng chữ Việt.
Thẳng thắn nói rằng Đỗ Lại Thuý không biết thẩm thơ, lại vụ lợi, phản khoa học, táng tận lương tâm!
Thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Lai Thúy gọi là thơ hậu hiện đại và vẽ biểu đồ để minh họa. Thế thì ta phải tìm hiểu "hiện đại" và"hậu hiện đại" là gì!. Đỗ Lai Thúy biết chứ Hán nên không phải giải thích dông dài về nghĩa của chữ này.
Định nghĩa của "Từ điển tiếng Việt" (NXB Khoa học Xã hội năm 1967): Hiện Đại "1- Thời đại ngày nay. 2 - Áp dụng những phát minh mới của khoa học bao gồm những phát kiến mới nhất..Máy móc hiện đại, Vật lý hiện đại. Chủ nghĩa hiện đại..."
Tiếng Hán: Hiện: 现 1. xuất hiện, tồn tại
2. bây giờ, nay...
Hiện đại 现代: hiện đại, hiện nay, thời nay, tân thời
Hậu: 后, 後 nghìa là: 1. Sau, 2. phía sau
後现代 后现代 (Hậu hiện đại): Ở phía sau thời bây giờ.
Thơ hậu hiện là cách gọi, cách nói của những kẻ làm thơ tắc tỵ hủ nút, lòe thiên hạ. Ông sống hiện nay mà ông làm thơ để cho đời sau đọc, thưởng thức thì chó nào đọc và mèo nào thưởng thức cho ông (!). Ngụy biện , giả dối để bưng bít cho cái phi thơ ca!
Tổ tiên nhân loại và tổ tiên chúng ta, các cụ đều làm thơ cho đương thời họ sống mà đến nay con cháu đọc vẫn lôi cuốn, vẫn còn nhiều bài học để cho đời sau nữa. Các ông bà vô lối nhân danh viết cho đời sau"hậu hiện đại" phải nói tục cho sướng mồm, người bây giờ đọc như vấp phải cứt chó!
Đỗ Lai Thúy, người nghiên cứu văn hóa mà không hiểu thuật ngữ "hậu hiện đại" mà cổ cổ súy cho cái gọi là "thơ hậu hiện đại" thì bàn làm gì! Ông Thúy cố trình bày sơ đồ vòng tròn của mình để nói về "thơ hậu hiện đại":
" Thơ tiền hiện đại là vòng tròn số 1, chiếm vị trí trung tâm, gồm các nhà thơ chính thống hoặc phong trào, xoay quanh các hội nhà văn trung ương hoặc địa phương. Thơ hiện đại là vòng tròn số 2 ôm lấy vòng tròn thứ nhất và mỏng hơn nhiều so với vòng tron này. Các nhà thơ hiện đại thế hệ hai này cũng có thể là thành viên của các tổ chức chính thức, ít nhiều lệch chuẩn, nhưng chưa thể trở thành đối trọng nghệ thuật như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng...nên chưa tạo ra một thúc đấy thẩm mỹ cho xã hội và quan trọng hơn cho bản thân họ. Thơ hậu hiện đại là vòng tròn thứ 3, mới định hướng nhưng (có thể còn) chưa định hình. Bởi vậy, tôi thể hiện nó bằng những nét đứt. Cấc nhà thơ hậu hiện đại của ta hiện nay còn đang ở giai đoạn dọn mặt bằng. Họ đả phá cấc quan niệm cũ về thơ, chức năng thơ, ngôn ngữ bằng một đối lập cực đoan; tự gọi mình là thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa đại..- Đ L T." Đám ấy đang sống thời hiện đạ (bây giờ)i, viết thời hiện đại (bây giờ) sao gọi họ viết cho "hậu hiện đại" - thời sau thời bây giờ (!). Quan niệm có thơ "hậu hiện đại" của ông Đỗ Lai Thúy sai hoàn toàn. Ông đã khẳng định thơ họ viết cho thời sau người, vạn vật sống! Cho dù không có thơ sau thời hiện đại, chỉ là cách gọi để chỉ đám làm thơ hủ nút - thơ vô lối cũng không được gọi tên "thơ hậu hiện đại"!
Những phỏng đoán, giả tưởng "hậu hiện đại" (sau thời ta sống ) ở tất cả các lĩnh vực khoa học, văn học, văn hóa nghệ thuật đều có, nhưng những tác phẩm văn chương, nhất là thơ viết sau thời ta sống thì không có giá trị gì và không ai làm việc ấy.
Đám làm thơ tự gọi "hậu hiện đại" và một số ông phê binh, phê chén gọi phong cho họ là "thơ hậu hiện đại " là việc làm lố bịch!
Như nhiều tiểu luận đã phân tích, chứng mính trước, Nguyễn Quang Thiều không biết làm thơ, không hiểu phép tắc tối thiểu của thơ ca. Ông ta viết ra đúng như đám vô lối viết "hầm bà làng", dở dơi, dở chuột. Đám Vô lối ấy giờ đông như kiến cỏ: Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm Inrasara, Trúc Thông, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Vũ Thật, Nguyễn Khoa Điềm, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam, Tuyết Nga, Vi Thùy Linh.. Vô lối của họ phải dịch ra thơ Việt mới đọc được!
Đỗ Lai Thúy không hiểu văn chương nhất là không hiểu biết thơ ca.Ông Thúy đi khen bừa khen ẩu, tâng bốc những sản phẩm phi văn chương, thơ ca hết sức sai trái!
Hà Nội tháng 10/ 2020
Đ - H
(1) Bài trên tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 42 - tháng 7 + 8 / năm 2020
Người đăng: do hoang vào lúc 05:16
Gửi email bài đăng này

Thi tặc (tiếp)

  •   09/03/2025 23:45:00
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
nsdrtepooSf9g93i7577l6aclgfg75c9f36flc31i3909
i
muh

u91854
1

1
g
·
Đã chia sẻ với Công khai
THI TẶC PHÁ NAT THƠ VIỆT (tiếp theo)
Đỗ Hoàng
Thi tặc viết không vần, không điệu, tư duy méo mó, bệnh hoạn, giả dối, lươn lẹo, đánh trống bỏ dùi, cướp công, đổ lỗi , ngụy ngôn, ngụy tặc, dâm tặc, xú uế ….kém nát thơ Việt…..tứ chưng nan y! Tôi đã có nhiều chuyên luân, bài viết về bọn này, nay chỉ nhắc thêm một vài điểm cho rõ hơn!
Viết về mẹ mà rất giả dối, làm xiễc: “quẳng gánh bôn ba phiêu bạt” (Phan Hoàng); giả dối báo công phụng sự đất nước của đứa cả đời “dánh giặc trên giường”: “qua ải Bắc, qua đèo Nam, anh là một người con trai suốt đời đi đánh giặc (Cây nhạc ngựa – thơ đoạt giải báo Văn nghệ năm 1986 – Hoàng Vũ Thuật); giả dối, chung chung, man khai giả dối vào Dảng Cộng sản Viêt nam - Nguyễn Khoa Điểm:
“Chiếc đồng hồ vàng như vành hào quang tỏa sáng
Cho những ai biết sống ngẩng cao đầu
Mắt rưng rưng tôi nhớ hết từng câu
Tôi đã hát trong buổi mình kết nạp?
--------------------------------------------
Tôi nhớ bạn bè phút giây sống chết
Nhớ quê hương cuộc sống mới bắt đầu
Nghe chuông ngân trên tháp Xpat-xkai-a
Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại
(Matxcova 12/1975 - Thâng Chạp Hồng trường)
Dâm dật tột cùng bệnh hoan:”Dây phơi nhà ai ,chiếc nịt vú thơm lừng nhìn đã thấy no nê” - Thi Hoàng- “Các cô gái buôn chuyến trên tàu nghẹo đầu ngủ, tóc tai bốc mùi cá khô/nều tôi laayss họ, tôi phải ngủ vơi hj như thề nào/ Nguyễn Quang Thiều – thơ giải thường Hội nhà văn Việt Nam năm 1993.
(con nữa)
Đ - H
Ảnh: Nguyễn Quang Thiều và tập thi tặc Người đếm ngược kim đồng hồ"

Dịch Vô lối Nguyễn Quang Thiều

  •   15/02/2025 21:09:00
  •   Đã xem: 56
  •   Phản hồi: 0
Nhưng từ khi thi tặc – vô lối Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam), thi tặc – vô lối Nguyễn Bình Phương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) cùng bảy, tám thi tặc khác ơ trong lãnh đạo Ban chấp hành Hội Nhà văn thực hiện công an hóa Văn nghệ cầm chịch văn chương nước nhà thì bọn thi tặc áp đảo văn đàn ! Đám thi tặc được in ấn tràn lan trên báo chí chính thống. Không một ai dám hở hơi răng lạnh! Mình để thời gian học các thi hào có phải hay hơn không:
“Nàng đột ngột đổi tiếng chàng trống rỗng
Thành tiếng anh thân thiết đậm đà
Thưa em, em đẹp lắm.
Mà thâm tâm anh chưa thể nói ra!”
(Puskin)
Có hơn đọc loại viết như cứt chó,, cứt người của lũ thi tặc dâm loạn bệnh hoạn, gian manh, xảo trá, dốt năt, tệ tàn: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Thi Hoàng, Vi Thùy Linh, Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy, Phạm Đương…
Như bài thi tặc sau đây của thi tặc Nguyễn Quang Thiều thì ai mà ngửi được. Thế mà nó được chọn in, được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng (năm 1993), được tuyển chọn 100 bài thơ hay thế kỷ XX, được Comlombi ai trao giải thưởng (!). Nhục cho thơ phú nước Việt không nói nổi!
Người mới tập làm thơ cũng không viết kém nát như thế này!
Ai đi nói cí xấu xa của bà con cô bác – người sinh thành ra mình con hơn con mụ ăn trộm, mần đĩ!
“Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái”
Đồ loại vô học!
Rồi còn vô học tiếp:
“ Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy”
Người ta chỉ cần nói: « Nửa đòi tôi thấy” là đủ rồi !
Thế đẻ tâm trí, thời gian thưởng thức thi hào đông, tây có hơn không?
NHỨNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Nguyễn Quang Thiều
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bám vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi lăm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
1992
Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
CHỊ EM GÁNH NƯỚC SÔNG

Vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương

  •   20/01/2025 06:17:00
  •   Đã xem: 38
  •   Phản hồi: 0
Vô lôi vô học, ngu độn Nguyễn Bình Phương
Lts:
Chưa bao giờ trong cõi Việt sau thời hậu chiến nồi da xáo thịt tang thương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI lại xuất hiện một kiểu viết phi văn chương, dài dòng nhạt nhẽo gượng gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô cảm, vô tình như Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thòng, kể lể báo công xu thời như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô khan như Nguyễn Khoa Điềm, điên loạn như Mai Văn Phấn, rối rắm, uốn éo, nông cạn, tù mù , ngu độn như Nguyễn Bình Phương, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như Hoàng Vũ Thuật, Văn Cầm Hải, đơn điệu cọc lóc như Dư Thị Hoàn, dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…
vannghecuocsong.com
Nguyên bản:
MÙA THU ĐẦU TIÊN (*)
Mang xống áo mùa thu
Làm mùa thu
Nhớ giấc ngủ ngàn thu trong đài sen úa
Nhớ giọng nói mềm mại như bóng râm
Chảy vào căn nhà đổ
Ngày nào về đây xem rùa nổi giữa hồ
Sông Ngân xuống sông Hồng lên tiếng kêu xé ruột
Ngày nào ngó cơn giông trong suốt
Ta cầm tay ta hôn nhau
Tựa hoa nở thật nhẹ nhàng thật chậm
Ngày nào theo em đi lấy rau cần
Gặp mái tóc rủ buồn mệt mỏi
Con diều vàng bén lửa giữa hoàng hôn
Vừa trăng trăng rập rờn
Đã chuông rền loang loáng sóng Hồ Tây
Mùa thu len lén ra khỏi cây
Đi nào đi với anh xuống đáy hồ xa thẳm
(*) Bài in trên báo Văn Nghệ tết Bính Thân số: 5+6+7/2016
BÌNH GIẢNG:
Đỗ Hoàng
Tôi cũng nhiều lần nói, in một bài thơ tốn không bao nhiêu tiền trên báo nhưng nó không phải thơ thì nguy hại vô cùng cho độc giả, rộng hơn là cho nên văn chương nước nhà. Điều này thật đúng cho tình trạng in thơ ở nước ta trong nhiều thập kỷ qua khi các tờ báo (báo in, báo mạng) công quyền , tư quyền lăng xê những tác phẩm phi văn chương. Và bài vô lối Mùa thu đầu tiên của Nguyễn Bình Phương là một trường hợp như thế.
Nguyễn Bình Phương với kiểu viết tù mù, tắc tỵ, ẻo ợt, uốn éo, giả vờ lên gân, làm bộ, làm tịch, vô nghĩa, vô hồn, ngu độn, khô khan đại hạn, cụt là cụt lụt, ngô ngô ngọng ngọng, làm duyên, làm dáng, điệu đàng, khoe mẽ, tối mò mò, không một tí tơ lòng rung động lan truyền đến người đọc. Người đọc cảm thấy bực bội, khó chịu thậm chí phẩn nộ như ăn phải thực phẩm bẩn của một lối lập ngôn cổ quái. một thứ viết đồng bóng thô lậu kém văn hóa, vô học thiếu từng trải làm băng hoại tiếng Việt và thơ Việt như vậy. Bài “Mùa thu đầu tiên” vừa dẫn ra là một kiểu viết như thế của Nguyễn Bình Phương.
Ngay đặt tên tựa đề đã thấy chung chung, đánh đố. Mùa thu đầu tiên gì? Mùa thu đầu tiên mình có bạn tình, mùa thu đầu tiên mình có nhà mới, mùa thu đầu tiên mình có con trai... Thơ không thể chưa viết đã hiểu và cũng không thể “viết không ai hiểu”?
Vào hai câu mở đề đã chệch chọac:
“Mang xống áo mùa thu
Làm mùa thu” .
Anh ở đâu mà chạy tới được mang xống áo mà thu? Anh là là thằng ăn cắp?
Rồi lại làm mùa thu?
Anh thá gì mà làm được mùa thu? Trái đất hàng

VÔ LỐI NGUYỄN QUANG THIỀU

  •   17/01/2025 21:21:00
  •   Đã xem: 42
  •   Phản hồi: 0
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
Vô lối là một loại viết có từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay. Nó càng bùng phát hơn nữa khi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 trào giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều và vừa rồi (năm 2011 - 2012), Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho cả 4 tập của các tác giả Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Định Thị Như Thúy, kiểu viết như Nguyễn Quang Thiều nối dài.
Điển hình của Vô lối là triệt tiêu một trăm phần vần điệu, xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm của ông cha và thơ ca truyền thống dân tộc và thế giới, tắc tỵ, rắc rối, tù mù, dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống, nhạt nhẽo, đánh đố mình, đánh đố người đọc, dung tục, tình dục bệnh hoạn, sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, tuỳ hứng…
Vô lối có một đặc điểm nữa là không thể đọc nổi vài ba dòng.
Nguyễn Quang Thiều cũng là một trong những đại biểu của Vô lối ấy vừa được các báo chí chính thống, các vụ viện chính thống, các học giả, nhà phê bình, giáo sư đại học, cánh hẩu viết bài lắng xê, ca ngợi hết lời. Họ coi đó là sự là “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân”, Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc” (Tạp chí Nhà văn số 6 - 2012); “Hộp đen” Nguyễn Quang Thiều – Báo Văn nghệ số 17 + 18 tháng 4 – 2012...
Cách tân tức là làm mới không chỉ ở thơ ca mà trong cuộc sống muôn loài cũng phải luôn luôn đổi mới để phát triển tồn tại. Thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước thì muôn loài, muôn vật, xã hội mới phát triển, không thì chỉ dừng lại và đi đến triệt tiêu!
Nhưng làm mới như thế nào? Tôi đã nhiều lần nói về việc làm mới. Làm mới – cách tân chứ không phải cách mạng. Đến như cách mạng lật đổ hoàn toàn quá khứ mà người vẫn còn giữ gìn và tiếp thu những ưu tú của đời trước để lại, huống hồ cách tân - làm mới, phải có kế thừa và phát huy cái hay, cái đẹp của dân tộc, của nhân loại. Nhà bác học Lê Quý Đôn nói: “Người tài giỏi hơn hết một thời, cũng không được phá bỏ đời trước”

NHẬT KÝ NGUỒI XEM ĐỒNG HỒ” - TẬP THI TẮC CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU -

  •   17/01/2025 06:19:00
  •   Đã xem: 30
  •   Phản hồi: 0
Người Pháp thời Pháp thuộc nhận xét quan An Nam là “lấp ló sau thằng quan An Nam là thằng ăn cấp”. Khi người An Nam Cộng sản cướp được chính quyền, lấp được nước Cách mạng thì quan Cách mạng không còn lấp ló nữa mà trở thánh Quan tặc, Vương tặc! Đầu thế kỷ XXI này “quan tặc”, “ vương tặc”, không chỉ là bọn tép riu mà đã lên đến tầng cao cấp khanh, tưỡng, bồi tụng, vương tước… Hùa theo .(王 賊)vương tăc (官賊, quan tặc là (盜賊) đạo tặc,(林賊) lâm tặc, (海賊)hải tặc, . .(空賊) không tặc, (稅賊) thuế tặc, (儛 賊) vũ tặc(教賊)giáo tặc, (路賊)lộ tặc…Hiên nay theo đề bạt cán bộ nguồn vừa hồng, vừa chuyên, thải tử đảng, thì nảy sinh trong văn học nghệ thuật loại “詩賊 -thi tặc”. Thi tặc là từ Hán Việt lần đầu do Đỗ Hoàng là tôi dùng nó! Nó đang tung hoành trong lĩnh vực văn chương nước nhà!

BỎ BÀI “TIẾNG VỌNG” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU RA KHỎI SÁCH GIÁO KHOA (Tiếng Việt - Lớp 5 tập một)

  •   14/01/2025 23:57:00
  •   Đã xem: 33
  •   Phản hồi: 0
Những tác phẩm được tuyển chọn vào sách giáo khoa là những tác phẩm tinh hoa kinh điển có giá trị cao về nội dung tư tưởng, nghệ thuật được thử thách qua thời gian và phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh. Chúng ta ai cũng có tuổi thơ cắp sách đến trường và những bài văn, bài thơ từ thuở ấu trò được ăn sâu trong trí nhớ và đi theo suốt cuộc đời của chúng ta, nó là mẫu mực trong sáng về tình yêu quê hương, đất nước, về tình cảm yêu thương không thể xóa nhòa:
"Bờ cỏ còn hơi sương

BÀI HÁT VỀ CỐ HƯƠNG – MỘT BÀI VÔ LỐI SÁO RỖNG, NHẠT NHẼO, CŨ MÈM, TỆ HẠI…

  •   14/01/2025 03:33:00
  •   Đã xem: 31
  •   Phản hồi: 0
Dùng “cố hương” – quê cũ, quê hương, là âm Hán (故鄉) đã Việt hóa cũng được, nhưng mình đã đang sống với quê, có đi đâu cũng xa vài ngày rồi phi xe máy, ô tô về quê , tới nhà thì đưa hai chữ “cố hương” nghe nặng nê, Tàu cộng quá!
Bài thơ "Bài hát về có hương" của Nguyễn Quang Thiều, không có gì mới, quá cũ mèm.
“Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Khi tất cả đã ngủ say
Dưới những vì sao ướt đẫm
Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về

Đỗ Lai Thúy không hiểu thơ phú, văn chương nịnh thối thơ Nguyễn Quang Thiều

  •   13/01/2025 00:45:00
  •   Đã xem: 20
  •   Phản hồi: 0
Trước đây tôi đọc bài Đỗ Lai Thúy viết khen "Thơ Vô lối" Hoàng Vũ Thuật. Tôi biết ông này không hiểu gì thơ phú văn chương, khen bừa khen ẩu. Từ đó tôi không bào giờ đọc Đỗ Lại Thúy nữa. Ngay cả khi ông viết thơ đời Trần, đời Lý...được đám nịnh bút như Vũ Bình Lục tâng bốc, tôi cũng không thèm để mắt tới! Ông này loại "tầm chương trích cú dở hơi!". Loại mà thời Lý Bạch, tiên sinh hết sức chê bai:

Nghiên Cứu phê bình- CẦN GIẢI TÁN CÁC HỘI, ĐOÀN THỂ TIÊU TỐN TIỀN CỦA NHÀ NƯỚC

Trong năm năm (2001 - 2005) các họi âm nhạc, hội nhà văn ,hội ,mỹ thuât, hội Nhiệp anh, hội Sân kaaus, hội Điện ảnh tiêu 200 tỷ đồng.

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay347
  • Tháng hiện tại1,633
  • Tổng lượt truy cập19,057
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi