THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIÊT NAM (tiếp theo)
Đỗ Hoàng
Người ta tổng kết các thê kỷ trước, nước Anh có 2/3 thơ không vần. kiểu quan niệm thơ như hiện nay ở ta cac bài viết của cha ông ta đều là Thơ hết!. Ở miền Nam thời tạm chiếm có một nhân vật không nổi bằng Thanh Tâm Tuyền là Lê Văn Ngăn cũng được phe thắng lăng xê là Lê Văn Ngăn. Lê Văn Ngăn toàn tong vô lôi – thi tặc. Gã sống lèo lá, bội nghĩa quên tình rất xu thời ninh Cộng triệt để mình.
Trong lịch sử thơ văn cận đại, nhà thơ Lê Văn Ngăn và bài thơ “Sóng vẫn đập vào eo biển” là trường hợp duy nhất được cả hai bên chiến tuyến Nam - Bắc Việt Nam trân trọng.
Thi sĩ Lê Văn Ngăn.
Lê Văn Ngăn sinh năm 1944 ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế, hiện sống tại TP Quy Nhơn, Bình Định. Ông là một tiếng thơ vừa vang dội, vừa lắng đọng trong phong trào học sinh - sinh viên yêu nước trong các đô thị miền Nam trước 1975. Về già, thơ ông vẫn "sung", vẫn tả xung hữu đột…
Năm học đệ nhất (lớp 6 bây giờ) ông từng có thơ in trên Báo Phụ nữ Thứ bảy - Sài Gòn. 18 tuổi, ông viết bài "Người phu xe": "Cha đã lăn cho con những vòng xe / mồ hôi chảy xuống lấp lánh mặt trời/ đọ sức cùng thiên nhiên/ (…) Sao mà những nếp nhăn/ sao mà khuôn mặt héo…". Bài thơ này đã làm nhiều bạn bè của ông xúc động khôn xiết!
Thời sinh viên (khóa 3, năm 1964 - 1966) ở Trường Sư phạm Quy Nhơn, ông đã từng in ronéo tập thơ có tựa "Trên đồng bằng". Năm 1972, Đài Tiếng nói Việt Nam và Báo Văn nghệ phát đi bài thơ "Sóng vẫn đập vào eo biển", tờ Thống Nhất đăng bài "Đất của những người bất phục" khiến tên tuổi Lê Văn Ngăn được các kẻ sĩ Bắc Hà chia sẻ như một đồng chí trên cùng một chiến tuyến...
Năm 1972, lúc nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng bài thơ của mình, anh lính tiếp vụ người Huế (lính hậu cần) của chính quyền Sài Gòn là Lê Văn Ngăn sung sướng đến bàng hoàng khi biết mình bị những người bên kia chiến tuyến… “đạo thơ”. Đến tận bây giờ, ông cũng không hiểu bài thơ của mình ra đến miền Bắc và lên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam bằng cách nào?
Thi sĩ quân ta “săn lùng” nhà thơ quân địch
Ngay khi mới ra đời, bài thơ ấy được những người yêu nước cả hai miền thấy trong đó như có cả nỗi lòng của mình: Tiếng sóng nơi em bắt nhịp với còi tàu Long Biên…./Cho nên tiếng bom nổ ở miền Bắc/Dù không nói, tôi cũng biết lòng em chấn động.
Bài thơ ấy nổi danh ngoài miền Bắc, các thi sĩ nhà ta trong đoàn quân giải phóng tiến vào Nam không ai không biết, nhưng mặt mũi Lê Văn Ngăn ra sao thì mù tịt. Sau khi giải phóng, bất ngờ “ngài” trung sĩ quân tiếp vụ của Việt Nam cộng hòa bị gọi lên, người gọi lên cũng là một nhà thơ, tất nhiên là “quân ta”, đó là thi sĩ Thanh Thảo, người hiện nay đang nổi tiếng về viết… bình luận bóng đá.
Gặp mặt lần ấy, Thanh Thảo chỉ hỏi “Anh là Lê Văn Ngăn hả? Vậy anh có biết một Lê Văn Ngăn làm thơ không?”, thi sĩ lừng danh của “quân địch” chỉ dám thưa “dạ! Tui là Lê Văn Ngăn và cũng có làm thơ” – “Vậy bài thơ “Sóng vẫn đập vào eo biển” và “Mảnh đất của những người bất phục” là của ai?” – “Dạ! Là tui làm ạ”… Vậy là khỏe! Chàng thi sĩ “quân địch” này được hẳn một chiếc xe Jeep hộ tống đưa về tận nhà. Ơn giời! Nhờ có giải phóng mà lần đầu tiên, Lê Văn Ngăn mới biết là làm thi sĩ nó oai thế nào?
Được Trịnh Công Sơn giác ngộ
Có một điều hiếm người biết, từ trước khi bài thơ lừng danh kia ra đời rất lâu thì trong lòng Lê Văn Ngăn đã rất nể trọng những anh lính Việt Cộng dù ông chưa một lần giáp mặt. Việc này bắt nguồn từ một câu chuyện kể của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Hoạt động nghệ thuật cùng lứa với các đồng hương Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập… nhưng Lê Văn Ngăn “lặng lẽ như một kẻ thơ thẩn tìm thơ”, trong lòng ông lúc nào cũng dành một góc trang trọng cho người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh mà ông luôn coi là bậc đàn anh đáng kính.
“Gần như không dám so sánh mình Trịnh Công Sơn mà thi sĩ họ Lê chỉ ngậm ngùi “anh Sơn là người hay, gia cảnh sang giàu, không vướng víu nên anh trốn đi lính Cộng hòa nhẹ như lông hồng. Còn moa vướng mẹ già, em dại, gia cảnh bần hàn nên không theo được anh Sơn. Đau dễ sợ!” - Thi sĩ Lê Văn Ngăn
(Theo Dân Việt)
Sóng vẫn đập vào eo biển – Lê Văn Ngăn – Chung chung , nhạt nhẽo
“…vâng, điều ấy
giữa những khung cửa đầy bóng tối, hàng me cao
giữa mùi bánh nướng báo tin một ngày quang đãng
giữa tiếng xe thổ mộ lúc bình minh, vẫn còn những kẻ phản bội em
vẫn còn những kẻ từng sống bên em, nay đã mặc cho những kẻ xâm chiếm dày vò
vẫn còn những kẻ man trá, những kẻ thỏa hiệp, những kẻ dã tâm yêu hết mọi giống nòi
vâng, điều ấy
khi bạo lực còn bắt tay nhau
khi bạo lực còn dẫn quân đi nhục mạ quyền làm người
khi ấy, bằng chất liệu gì để rửa sạch thân em
đây là điều tôi dứt khoát
quê hương quê hương, nơi trái tim tôi rung động dưới bầu trời sao
nơi tôi muốn nhắm mắt dưới lòng đất quen thuộc
chết cho tình yêu
đấy là việc của con người
bao nhiêu năm ở gần em, những chiếc phi cơ đáp xuống buổi mai
rời khi trời tối
bao nhiêu năm, những chiếc xe lam, những thỏi đường mới lọc, những bàn tay trong những bàn tay
bao nhiêu năm em chưa trả lời cho tôi biết
nhưng tôi tin
dù nơi nào, trong ngục tù hay giữa cánh đồng
bằng tín hiệu của sóng biển
em vẫn cần gọi tôi về, lấy thân làm vật cản che chở em
3
Qui Nhơn Qui Nhơn, đồng ruộng mía phía Tây
phất phới vườn bông gòn
những cửa hàng lấm bụi, những chiếc ga tạm hoang tàn, những người định cư, những người tứ chiếng
nơi em
quê hương chẳng phải điều trừu tượng
điều ấy, tôi giữ trong lòng
và đi xa em. Tiếng sóng vẫn đập vào eo biển.”
Thơ Vô lối Lê Văn Ngăn
Khi dịch bài Vô lối Chị Ba ở Phan Rang của Lê Văn Ngăn tôi những tưởng Lê Văn Ngăn trốn được lính ngụy. Nhưng khi đọc lại tiểu sử Báo điện tử Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh thì nói Lê Văn Ngăn từng là trung sỹ quân tiếp vụ quân đội Sài Gòn. Sau này Lê Văn Ngăn vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lình ngụy hay bộ đội Cụ Hồ thì cũng là một thời đã qua. Cái đáng nói là Lê Văn Ngăn viết những thứ vô lối không phải văn chương, thơ ca. Đã không phải thì phải lên án những nơi lăng xê.
VÔ LỐI
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)
Bác Hồ có viêt:
...Nói về văn nghệ, Bác thú thật có ít thì giờ xem các bài văn nghệ. Có lẽ vì thế mà có lúc xem đến thì thấy cách viết thường ba hoa, dây cà, dây muống; và hình như viết là để đếm dòng lấy tiền, có những bài nhạt nhẽo thế nào ấy.
Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn, hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ, là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái ngược lại báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị... thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ “độc lập”. Nếu “Việt Nam độc lập” mà nói “Việt Nam đứng một” thì không thể nghe được.
Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói “đường to” mà lại nói “đại lộ”, không nói “người bắn giỏi” mà lại nói “xạ thủ”, không nói “hát múa” mà lại nói “ca vũ”?... Những ví dụ như vậy nhiều lắm, nhiều lắm. Các báo Nhân dân, Thời mới, Quân đội nhân dân... đều dùng chữ nhiều lắm.
Tóm lại chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi.
Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta phải mượn. Ví dụ: ta phải nói “kilô”, vì nếu nói chữ “cân”, thì không đúng nghĩa là 1.000 gram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nói xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh cũng bị lây bệnh nói chữ, như “phụ đạo”, “giáo cụ trực quan”... Thật là tai hại!
HỒ CHÍ MINH
Trích bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, 16-4-1959
Hồ Chí Minh toàn tập
Bài "Thơ tặng chị Ba ở Phan Rang" của Lê Văn Ngăn in trong chùm 6 bài trên báo Nghệ thuật mới, Phụ trương báo Người Hà Nội ra số 1 tháng 2 năm 2012. Lê Văn Ngăn được nhiều báo, nhiều tổ chức lăng xê và tự gọi cách viết của mình là thơ. Cá nhân tôi, tôi cho đó là một kiểu viết vô lối, vô cảm, dây cà, ra dây muống, nhạt nhẽo, cũ rích đang thịnh hành làm tổn hại đến thẫm mỹ của người đọc, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở cách viết của báo chi, văn nghệ sỹ hơn 50 năm trước đây.
Thêm đề dẫn này để cho người đọc rõ nguồn xuất xứ.
Đỗ Hoàng
VÔ LỐI Lê Văn Ngăn
Nguyên bản:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)
Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa
nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ.
Năm ấy, tôi đến từ phương xa
không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa
và tương lai tôi
tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược
tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.
Có thể tôi rơi vào bước đường cùng
nếu không tình cớ gặp chị
Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im
chị ngồi trông khách đến
Và chiều hôm ấy
kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành.
Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà
được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ
được ăn cơm mỗi ngày hai bữa
được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.
Cuộc bố ráp và sự chết
Có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào
Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.
tâm hồn không lạnh lẽo
Bây giờ chị còn sống không chị Ba
Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa
Tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường
Những người lao động bình thường ấy
không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.
Viết liền văn xuôi:
THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG
Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa, nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ. Năm ấy, tôi đến từ phương xa, không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa và tương lai tôi, tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược. Tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.
Có thể tôi rơi vào bước đường cùng nếu không tình cờ gặp chị. Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im, chị ngồi trông khách đến. Và chiều hôm ấy kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành. Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà, được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ, được ăn cơm mỗi ngày hai bữa, được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.
Cuộc bố ráp và sự chết có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào! Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.. Tâm hồn không lạnh lẽo!
Bây giờ chị còn sống không chị ba! Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa., tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường. Những người lao động bình thường ấy, không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.
Nhận xét:
Về thơ ca cho điếm Zê rô
Không bàn!
Một bức thư gửi người thân có chút chịu ơn hết sức bình thường của lúc trốn llính nguỵ mà người Việt nào ở miền Nam thời tạm bị chiếm cũng viết được, nếu biết đọc và biết viết.
Người có kỷ niệm và tâm hồn có thể viết hay hơn vì thật hơn, tình cảm hơn.
Đây là kiểu sám hối của nhiều trí thức công chức trong vùng miền Nam tạm chiếm. Khi Quân đôi nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam, hỏi ai cũng nói tôi bị bắt lính, tôi trốn lính. Điều đó có thật trong trong một số tầng lớp trí thức và thanh niên miền Nam vùng tạm chiếm trước đây, chứ không phải tất cả.
Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa không có nhiều trường hợp này, nhưng miền Nam thì nhan nhản.
Bây giờ đất nước thống nhất lâu rồi, người đọc có thể chất vấn: “Thế miền Nam buông lỏng vậy sao? Ông chạy không giấy tờ, không căn cước mà vẫn được mời dạy học thì xứ sở đó là Thiên Đàng rồi!”
Ở miền Bắc ông gắn với Hợp tác xã, với tem, phiếu gạo, ông chạy đi đâu, giáo dục phổ thông, ai được dạy ngoài. Cụ Diệm quá "dân chủ"!
Chưa nói đến cái tệ nghĩa tình, tác giả ở Quy Nhơn vào Phan Rang mấy cây số mà không vào thăm ân nhân cứu mạng mình được - Giả dối hết sức, sến hết sức!
Ở miền Bắc hầu hết không ai trốn đi bộ đội, có người còn viết đơn bằng máu mình chích ra từ cổ tay. Anh hùng Lê Mã Lương là một ví dụ. (Bây giờ là Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam)
Cái bức thư của Lê Văn Ngăn mà ai đó gọi là thơ thì sỷ nhục cho nền văn chương nước nhà!
Đỗ Hoàng
Dịch ra thơ Việt
THƯ GỬI CHỊ BA Ở PHAN RANG
Phan Rang, năm ấy chị Ba!
Chị còn có nhớ hay là đã quên?
Em chịu ơn chị bề trên,
Một thời quá khứ đảo điên thế mà.
Thời em tơi tả phương xa,
Giấy tờ nỏ có, cửa nhà cũng không.
Tương lai quả thật phiêu bồng,
Tương lai ở kẻ tay không bắt người.
Những phường dạ thú đười ươi,
Tóm dân, đôn lính cho loài xâm lăng.
Tương lai buồn tẻ, lặng tăm,
Con đường bụi đỏ, quán tăng, gió nồng.
Số em đến bước đường cùng,
Nếu không gặp chị, tình chung đồng bào.
Mẹ già, xe nặng, bánh bao,
Chị ngồi trông có khách nào đến xơi,
Và chiều hôm ấy, ai ơi!
Cầm tay chị dẫn về nơi nhà mình.
Bảo kèm con cái học hành,
Hạnh phúc tôi có nên thành từ đây.
Chiếc bàn học, bên trời mây,
Được ăn uống thoả mỗi ngày hai ca,
Dịu dàng thấm thịt thơm da,
Trông đôi mắt chị như là trăng sao!
Dễ chết, bọn ráp ập vào,
Đẩy tung cánh cửa thế nào cũng xong.
Trước thời khắc của tồn vong,
Tôi còn dan díu trong vòng ấm êm!
Bây giờ, chị đâu? Chị hiền?
Bao năm chưa lại bên thềm nhà xưa.
Tôi nhìn sớm nắng, chiều mưa
Chị trong những kẻ cày bừa cần lao.
Bình thường, cam chịu, nhường bao
Đôi mắt nhân ái như sao siêu phàm!
Toàn giả dối, sáo sến. Quy Nhơn cách Phan Rang mấy cây số mà khi Lê Văn Ngăn nịnh Cộng được làm công chức, vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phó tổng tạp chí tỉnh có xe pháo mà không lần thăm lại?
Vô lối- Thi tăc Lê Văn Ngăn
Vô lối Lê Văn Ngăn thừa chữ, thừa lời, thiếu chữ thiếu lời, hết sức nhạt nhẽo, kể lễ dài dòng, không có một tí gì gọi là thơ.
Vừa rồi, Tạp chí Thơ Hội Nhà văn Việt Nam tháng 10 – 2013 giới thiệu một chùm 7 bài Vô lối Lê Văn Ngăn, xin trích dịch bài.
Ở QUÁN CƠM BÌNH DÂN
Nguyên bản Lê Văn Ngăn
Ở một quán cơm bình dân
Quán cơm bình dân ấy mở cửa bên lề đường đô thị
cô chủ quán vừa nhen bếp lửa cho bữa ăn chiều
chẳng bao lâu nữa, mưa sẽ thôi rơi trên ngọn cây cao
và những người khách nghèo sẽ lần lượt đến
Chúng tôi, những người sinh viên xa quê hương
chúng tôi đến đây mỗi ngày bên đĩa cơm, chậm rãi nhai và không nói
Để có thêm chữ nghĩa và tương lai
đành phải sống những ngày ở trọ
Trong những đôi mắt thỉnh thoảng ngước nhìn lên
thường thấp thoáng hình bóng mái nhà riêng ở cuối chân trời
Người mẹ già thức dậy giữa đêm khuya
thầm hỏi về con cái mình nơi xứ lạ
Còn mối tình đầu mới chỉ được nối kết bằng chiếc khăn thêu
vẫn mỏng manh như niềm hy vọng
Quê hương xa xôi
chúng tôi tin hơi ấm của người sẽ sưởi ấm những ngày tạm trú
Cô chủ quán xinh đẹp
xin cô bước lại gần đây và đừng lo ngại
Khẩu phần này, giá cả đã được thỏa thuận từ đầu
Chúng tôi không thể đòi thêm thức ăn mới
Chúng tôi chỉ mong
một nụ cười xinh đẹp
vài câu nói dịu dàng
Với vẻ đẹp, dù vẻ đẹp có phần bán mua
chiếc quán sẽ có thêm hơi ấm
những ngày tạm trú sẽ có thêm giây phút êm đềm
Dịch ra thơ Việt
Đỗ Hoàng dịch:
QUÁN CƠM NGHÈO
Quán nghèo mở bên lề phố
Cô chủ nhen bửa ăn chiều
Cây cao mưa không rơi nữa
Khách nghèo đổ đến liêu xiêu!
Chúng tôi sinh viên xa xứ
Úp mặt xuống sát đĩa cơm
Hy vọng tương lai nghĩa chữ
Những ngày ở trọ u buồn!
Đôi tròng ngước lên thi thoảng
Mơ bóng nhà riêng cuối trời
Mẹ già sớm khuya loạng quạng
Thương con xa lạ xứ người!
Cô chủ quán cơm xinh đẹp
Xin cô bước lại gần đây
Giá cơm đã được thỏa thuận
Ngại chi rau cỏ vơi đầy!
Sinh viên là loài nghèo kiết
Nhưng mà chúng tôi thường mong
Nụ cười cô luôn xinh đẹp
Dịu dàng câu nói, má hồng!
Vẽ đẹp trên đời vô giá
Mặc đời vẫn đem bán mua
Quán nghèo thêm hơi ấm lạ
Êm đềm thường trú nắng mưa!”
(còn nữa )
Lê văn Ngăn là tên có xôi nói xôi dẻo có thịt nói thịt buif> Lèo lá cinh Cộn có số mà. Giả dối mẹo lừa...