Thơ không vần thế giới - Thi tặc Việt Nam

Thứ ba - 25/03/2025 23:22
THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIỆT NAM
(tiếp theo)
Đô Hoàng

SO SANH TIÊNG NGƯỜI “XỈ ÂM” VÀ NGƯỜI “HẦU ÂM”.
Đỗ Hoàng
Tôi đã có nhiều chuyên luận viết về tiếng nói người người “xỉ âm”(phát âm qua kẻ răng) và người “hầu âm”(phát âm qua thực quản (cổ họng âm)..Giờ chỉ dẫn chứng so sánh:
Tiếng Anh
America – Ơ re mi cần –Mỹ
Television – Televísần -Tivi
have breakfast- Het bơretphat – Ăn sáng
daily conversation – đàm thoại hàng ngày
Tiếng Việt: Mỳ, Vô tuyên , Ăn sáng, Nói hàng ngày!
Tiếng Trung : Mỹ, Vô tuyến, Tảo thực, Đàm thoại nhật
Tiếng Pháp:
la maison – cái nhà
la cochon – lợn
boutique – cửa hàng
numéro un – số một
Tiếng Việt : nhà, lợn, cửa hàng, số một
Tiếng Anh và tiêng Pháp những từ rời rac trên khi đọc, xêp lại như một bài thó tứ tuyệt của phương Đông,, còn tiếng Việt và tiêng Trung nó không có ngữ nghĩa gì!
Vây vần điệu trong thó người phát « xỉ âm » rất quan trọng !

THƠ KHÔNG VẦN NƯỚC TA TỪ CỔ ĐẾN NAY
Vì lý do « xỉ âm » nên từ cổ cha ông ta gọi làm thơ không vần là :chiếu, biểu, cáo, thư, tụng, biểu, tế, đói, sấm, hich, tô tụng, trát, phú, lệnh…Điển hình nhát là ‘BÌNH NGÔ DẠI CAO » - Bái cáo bình Ngô) của Nguyễn Trãi.
Bình Ngô đại cáo 平吳大告 • Đại cáo bình Ngô
蓋聞:
仁義之舉,要在安民,
弔伐之師,莫先去暴。
惟,我大越之國,
實為文獻之邦。
山川之封域既殊,
南北之風俗亦異。
自趙丁李陳之肇造我國,
與漢唐宋元而各帝一方。
雖強弱時有不同
而豪傑世未常乏。
故劉龔貪功以取敗,
而趙禼好大以促亡。
唆都既擒於鹹子關,
烏馬又殪於白藤海。
嵇諸往古,
厥有明徵。
頃因胡政之煩苛。
至使人心之怨叛。
狂明伺隙,因以毒我民;
惡黨懷奸,竟以賣我國。
Đỗ Hoàng trích dịch
Thế trời làm việc, Vua truyền rằng.
Đã nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà bán nước cầu vinh… »
Phú
Tú Xương
Phú hỏng khoa Canh Tý
Đau quá đòn hằn
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên;
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ “lương nhân đắc ý” thêm nỗi thẹn thùng;
Ngắm đến câu “quyển thổ trùng lai” nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng;
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy:
Dốt chẳng dốt nào;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu;
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh;
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng.
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa;
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng.
Năm vua Thành Thái mười hai;
Lại mở khoa thi Mĩ Trọng.
Kỳ đệ tam văn đã viết rồi;
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò;
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Sáng đi lễ Phật, còn kỳ này kỳ nữa là xong;
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ:
Bảng nhỏ có tên,
Ngoại hàm còn trống.
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ;
Những là mải việc đùa chơi nên một tuổi một già, hoá ra lóng đóng.
Thôi thì thôi:
Sách vở mập mờ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau hẳn chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!
Canh Tý tức năm 1900.
Chiếu
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư[1], bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.
Theo ý kiến của sử gia Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,[3] là tác phẩm văn học khai sáng của nhà Lý. Tuy nhiên, Chiếu dời đô chưa nêu bật được chủ nghĩa dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億萬世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。筭數短促。百姓耗損。萬物失宜。朕甚痛之。不得不徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。萬物極繁阜之豐。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要會。爲萬世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
(Bản dịch của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)
Sắc
Những người làm quan từ tứ phẩm trở lên, xưa được nhà vua ban sắc phong tặng cho cha mẹ, ông bà cụ kỵ tùy theo phẩm tước của mình. Nhất phẩm được triều đình truy phong đến cao tổ, nhị phẩm được truy phong đến ông bà, tam tứ phẩm được truy phong đến cha mẹ.
Trong sắc phong có kể lại công trạng chức tước của người làm quan, rồi suy âm truy phong đến cha mẹ, ông bà hay các cụ. Sắc phong được báo về dân làng, dân làng phải tổ chức đi rước sắc về nhà chủ. Nếu những người được phong còn sống, sẽ có lễ khao dân làng, cùng với cáo yết gia tiên và lễ thần linh tại đình.
(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1996)
Sắc chí vua Tự Đức
“Thí sai Suất đội Lê Non thuộc đội 5 đội thủy vệ Bình Thuận đã kinh qua chức Thí sai do viên Cai tỉnh đề cử. Nay Bộ binh đồng ý chuẩn y bổ thụ giữ chức Chánh đội trưởng Suất đội Suất nội đội binh thủy đồng thời cai quản việc điều động người thi hành công vụ. Nhược bằng không làm tròn nhiệm vụ thì theo luật binh mà xử phạt. Kính đấy!”. Ngày 29 tháng 5 năm Tự Đức thứ 17 (1863).
“Hiệp quản Lê Non thuộc Tinh binh Suất đội thủy vệ Bình Thuận đã được ân chuẩn thăng một trật, nay Cai tỉnh y theo đó chuẩn thăng làm Cai đội tinh binh đồng thời cai quản đội biện binh. Phàm mọi việc cứ y theo lệ mà thừa hành. Nhược bằng không làm tròn nhiệm vụ thì theo luật binh mà xử phạt. Kính đấy!”. Ngày 8 tháng 5 năm Tự Đức thứ 23 (năm 1869).
(còn nữa)
Đ - H





THƠ KHÔNG VẦN THẾ GIỚI – THƠ VÔ LỐI – THI TẶC VIÊT NAM (tiếp theo)
Đỗ Hoàng
Chiếu, biếu , sắc phong, cáo, tụng, hịch…của cha ông nhiều nhiều lắm! Không kể hết! Thời cận đại và hiện nay vẫn có nhiều nhà thơ viết thơ không vần thành công . Như thời khàng chiến chống Pháp: Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hồng Nguyên…Thời nay: Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy)…
Nhà thơ Trần Mai Ninh
Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh. Vốn xuất thân trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc, ngay từ nhỏ Trần Mai Ninh đã chịu ảnh hưởng của Nho học và văn hóa Pháp. Bởi thế mà ông sớm có những luồng tư tưởng tiến bộ.
Nhắc đến Trần Mai Ninh nhiều người nhớ ông với tư cách một nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp với những bài thơ: Tình sông núi, Nhớ máu, Thắc mắc, Nhịp muôn đời, Nắng tù, Cơm mới... thể hiện sự “căm thù tột cùng mà yêu thương hết mức”.
Cố nhà thơ Mai Ngọc Thanh trong cuốn sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại Thanh Hóa” có kể lại câu chuyện khi ông được gặp nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ có nói: Này! Thanh Hóa cậu có Trần Mai Ninh là đáng phải tự hào lắm đấy. Chỉ với hai bài Tình sông núi và Nhớ máu thôi, Trần Mai Ninh đã là ngôi sao sáng chói trên thi đàn cách mạng Việt Nam. Một loạt các nhà thơ lứa mình được ảnh hưởng của thơ Trần Mai Ninh dẫn dắt đấy. Phải cúi đầu mà học ông đi”... Những vần thơ ông để lại cũng là những trải nghiệm của đời sống cách mạng, những ngày làm báo, viết báo.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, ngay từ khi còn học ở Thanh Hóa, Trần Mai Ninh đã tham gia viết bài và tự vẽ tranh biếm họa trang trí cho “tờ báo tay” với nội dung đả kích thói hủ lậu của một số thầy giáo và học sinh.
Năm 1935, sau khi thi đỗ thành chung, ông ra Hà Nội học tiếp lên tú tài. Tại nơi đây, ông thực sự giác ngộ cách mạng, được Đảng dìu dắt. Ông tham gia nhóm “nghiên cứu Mác xít”, tích cực hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ Đông Dương và sớm trở thành một chiến sĩ cách mạng. Ông hoạt động nhiều trên mặt trận báo chí và văn học nghệ thuật với các bút danh: Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Mạc Đỗ, Tố Chi, TK...
Đến năm 1937, Trần Mai Ninh tham gia công tác báo chí của Đảng xuất bản ở Hà Nội. Ông viết bài, làm thơ và làm họa sĩ chủ yếu của nhiều tờ báo Đảng như tờ Tin tức, Bạn dân, Thế giới, Thời mới...
Tuy vậy, kể từ năm 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, thực dân Pháp đàn áp cách mạng Việt Nam, chúng thủ tiêu các quyền tự do dân chủ mà Nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939). Các tờ báo tiến bộ lần lượt bị đóng cửa, một số tòa soạn báo bị đe dọa, Trần Mai Ninh bị mật thám theo dõi, ông phải lui về hoạt động cách mạng ở thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa). Ông viết bài cho báo Bạn đường, và làm biên tập chủ chốt của báo Tự do, cơ quan tuyên truyền và đấu tranh bí mật của Mặt trận phản đế cứu quốc Thanh Hóa. Đây là thời gian ông có nhiều cống hiến cho cách mạng trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng khi dùng thơ ca, báo chí để ca ngợi tình yêu thương, tự do và tuyên ngôn cách mạng.
Tháng 9/1941, Trần Mai Ninh gia nhập Chiến khu Ngọc Trạo, làm đội trưởng Đội xung kích. Trong khoảng thời gian chiến đấu ấy, ông vẫn miệt mài với công việc cổ vũ tinh thần đồng bào, đồng chí thêm tin yêu vào lý tưởng của Đảng bằng nhiều áng thơ và cuốn tự truyện Khi Chiến khu Ngọc Trạo bị vỡ, Trần Mai Ninh bị giặc bắt và bị giam cầm trong nhà lao Thanh Hóa. Đầu năm 1944, thực dân Pháp đày ông đi Buôn Ma Thuột. Lợi dụng lúc Nhật đảo chính Pháp, ông đã vượt ngục, về hoạt động ở Khu V, rồi tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 5/1946 ông tham gia quân đội và là Trưởng ban tuyên truyền Đại đoàn 27 (sau đổi là Quân khu 6). Cuối năm 1947, theo yêu cầu của công tác vùng sau lưng địch, ông được cử vào cực Nam Trung Bộ hoạt động. Trong thời gian này, Trần Mai Ninh tiếp tục làm báo ở tờ Tiến hóa - cơ quan Văn nghệ cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi.
Đang ở thời kỳ chín nhất của sự nghiệp cầm bút, Trần Mai Ninh bị sa vào tay giặc trong một chuyến công tác. Chúng đưa ông về giam ở nhà tù Nha Trang, tra tấn dã man và giết ông một cách hèn hạ. Về cái chết của Trần Mai Ninh đến nay vẫn còn là bí ẩn, người thì cho rằng, ông bị địch chọc mù mắt vì vẽ tranh cách mạng, người khác lại nói bị địch cắt lưỡi vì luôn chửi rủa chúng. Thậm chí, sau đó ông còn bị địch dùng xe kéo lê xác trên đường phố... tựu chung cũng chỉ khẳng định lòng yêu nước, quên thân của ông.
Không chỉ là một nhà thơ, một nhà báo, Trần Mai Ninh còn là một họa sĩ. Những bức tranh của ông phóng khoáng, dễ hiểu mang tính tuyên truyền cao. Hiện nay ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam còn lưu trữ được hơn 30 bức tranh biếm họa, áp phích của ông rải rác trên các tờ báo: Bạn dân, Thế giới, Thời nay, Bạn đường... Ông còn là một người viết văn xuôi, viết kịch. Đặc biệt, ông chính là người đầu tiên dịch tiểu thuyết “Người mẹ” (M.Gorki) ở Việt Nam. Ông còn dịch, giới thiệu văn học Xô-viết trên báo Tiến hóa; viết về nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua trên tạp chí Tiên phong - cơ quan của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam...
Nhà báo Trần Mai Ninh: Sống và viếtTrần Mai Ninh và những trang viết sống mãi với bạn đọc.
Trần Mai Ninh trên hết vẫn là một nhà cách mạng. Ngay từ đầu những năm 40 trước Cách mạng Tháng Tám ông đã có quan niệm, trước hết là phải sống, phải hoạt động và phản ánh thân phận con người. “Một nhà văn, muốn sáng tạo cho thực có giá trị trong suốt cả cuộc đời, điều quan trọng nhất, điều quan hệ nhất là suốt cả cuộc đời, nhà văn ấy phải học ngay bằng máu thịt của mình tung ra giữa trời hoạt động, trong sự sống ngang tàng, chăm chỉ không ngừng một phút” (Trần Mai Ninh, Sống đã... rồi viết văn, Thanh Nghị số 42 ngày 1/8/1943). Và thực tế, ông đã sống, đã viết với tất cả tâm hồn và trái tim của mình. Trái tim ấy chưa bao giờ ngừng thổn thức, ngừng reo; một ý chí không biết sợ, không chịu khuất phục như những câu thơ hừng hực khí thế trong bài Nhớ máu:
"Sống... trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu Việt Nam: dân tộc!".
Nhớ máu
Nhà thơTrần Mai Ninh
Ơ cái gió Tuy Hoà…
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng.
Gió đi ngang, đi dọc,
Gió trẻ lại – lưng chừng
Gió nghỉ
Gió cười,
Gió reo lên lồng lộng.
Tôi đã thấy lòng tôi dậy
Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang
– A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơi hỡi Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại
Biết bao người niệm đọc tên mi.
Và Khánh Hoà vĩ đại!
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người,
Cả hồn ta sát tới
Nhìn mi!
Ta có nhớ
Những con người
Đã bước vào bất tử!
Ơ, những người!
Đen như mực, đặc thành keo
Tròn một củ
Hay những người gầy sát lại
Mặt rẹt một đường gươm
Lạnh gáy,
Lòng bàn tay
Khắc ấn chuôi dao găm.
Chân bọc sắt,
Mắt khoét thủng đêm dày
Túi chứa cả Nha Trang… họ bước
Vương Gia Ngại… Cung Giữ Nguyên
Chút chít Hoàng Bá San… còn nữa!
Cả một đàn chó ghẻ
Sủa lau nhau
Và lần lượt theo nhau
Chết không ngáp!
Dao găm để gáy,
Súng màng tang
Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
Chúng nó rú.
Cả trại giặc kinh hoàng.
Quy-lát khua lắc cắc
Giày đinh xôn xao
Còi và kèn…
Cả trại giặc bạt hồn, bạt vía…
Chạy lung tung
-Sớm mai xét và bắt
Thiết giáp cam nhông
Rầm rập nối đuôi nhau
Và đêm khuya: lại chết
Chồn Pháp, chó Việt gian
Ằng ặc máu
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người
Cả hồn ta sát tới
Biết bao người
Sống lẩn lút nhưng ngang tàng
Bên lưng giặc!
Vẫn tổ chức, vẫn tuyên truyền
Hoặc giao thông hay liên lạc
Rải giấy
Treo cờ
Hay gồng vai tiếp tế
Từ bình minh cho tới trăng tàn
Đúc bê tông bên mặt trận
Và thì thào cùng du kích đi lên…
Cả ngàn chiến sĩ
Cả ngàn con bạc, con vàng
Của Tổ quốc!
Sống…trong đáy âm thầm
Mà nắm chắc tối cao vinh dự
Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai
Vững tin tưởng nơi oai hùng
Và chiến thắng
Câu Việt Nam: dân tộc!...”

Nhà thơ Hữu Loan:
Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan ; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914) tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (nay là xã Nga Phượng), huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội . Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304.
Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Sau khi phong trào này bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó ông về quê sinh sống. Ông sống bằng nhiều nghề như đẩy xe cút kít, khai thác đá, làm bún[4]. Cuối đời ông về sống tại quê nhà ở tỉnh Thanh Hóa
Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.

MÀU TÍM HOA SIM
Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
1949
Nhà thơ Hồng Nguyên
Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gần như cùng lúc với Đèo cả của Hữu Loan, Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Nhớ của Hồng Nguyên đã làm nên bộ “ngũ tư bất tử” của thơ chống Pháp nói riêng và trong lịch sử thi đàn Việt Nam nói chung.
Ngay từ khi mới xuất hiện, Nhớ của Hồng Nguyên đã trở thành một hiện tượng, một sự kiện, được lan truyền rộng rãi và bám vào trí nhớ của nhiều người, nhiều lớp người dọc theo năm tháng.
NHỚ
I
Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến,
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm.
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Ba năm rồi gửi lại quê hương,
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng.
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ Độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
II
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.
Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
Tôi nhớ bờ tre gió lộng,
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
Có tiếng gà gáy sớm,
Có “khai hội, yêu cầu, chất vấn”
Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa.
Trăng lên tập hợp hát om nhà
Tôi nhớ
Giường kê cánh cửa,
Bếp lửa khoai vùi
Đồng chí nứ vui vui,
Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bày tôi nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

Đêm đó chúng tôi đi,
Nòng súng nghiêng nghiêng,
Đường mòn thấp thoáng...
Trong điếm nhỏ,
Mươi người trai tráng,
Sờ chuôi lựu đạn,
Ngồi thổi nùn rơm
Thức vừa rạng sáng.
Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi.
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni,
Dân chúng cầm tay lắc lắc:
Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!
1948
Lò Ngân Sủn
Lò Ngân Sủn là một nhà thơ dân tộc Giáy. Ông sinh ngày 26 tháng 04 năm 1945 tại Bản Vền, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Người đẹp
Ai viết tên em bằng ánh sáng
Ai vẽ hình em bằng ánh trăng
(Dân ca Dáy)

Người đẹp trông như tuyết
chạm vào thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
sờ vào thấy mát
Người không khát - nhìn người đẹp cũng khát
Người không đói - nhìn người đẹp cũng đói
Người muốn chết - nhìn người đẹp lại không muốn chết nữa

Ơ! Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người!
(còn nữa)
Đ - H
Thi tặc là loqaij viêt một cach vo bổ, nói năng lung tung, tàn phá thơ Việt

Tác giả: duyprint

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

RÁNH HÁO DANH

Nguyên Tài Cẩn là nhà nghiên cứu văn học tài năng.

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Left-column advertisement
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay347
  • Tháng hiện tại1,645
  • Tổng lượt truy cập19,069
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi